Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Tạp nham lâu
[Image: 20250216-154158.jpg]


[Image: 20250216-154650.jpg]
[-] The following 3 users Like phai's post:
  • Dewdrop, TanThu, TTTT
Reply
(2025-02-16, 03:10 PM)phai Wrote: Ngồi buồn không biết làm chi
Lấy phone quay cảnh xe đi xe về
Dưới sân tuyết phủ ngập lề
Lưỡng nan có kẻ biết về hay đi
Wink





Lời nhạc hợp cảnh vận thơ
Tai nghe mắt thấy tay ôm bụng cười  

Mây giăng tuyết phủ lưng trời
Nghiêng cành hoạ bút thả lơi vài lời  Winking-face4

Phai ơi
...
No matter what mood you're in,
what kind of day you had,
or where you are,
Smile!
[Image: avatar-10.webp]
[-] The following 1 user Likes Dewdrop's post:
  • TTTT
Reply
Mới bàn chuyện thơ Đường với LLP, tôi có nói là không hề thích thơ Đường vì nó gò bó quá. Những luật lệ của nó làm người viết cứ phải ... "khựng" hồn thơ lại để ngẫm nghĩ coi câu chữ mình viết ra có vi phạm thi pháp không, vì vậy mất hứng. Khi viết xong nếu có người đọc thì rất nhiều người sẽ để ý xem bài thơ đó có đúng niêm luật không chứ họ không hề quan tâm tới "hồn thơ", trong bài nếu có 1 chữ không đúng với sự "chuyên chính thi pháp" thì nguyên bài bị đánh rớt ngay.
Bởi vậy tôi rất hiếm khi tự mình nổi hứng viết thơ Đường mà chỉ có ngẫu hứng họa thơ người. Hình như trước giờ tôi tự viết không quá 10 bài.

Giờ chỉ tìm lại được 3, 4 bài gì đó.

Có bài này tôi thích nhất, viết lâu rồi khoảng trên 10 năm vào một buối chiều tối rất buồn bã ngồi uống rượu một mình.

độc ẩm

giọt rượu cay như giọt lệ - bay

qua đời qua kiếp – trầm luân say 
một vầng trăng lạc … xanh xao tối 
nửa cõi đời trôi ...  hiu hắt ngày
buồn thác, hồn rơi nhìn bóng cũ 
sầu sông, sóng vỗ vẫy hồn gầy
tháng năm phai nhạt … lời thơ úa 
đếm nốt phù du trên ngón tay
[-] The following 5 users Like phai's post:
  • Dewdrop, LýMạcSầu, lưu ly phố, TanThu, TTTT
Reply
Anh Phai, đúng như anh nói, thơ đang tuôn mà khựng lại nhớ luật thì mất hết hồn.
Như Sầu từng kế, bạn của cha Sầu cho Sầu mượn sách đoc để làm thơ đúng luật, nhưng Sầu không học được gì, vì khi nghĩ tới luật, Sầu bị rối tung, nên Sầu làm thơ theo cảm xúc, ai chê sai luật, kệ họ Rolling-on-the-floor-laughing4
Vấn thế gian, tình là chi...


[-] The following 2 users Like LýMạcSầu's post:
  • phai, TTTT
Reply
(2025-04-30, 11:35 AM)LýMạcSầu Wrote: Anh Phai, đúng như anh nói, thơ đang tuôn mà khựng lại nhớ luật thì mất hết hồn.
Như Sầu từng kế, bạn của cha Sầu  cho Sầu mượn sách đoc để làm thơ đúng luật, nhưng Sầu không học được gì, vì khi nghĩ tới luật, Sầu bị rối tung, nên Sầu làm thơ theo cảm xúc, ai chê sai luật, kệ họ  Rolling-on-the-floor-laughing4

Nhiều khi thơ không cần nằm trong khổ thơ hay luật thơ. Như những người viết thơ tự do, tưởng thơ tự do là dễ nhưng thật ra cũng chẳng dễ chút nào vì phải có hồn thơ mới viết xuống nhưng câu chữ không theo quy luật nhưng vẫn làm người đọc thấy lòng nổi trôi theo ý tưởng của họ.  
Rồi có người chỉ viết văn xuôi mà đọc vẫn thấy bàng bạc chất thơ, giống như MYT, LTK, hay Cỏ và Sầu đó thôi.

Không dụng tâm làm thơ mà vẫn có thơ, đó mới là người thơ  Tulip4
[-] The following 4 users Like phai's post:
  • Dewdrop, LýMạcSầu, lưu ly phố, TTTT
Reply
(2025-04-30, 11:35 AM)LýMạcSầu Wrote: Anh Phai, đúng như anh nói, thơ đang tuôn mà khựng lại nhớ luật thì mất hết hồn.
Như Sầu từng kế, bạn của cha Sầu  cho Sầu mượn sách đoc để làm thơ đúng luật, nhưng Sầu không học được gì, vì khi nghĩ tới luật, Sầu bị rối tung, nên Sầu làm thơ theo cảm xúc, ai chê sai luật, kệ họ  Rolling-on-the-floor-laughing4

Hi, chị Sầu....Lan cũng yêu thơ nhưng Lan chỉ biết làm thơ khi Lan được đọc trên sách báo hay internet thôi chứ Lan không được ai dạy hết. Phải nói thơ của Lan là thơ của tay ngang chứ không chuyên môn như người ta 😊. Sau này thì được anh Sáu Quít aka anh Rừng Hoang dạy cho cách làm thơ 7 chữ...Vẫn nhớ ơn anh ấy.....Còn mấy thể thơ khác là Lan tự mài mò ra cách làm thôi chứ không biết niêm luật là gì hết...Đọc mấy cái niêm luật một hồi là Lan cũng bị rối tung như chị nói....Tóm lại là vụ làm thơ, Lan giống chị ghê luôn! Happy-smiley-emoticon Happy-smiley-emoticon
                                                                                     
Reply
(2025-04-30, 01:21 PM)TTTT Wrote: Hi, chị Sầu....Lan cũng yêu thơ nhưng Lan chỉ biết làm thơ khi Lan được đọc trên sách báo hay internet thôi chứ Lan không được ai dạy hết. Phải nói thơ của Lan là thơ của tay ngang chứ không chuyên môn như người ta 😊. Sau này thì được anh Sáu Quít aka anh Rừng Hoang dạy cho cách làm thơ 7 chữ...Vẫn nhớ ơn anh ấy.....Còn mấy thể thơ khác là Lan tự mài mò ra cách làm thôi chứ không biết niêm luật là gì hết...Đọc mấy cái niêm luật một hồi là Lan cũng bị rối tung như chị nói....Tóm lại là vụ làm thơ, Lan giống chị ghê luôn! Happy-smiley-emoticon  Happy-smiley-emoticon

Lan cũng có nhiều bài thơ hay lắm mà  Tulip4  .
[-] The following 2 users Like phai's post:
  • lưu ly phố, TTTT
Reply
NL, chị là tay ngang thôi chứ học hành gì đâu. Chắc bạn cha chị thấy chị làm thơ ẹ quá nên cho mượn sách học, ai dè học không xong Rolling-on-the-floor-laughing4

NL xuất khẩu thành thơ hay hơn chị Tulip4
Vấn thế gian, tình là chi...


[-] The following 2 users Like LýMạcSầu's post:
  • phai, TTTT
Reply
(2025-04-30, 01:54 PM)phai Wrote: Lan cũng có nhiều bài thơ hay lắm mà  Tulip4  .
(2025-04-30, 03:09 PM)LýMạcSầu Wrote: NL, chị là tay ngang thôi chứ học hành gì đâu. Chắc bạn cha chị thấy chị làm thơ ẹ quá nên cho mượn sách học, ai dè học không xong  Rolling-on-the-floor-laughing4

NL xuất khẩu thành thơ hay hơn chị  Tulip4
Cảm ơn anh phai., chị Sầu Tulip4 Tulip4 Lan làm ra rồi thì chỉ biết tự khen là mình làm thơ cũng "hay" nhưng không biết các anh chị đọc thì ra sao. Lan không dám mơ tưởng, chỉ biết vui khi có các anh chị em chịu đọc thơ của Lan làm thôi hà. Cũng vì không nghĩ là thơ mình có nét hay thật không nên thường là làm xong, đọc đã xong là Lan xóa hêt. Shy Grinning-face-with-smiling-eyes4

Chị Sầu, Lan thấy lâu lâu chị làm thơ cũng rất hay, chữ nghĩa bay bướm và mang lại cho người đọc đọng lại nhiều xúc cảm. Trong đây có nhiều anh chị cũng vậy.....Thơ của các anh chị không giống thơ con cóc của Lan...Thơ của Lan chỉ đọc cho vui thôi, xong rồi sẽ bay theo chiều gió chứ không có gì để suy ngẫm hết! Shy
                                                                                     
[-] The following 1 user Likes TTTT's post:
  • phai
Reply
Mới tìm lại một chén nước đường năm xưa.
Viết cũng khoảng trên 10 năm rồi, lúc đó ngày Tết ngồi nhớ những ... nàng Xuân thuở còn trai trẻ.
Đăng lại cho vui...

Khúc mùa Xuân

Xin ... chào Xuân mới tới êm đềm
Như ... gió nhẹ vương vạt áo em
Hoa ... thoảng hương yêu đùa tóc xõa
Nắng ... vời dấu mộng ướp môi êm
Về ... miền ân ái đêm thơm mãi
Đậu ... bến tương tư ngày ấm thêm
Môi ... ngọt, môi thơm tho mứt Tết
Em ... và Xuân rạng rỡ bên thềm ... 

Shy
[-] The following 5 users Like phai's post:
  • Dewdrop, lưu ly phố, TanThu, TNNA, TTTT
Reply
Chợt nhớ một kỷ niệm thuở xa xưa, khi đó chừng hăm mấy, đang để ý cô kia, sau khi đọc sơ qua dăm ba bài thơ Đường của thiên hạ, bèn vung bút xuất ra một bài thơ Đường, cũng thất ngôn bát đũa đầy đủ như ai. Đúng là sức mạnh của tình yêu, chứ bình thường cho dù có uống mật gấu cũng khg dám nghĩ đến huống chi làm. Kết quả là cũng nhận được lời khen (nàng cũng thỉnh thoảng làm thơ): "Anh làm thơ hay đấy chứ". Muốn cười té ghế luôn hihi. Chắc cổ cũng thầm chê là thơ cóc nhái nhưng bề ngoài khen để khích lệ tinh thần chiến sĩ thôi.
[-] The following 2 users Like TNNA's post:
  • lưu ly phố, TTTT
Reply
(2025-05-01, 03:16 PM)TNNA Wrote: Chợt nhớ một kỷ niệm thuở xa xưa, khi đó chừng hăm mấy, đang để ý cô kia, sau khi đọc sơ qua dăm ba bài thơ Đường của thiên hạ, bèn vung bút xuất ra một bài thơ Đường, cũng thất ngôn bát đũa đầy đủ như ai. Đúng là sức mạnh của tình yêu, chứ bình thường cho dù có uống mật gấu cũng khg dám nghĩ đến huống chi làm. Kết quả là cũng nhận được lời khen (nàng cũng thỉnh thoảng làm thơ): "Anh làm thơ hay đấy chứ". Muốn cười té ghế luôn hihi. Chắc cổ cũng thầm chê là thơ cóc nhái nhưng bề ngoài khen để khích lệ tinh thần chiến sĩ thôi.

Grinning-face-with-smiling-eyes4 Hầu như ở cái thời đó. Mấy gã thanh niên, gã nào cũng vậy.  

Như lời nhạc của ông Phạm Duy trong một bài nào đó (quên tên), ổng viết "nơi công dân nào cũng làm thơ", có lẽ đúng và hình như  trong máu của dân Việt ai cũng có chút tế bào thơ. Nhất là ở máu những gã thanh niên thời xưa lắc đó, lúc không có internet, email, karaoke, thậm chí chỉ có cái xe đạp cùi và mậu lúi  vv ... Lúc đó muốn gửi lời tâm sự với cô nào thì chỉ nước làm thơ hay học đánh guitar vài bài tủ. Chờ có dịp thì dúi bài thơ cho nàng hoặc ư ử hát nàng nghe.
Vì vậy ở "nơi công dân nào cũng làm thơ" công dân nào yêu càng nhiều thì túi thơ càng lớn  Rolling-on-the-floor-laughing4 .
[-] The following 3 users Like phai's post:
  • lưu ly phố, TNNA, TTTT
Reply
chiều

chiều xuống ơ hờ nhuốm bóng tôi
hồn, trăm mỏi mệt, … hững hờ trôi

ngày nghiêng … lặng lẽ rơi đầu gió
tháng úa …  xanh xao rớt cuối đồi
nhặt giọt tàn phai tô sợi tóc
đem câu hiu hắt nhuộm bờ môi
chân suông - phố lạ, buồn như tuổi
dõi bóng xanh xưa đã khuất rồi
[-] The following 7 users Like phai's post:
  • Dewdrop, Ech, JayM, LýMạcSầu, lưu ly phố, TanThu, TTTT
Reply
Quote:ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN!…
******
I. TRẦM TỬ THIÊNG
Sinh năm 1937 và mất vào năm 2000, hoàn tất một vòng sinh tử của mình, Trầm Tử Thiêng đã để lại cho đời hơn hai trăm ca khúc viết về tình yêu, thân phận, quê hương và chiến tranh.
Ông là một trong số không nhiều những nhạc sĩ hải ngoại, nhận được tình cảm của khán thính giả Việt Nam khắp nơi. Ông từng là thầy giáo dạy học và từng có nhiều đóng góp vào phong trào Du Ca Việt Nam.
******
II. SÀI GÒN - KÝ ỨC KHÔNG THỂ MỜ PHAI
Đêm Nhớ Về Sài Gòn được viết vào năm 1987, hai năm sau khi tác giả được bảo lãnh sang Mỹ.
Không phải ký ức nào cũng trổ xanh cành, mọc chắc rễ. Vẫn luôn có những ký ức bị mờ phai. Mờ phai vì lòng người đã chẳng còn muốn giữ làm chi, kèm theo câu hỏi, giữ thì được lợi ích gì. Nhưng lại có những ký ức, không thể, nhứt định không thể mờ phai, đó là ký ức về quê hương, xứ sở. Ký ức ấy, thuộc về bản năng, theo kiểu, ai sinh ra trong cõi đời này mà không có mẹ, để thương, để nhớ.
Ai sinh ra trong cõi đời này mà không có quê hương, để nhớ, để thương!
******
III. CA KHÚC ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN
Trong bài Đêm Nhớ Về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng, đặc biệt, có hai chỗ, mà mỗi khi hát, hoặc nghe ai hát, tôi lại buồn ơi là buồn.
Đó là câu “ai sầu trong quán úa” và ngữ “để lớn”.
Nghe “ai sầu trong quán úa”, không dưng thương quá chừng chừng một thế hệ, không, nói cho đúng hơn là hai thế hệ, thế hệ của những thanh niên trong thời loạn và thế hệ của cha mẹ họ, những người đã tìm vào Nam bằng cuộc di cư khổng lồ năm 1954, trước đó.
Còn ngữ “để lớn”, hễ cứ mỗi lần nghe là mỗi lần rưng rưng muốn khóc. Không phải chỉ mỗi một ông Trầm Tử Thiêng mới thấy mình giống như cậu bé mồ côi, mà gần hết người dân miền Nam, khi ấy, đều cảm ra, thấy ra, mình rất giống những đứa bé bị mồ côi - mồ côi quê hương: ta như cậu bé mồ côi / cố vui cuộc sống nhỏ nhoi / cố quên ngày tháng lẻ loi. Để chi?
Để lớn!
**
ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN
1.
Đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi
Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi
Đường im nghe quá khứ trong sầu
Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau
Tình lẻ loi canh thâu
2.
Đêm nhớ về Sài Gòn
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa, ai sầu trong quán úa
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song
Mắt người tình một trời mênh mông
Gợi bao nhiêu cho cùng
3.
Yêu me, một khối tình quê
Yêu em, từng bước tình si
Đêm đêm, mộng thấy đường đi đường về
Ta như cậu bé mồ côi
Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi
Cố quên ngày tháng lẻ loi, để lớn
4.
Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Đã gặp người một trời yêu thương, cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
Tình chia trong đêm sầu.
******
IV. TÌNH LẺ LOI, CANH THÂU
Tại sao, khi nhớ về Sài Gòn, lại là đêm, mà không phải là một giấc khác trong ngày, như giấc sớm mai, giấc trưa, giấc chiều? Có lẽ vì, đêm, người ta mới có một ít thời gian để nghỉ ngơi, rồi nhân tiện đó, trí óc mới có dịp mà miên man nghĩ này, nghĩ kia. Chớ ban ngày, làm còn không kịp thở, lấy đâu ra giờ để mà nhớ với nhung.
Nhớ Sài Gòn, trước hết là nhớ về phố xá, rồi tự hỏi, không biết bây giờ phố đã nguôi chưa, nỗi buồn xưa? Có bạn sẽ hỏi, nỗi buồn xưa là nỗi buồn gì vậy? Thì đây, tôi xin trả lời ngay, nỗi buồn xưa là nỗi buồn bị mất tên, mất tên Sài Gòn.
Mất tên mà buồn đến thế ư? Buồn chớ. Mất cái sổ nhận gạo, còn buồn, còn khổ, còn lo, huống hồ gì, bị mất nguyên cả một cái tên. Mất cái tên của tổ tiên, của những người mang gươm đi mở cõi đặt cho, đau lòng lắm, chớ có phải chơi đâu. Sài Gòn - đẹp xấu gì, nó cũng là căn cước, là nguồn gốc, là quê hương, là kỷ niệm quý của đời mình, sao mà không buồn cho đặng.
Hỏi con đường, mà hệt như đang hỏi chính mình vậy đó. Vì sao ư? Vì những con đường xưa quen thuộc ấy, nay còn đâu. Chính mình đây, mà cũng đã xa lắc xa lơ đến ngần này rồi.
Hè phố Sài Gòn, lúc còn tên, ngày cũng như đêm, khi nào cũng dập dìu những đôi chân vui, tung tăng, hẹn ước. Lúc mất tên, nó nằm im tiếng. Nếu có chân người, thì cũng chỉ là những bước chân đầy e dè, ngại ngần, lo lắng. Nếu có chân người, thì cũng chỉ là những bước chân vội, như chạy, như trốn, của những người bán hàng rong, bán chợ trời, bán những thứ lấy ra từ nhà của mình, hồi đó đến giờ chắt chiu được, bán cho đến khi nào không còn gì để bán, mới thôi. Những con đường, ngày nao, có còn chờ đợi lũ chúng tao không, bầy chim tứ xứ, không hẹn ước được ngày về. Còn chờ đợi không, hỡi những con đường thân quen khắp chốn.
Không có tiếng trả lời. Những con đường xưa, chúng lặng im, lặng im cúi đầu. Cúi đầu nhận lỗi vì đã làm mất tên xưa? Hay cúi đầu tìm một chút niềm vui, an ủi, còn sót trong đáy sầu quá khứ, để mà nương vào đó, dựa vào đó, mà thoi thóp sống cho qua ngày đoạn tháng?
Không có tiếng trả lời. Những con đường xưa, chúng lặng im, dõi mắt nhìn xa xôi. Những con đường mang tên chia ly, chúng vẫn dõi tin nhau, ngóng tin nhau, dù rằng, chỉ rất ít hồi âm và rất nhiều thất lạc. Mịt mùng vẫn cứ mịt mùng. Mất tăm vẫn cứ mất tăm, như từng đã.
Đêm vì thế dài. Đêm vì thế canh thâu. Và tình thì một mình, lẻ loi, đơn chiếc!
******
V. GỢI BAO NHIÊU CHO CÙNG
Đêm nay, cũng như bao đêm rồi, lại nhớ về Sài Gòn. Nỗi nhớ, dầu không ai mời mọc, dầu không ai đón chào, nó vẫn cứ nghiễm nhiên đến, nghênh ngang chiếm cứ hồn ta.
Tiếng nhạc vàng đang rung lên gọi từng âm xưa, như tiếng điểm danh, Lan còn không? Huệ đang ở đâu? Hùng bây giờ làm gì? Sơn bây giờ ra sao? Đứa nào còn quê nhà? Đứa nào đã xứ người? Đứa nào đã gởi thân vào lòng biển lạnh?
Màu của ánh đèn vàng như nhạt nhòa hơn trong đêm mưa, như màu của chia ly, như màu của mất mát. Còn không, người ngồi về đêm trong quán. Còn không, người ngồi chờ nhau trong quán.
Và, ai sầu trong quán úa!
Đêm khuya, hàng quán đèn vàng. Đêm khuya, hàng quán hẹn nhau. Đêm khuya, chứng kiến biết bao mối tình đẹp, biết bao mối tình đau. Đêm khuya, lắng nghe biết bao lời thì thầm to nhỏ. Mấy giờ ngoài bãi? Tín hiệu nhận nhau là gì? Và, đằng sau tất cả những mái đầu xanh đang chụm vào nhau ấy, là bóng mẹ hiền mờ mờ bên song, đợi con gọi cửa, chờ con về, miệng thì mắng nhưng tay này đưa khăn cho lau mưa ướt, tay kia đưa chén cơm nguội, giục, con ăn đi, kẻo đói.
Trong đêm sâu thăm thẳm ấy, hiện ra đôi mắt người tình, đôi mắt người tình trong bóng đêm, với một trời mênh mông hờn dỗi, trách cứ. Một trời mênh mông của những ngày tháng: bước nhẹ mà sâu / mà cũng nhoà mau / tưởng đã phai màu / đường chiều hoa cỏ / mười năm rồi ngọ / tình cờ qua đây / cây xưa vẫn gầy / phơi nghiêng ráng đỏ / áo em ngày nọ / phai nhạt mấy màu / chân tìm theo nhau / còn là vang vọng / đời như biển động / xoá dấu ngày qua / tay ngắt chùm hoa / mà thương mà nhớ / phố ơi muôn thuở / giữ vết chân tình / tìm xưa quẩn quanh / ai mang bụi đỏ / dáng em nho nhỏ / trong cõi xa vời / tình ơi tình ơi (Ngày Xưa Hoàng Thị - Phạm Thiên Thư)
Gợi bao nhiêu cho cùng!
******
VI. CỐ QUÊN NGÀY THÁNG LẺ LOI, ĐỂ LỚN
Đêm nhớ về Sài Gòn, vì Sài Gòn có mẹ. Đêm nhớ về Sài Gòn, vì Sài Gòn chính là quê hương. Đêm nhớ về Sài Gòn, vì Sài Gòn là trái tim của tác giả, của những người đã từng gắn bó đến nửa đời mình tại chốn này đây.
Đêm nhớ về Sài Gòn vì Sài Gòn có em. Có em để đón đưa. Có em để chung đường về suốt hai mùa mưa nắng. Có em để biết thất tình, để tập tành khói thuốc, tập tành ngụm rượu say. Có em để hiểu ước hẹn là gì. Có em để biết nghĩ xa xôi về một mái ấm gia đình, nơi đó có em, và con của chúng ta, bi bô tập nói.
Vì thế, nên đêm đêm, cả thức lẫn mơ, cả thức lẫn mộng, đều chỉ thấy trong hồn ta, trong lòng ta, những con đường. Những con đường đi và những con đường về.
Ta có quê mà phải xa quê. Ta có mẹ mà đành phải như không còn mẹ. Ta mồ côi. Mồ côi hiểu theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Mất thật rồi. Mất hết thật rồi. Bờ bên này và bờ bên kia, thăm thẳm một đại dương, biết bao giờ gặp lại.
Thì đành vậy vui, thì đành vậy sống, chớ biết phải làm sao bây giờ. Lục tìm trong ký ức, trong quá khứ, xem có cái gì còn vui đỡ được không, thì đem ra, mang ra mà gặm dần, như con gấu ngủ đông, chờ mùa sang vậy: anh về mớ gọi tên nàng / giấu vào đêm đợi cho tàn mùa đông / mút tay rồi lại mút chân / trái bần chín mọng mùa đông chẳng tàn (Con Gấu Buồn Ngủ Đông - Trần Thiên Thị).
Cuộc sống không cho mình lớn lao. Cuộc sống bắt mình cúi xuống, cúi mặt xuống, khom người, thu lại, nhỏ nhoi, nhỏ nhoi, như con sâu cái kiến, thì đành chịu sầu, chớ biết phải sao hơn? Gắng mà quên ngày tháng buồn tênh. Gắng mà quên đời vốn lẻ loi. Để lớn.
Để lớn!
******
VII. TÌNH CHIA TRONG ĐÊM SẦU
Và để đêm, để đêm đêm lại nhớ về Sài Gòn. Nhớ về nơi mà mình đành đoạn cất bước ra đi, dẫu lòng chẳng muốn. Nhớ về nơi mà mình đành đoạn bỏ lại hết sau lưng, dẫu biết đi là khó lòng trở lại, thậm chí, vĩnh viễn chẳng còn được gặp mặt nhau.
Đêm nào cũng nhớ về Sài Gòn, và rồi trong giấc mộng, thấy mình vừa trở lại quê hương, vừa trở lại con đường xưa, gặp mẹ, gặp em.
Thấy mình như vừa gặp lại một trời yêu thương, cho lòng mình thêm chút ấm sau những ngày lạnh giá quê người.
Thấy mình như vừa gặp lại bạn bè xưa, nghe thèm ngồi bên nhau, nghe thèm bạn gọi tên mình, nghe thèm nhắc đứa này đứa kia, nghe thèm hàn huyên, dẫu chuyện người, chuyện đời, còn biết bao nhiêu thương đau, lận đận.
Còn bao nhiêu tình, chúng ta chia nhé, hết trong đêm nay.
Tình chia trong đêm sầu!
******
VIII. THẤY PHỐ PHƯỜNG BUỒN XƯA CHƯA NGUÔI
Sẽ không ngoa chút nào khi nói, Đêm Nhớ Về Sài Gòn là một trong những ca khúc hay nhứt của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.
Đừng ai nói nhé, phải thật sự xa Sài Gòn, mới có thể “nghe tới” được bài này, bởi vì lúc ấy, trong người nghe đương tràn ngập một niềm khắc khoải đến thắt lòng, cùng nỗi bứt rứt đến cồn cào, thẫn thờ, ngơ ngẩn.
Lầm.
Ngay những đứa như tôi đây, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn này, chưa từng phải xa Sài Gòn một năm, một tháng nào cả, vậy mà mỗi lần nghe Đêm Nhớ Về Sài Gòn, lòng vẫn cứ da diết, vẫn cứ đau đáu, thương nhớ về một Sài Gòn xưa, không kém người xa xứ.
Ở giữa lòng Sài Gòn, vẫn nhớ mãi về một Sài Gòn ngày nao.
Khi thay tên đổi họ cho Sài Gòn, có lẽ, người ta nghĩ, giống như thay cái áo thôi mà. Nhưng nào phải thế đâu, mất cái tên, Sài Gòn như mất cả trái tim. Cái hồn vía của Sài Gòn xưa, giờ đây, không sao tìm lại được.
******
IX. TÌNH YÊU, THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG CA KHÚC
Theo nhà thơ Du Tử Lê, Trầm Tử Thiêng là một người có đời sống riêng tư khá kín đáo.
Trong một lần trả lời phỏng vấn của nhà báo Trường Kỳ, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng nói: Mỗi giai đoạn trong tác phẩm của ông đều có sự hiện diện của tình yêu, hoặc thân phận của con người qua mọi biến chuyển của cuộc sống. Dĩ nhiên, nó xen lẫn nỗi đau thương và niềm hạnh phúc.
Đó là một Trầm Tử Thiêng, người đau nỗi đau quê hương trong bài Hương Ca Vô Tận, là Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy, là Kinh Khổ, một sáng tác dùng hoàn toàn chỉ bốn nốt nhạc. Tương tợ như những bài thơ, chỉ dùng duy nhứt một phụ âm M hoặc phụ âm T, chẳng hạn.
Kế tiếp, đó là một Trầm Tử Thiêng, người tình thủy chung trong bài Đêm Nhớ Về Sài Gòn và Mười Năm Yêu Em.
Cuối cùng, đó là một Trầm Tử Thiêng, hòa cùng vận mệnh của đất nước, trong những bài như Bên Em Đang Có Ta, Bước Chân Việt Nam.
******
X. ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN
Tôi nhìn những di ảnh ông để lại cho đời, và nhận ra, ông, Trầm Tử Thiêng, đã chọn cho mình một cuộc đời trầm lặng. Trầm lặng như bút hiệu ông đặt riêng cho mình. Trầm lặng như định mệnh của cuộc đời dành sẵn cho ông, lẻ loi, cô đơn. Và, trầm lặng như quyết định của ông trước các biến cố của đời mình.
Phạm Duy rồi Cung Tiến, rồi Nguyễn Văn Đông, rồi Hoàng Thi Thơ, rồi Phạm Đình Chương, rồi Lam Phương, rồi Hoàng Trọng, rồi Nguyễn Đình Toàn, rồi Trầm Tử Thiêng, cũng như còn nhiều nhạc sĩ khác nữa, trước khi trở thành những người muôn năm cũ, chắc hẳn, hết thảy, họ đều đã từng trải qua rất nhiều, rất nhiều:
ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN!
Sài Gòn 26.04.2025
PHẠM HIỀN MÂY

Tình cờ đọc trên FB bài viết của tác giả Phạm Hiền Mây trong ngày lễ mẹ. Bài viết nói về Sài Gòn và người yêu thuở mắt còn đen láy chứa đầy một trời mênh mông. Cũng đúng vì trong bài hát chỉ có hai câu về mẹ "bóng mẹ hiền mờ mờ bên song ... yêu me một khối tình quê", thế nhưng chỉ có hai câu đó mà làm tôi nhớ mẹ thật nhiều. Nhớ bóng mẹ mờ mờ bên song tới 1, 2 giờ sáng để chắt lọc những rổ chượp (cá ngâm muối để làm nước mắm), sau 75 cả nhà sinh sống đều nhờ vào những thùng nước mắm đó. Có đứa nào muốn ra phụ giúp thì mẹ đuổi đi ngủ "tụi mày biết cái gì mà làm", thật ra mẹ chỉ muốn cho mấy đứa con đang tuổi lớn ngủ cho trọn giấc vì ngày đã không có gì bổ dưỡng để ăn. Lâu lâu nhìn ra khung cửa sổ thấy bóng mẹ lui cui không một lời thở than. Cũng nhờ vậy mà mẹ gánh một gia đình có ba người đi "học tập cải tạo" rồi lo cho mấy đứa con đi vượt biên. Giờ ngồi nhắc lại những người chị gái đều lắc đâu và nói "chỉ có những bà mẹ quê như cô như mẹ chị" mới làm được những chuyện vĩ đại như vậy.
Vậy mà tụi tôi cũng chẳng mấy gì là hiếu đễ cho lắm, đứa nào cũng ngang ngược và hoang đàng làm mẹ tôi phiền lòng không ít. Vì vậy trong những ngày lễ mẹ, tôi chỉ biết lấy những tấm hình của mẹ ra xem rồi thấm thì "xin lỗi mẹ, xin lỗi mẹ" ... 
Một thằng già ngồi nhớ mẹ trong ngày lễ mẹ ... yêu me một khối tình quê ... 




[-] The following 1 user Likes phai's post:
  • LýMạcSầu
Reply