2018-08-31, 12:57 AM
https://www.reuters.com/article/pope-ireland-abuse/former-top-vatican-official-calls-on-pope-to-resign-amid-abuse-crisis-idUSL2N1VH02A
Giáo hoàng đối mặt với lời kêu gọi từ chức, rạn nứt Vatican
29/08/2018 11:32:39
Giáo hội Công giáo đang trong tâm bão sau khi Đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania (Mỹ) báo cáo có khả năng hơn 1.000 trẻ em trong 6 giáo phận đã bị khoảng 300 linh mục, hoặc các chức sắc lạm dụng tình dục.
[b]Tóm tắt bài viết[/b]
Giáo hoàng Francis đang đứng giữa tâm bão bê bối lạm dụng tình dục của các chức sắc Công giáo, một "di sản" 60 năm.
Ông phải đứng trước lựa chọn cam go: Bảo vệ những giáo chức tà dâm hay bảo vệ các con chiên bị lạm dụng? Làm thế nào để không tổn hại đến uy tín của Giáo hội và cũng không dung túng cho tội lỗi?
Thậm chí, theo báo cáo, các giám mục và chức sắc đứng đầu nhà thờ đã cố gắng ngăn chặn sự phản đối kịch liệt cũng như trách nhiệm pháp lý và che đậy tội ác, như Tổng Chưởng lý Josh Shapiro tuyên bố, sự che đậy “trên khắp các nẻo đường tới Vatican”.
[b]Áp lực từ chức [/b]
Tuy nhiên báo cáo cùng với sự phản ứng lãnh đạm tiếp theo của Vatican, đã phơi bày một sự chia rẽ nội bộ của Tòa Thánh, điều này đe doạ sẽ hạ bệ Giáo hoàng Francis chỉ 5 năm sau khi ông thay thế Giáo hoàng Benedict XVI.
Vài ngày sau khi tin tức về vụ việc bùng nổ và thống trị Hoa Kỳ với những dòng tiêu đề nổi bật, Vatican đã phát hành một tuyên bố. Trong tuyên bố, phát ngôn viên Tòa Thánh chỉ nói với các nạn nhân rằng “giáo hoàng đang bên cạnh họ”.
Giáo hoàng Francis, bên cạnh là phát ngôn viên của Vatican, ông Greg Burke, lắng nghe câu hỏi của một phóng viên trong một cuộc họp báo trên một chuyến bay tới Rome vào cuối chuyến thăm 2 ngày tới Ireland, hôm Chủ nhật 26/8. (Ảnh: AP)
Phát ngôn viên Vatican Greg Burke cho biết, các sự cố lạm dụng được đưa ra trong tài liệu báo cáo của Đại bồi thẩm đoàn là “phản bội lại sự tin tưởng, cướp đi đức tin và nhân phẩm của họ. Giáo hội phải học những bài học khó khăn từ quá khứ và phải có trách nhiệm giải trình về cả những kẻ lạm dụng và những người cho phép lạm dụng xảy ra”.
Nhưng đối với nhiều người Công giáo và các quan sát viên Vatican lâu đời, sự thừa nhận hành vi phạm tội là quá ít và quá muộn.
Tổ chức Tự do Tôn giáo (Freedom From Religion Foundation), một tổ chức tự mô tả là vô thần, thậm chí đã mua một quảng cáo tràn trang trên tờ The New York Times vào cuối tuần, đăng tải nội dung kêu gọi những người phạm tội nên rời khỏi Giáo hội: “Sáu giáo phận, 300 linh mục ăn mồi sống và một mục tiêu nạn nhân đáng kinh ngạc, hơn 1.000 người. Không giám mục nào bị truy tố. Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng? Chỉ là lời nói, không có hành động nào – ngoại trừ, một cách xúc phạm, là kêu gọi các tín hữu “cầu nguyện và hành động nhanh chóng”.
Quảng cáo trên tờ Times xuất hiện sau khi Đức Tổng giám mục Carlo Maria Vigano, cựu Đại sứ Vatican tại Hoa Kỳ, kêu gọi Giáo hoàng Francis từ chức hôm Chủ nhật.
Trong một bức thư chê trách dài 11 trang mới phát hành tới các phương tiện truyền thông cực kỳ bảo thủ tại châu Âu, trùng thời điểm chuyến đi của giáo hoàng Francis tới Ireland vào cuối tuần, Đức Tổng giám mục Vigano cáo buộc Giáo hoàng đã có ít hành động, thậm chí không có hành động kỷ luật nào với hành vi tình dục đáng khinh bỉ của cựu Hồng y Theodore McCarrick, người trước đó đã bị đồn đại lạm dụng tình dục.
Trong thực tế, Tổng giám mục Vigano khẳng định, Hồng y McCarrick đã được phục chức từ các biện pháp trừng phạt áp đặt bởi Giáo hoàng Benedict XVI trước đó, bất chấp những tin đồn về ông vẫn đầy dẫy.
Hồng y Theodore McCarrick, trong bức ảnh chụp năm 2015. Giáo hoàng Francis đã chấp nhận sự từ chức của Hồng y McCarrick vào tháng trước, sau khi một điều tra của nhà thờ xác định cáo buộc ông McCarrick lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là đáng tin. (Ảnh: AP)
Các cáo buộc của ông Vigano bị những người ủng hộ Giáo hoàng cho là một nỗ lực cố ý của các phe bảo thủ để làm suy yếu nhiệm kỳ của Giáo hoàng, người đã bị chỉ trích vì đã tiếp cận với những người đồng tính và giáo dân đã ly dị.
Thêm vào đó, Giáo hoàng đã làm vấn đề phức tạp hơn khi nói với các phóng viên hôm Chủ nhật rằng ông “sẽ không nói một lời”, bỏ qua bức thư của Viagno, nói rằng “nói cho chính nó”.
[b]‘Di sản’ 60 năm [/b]
Giáo hoàng Francis đã nổi tiếng trên toàn cầu như một ngôi sao sáng vào năm 2013. Vị Giáo hoàng đầu tiên được sinh ra ở Nam Mỹ thường xuyên đi đến các nhà tù và rửa chân của các tù nhân, nói chuyện với người vô gia cư, và bày tỏ sự tôn trọng và yêu mến với những người bị xã hội gạt sang một bên.
David Gibson, một cựu nhà văn tôn giáo kỳ cựu và hiện là Giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa tại Đại học Fordham, cho biết phản ứng dữ dội đối với Giáo hoàng Francis hiện nay do ông đã phản ứng chậm hơn so với các cáo buộc lạm dụng là “không công bằng”.
Ông Gibson nói Giáo hoàng Francis đang bị chỉ trích vì một cuộc khủng hoảng nhiều thập niên lạm dụng tình dục của các linh mục và các quan chức nhà thờ cao cấp.
Ông Gibson nói: “Ông cũng là một sản phẩm của Nhà thờ cũ, nhưng ông tốt hơn người tiền nhiệm của mình”.
Giáo hoàng Francis đã buộc các giám mục Chile phải từ chức do “khiếm khuyết nghiêm trọng” của họ trong việc xử lý các báo cáo lạm dụng.
Hơn nữa, Giáo hoàng Francis cáo buộc họ phá hủy bằng chứng, cản trở công lý và đưa trẻ em vào con đường nguy hiểm xung quanh những người đam mê ấu dâm.
Động thái này được ghi nhận là lần đầu tiên Vatican khởi xướng một hành động táo bạo để buộc các giám mục chịu trách nhiệm về việc che đậy lạm dụng tình dục, một cách công khai.
“Giáo hoàng Francis đã viết một lời xin lỗi chân thành, ông nói ‘Tôi đã sai và tôi phải thay đổi’. Không có Giáo hoàng nào từng sa thải một giám mục”, ông Gibson nói.
Những vụ bê bối ngày càng gia tăng trên bề mặt là “một di sản mà ông thừa kế từ 60 năm qua”.
[b]Không thể im lặng [/b]
Tuy nhiên, điều đó không biện minh được cho những phản ứng chậm chạp hiện nay của Giáo hoàng, ông Gibson nói. “Ông ấy là Giáo hoàng, vì vậy trách nhiệm của ông là phải sửa nó”.
Nạn nhân và những người ủng hộ họ trong nhiều thập niên đã than vãn rằng các nhà thờ Công giáo liên tục đặt uy tín của nhà thờ trước các nghĩa vụ bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại từ các linh mục ấu dâm.
Các nhóm nạn nhân lạm dụng Công giáo nói cần hành động nhanh chóng và công khai ngay lập tức để thay đổi văn hóa trong những giáo phận và giáo xứ đã cho phép các hành vi lạm dụng như vậy xảy ra.
Peter Isely, thành viên sáng lập của tổ chức Chấm dứt Lạm dụng của Giáo sĩ (ECA), nói: “Khi ông đến Ireland, Giáo hoàng Francis lại một lần nữa bỏ lỡ một cơ hội khác để nói với thế giới những gì ông sẽ làm về nạn lạm dụng tình dục trẻ em và che đậy khủng hoảng”.
Đức Tổng giám mục Vigano. (Ảnh: catholicism)
“Điều quan trọng nhất trong bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng là những gì anh ta không nói. Ông không nói rằng ông sẽ thay đổi luật nhà thờ để bất kỳ linh mục nào lạm dụng tình dục một đứa trẻ sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi chức vụ”, ông Isely nói.
“Ông không nói rằng bất kỳ giám mục nào đã được chứng minh là đã che giấu tội phạm tình dục sẽ bị loại khỏi văn phòng. Cho đến khi ông không chịu nói và làm điều đó, thì những thứ khác ông nói sẽ không có hiệu quả trong việc chấm dứt khủng hoảng”, ông Isely thêm.
[i]Triệu Hằng [/i]
Giáo hoàng đối mặt với lời kêu gọi từ chức, rạn nứt Vatican
29/08/2018 11:32:39
Giáo hội Công giáo đang trong tâm bão sau khi Đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania (Mỹ) báo cáo có khả năng hơn 1.000 trẻ em trong 6 giáo phận đã bị khoảng 300 linh mục, hoặc các chức sắc lạm dụng tình dục.
[b]Tóm tắt bài viết[/b]
Giáo hoàng Francis đang đứng giữa tâm bão bê bối lạm dụng tình dục của các chức sắc Công giáo, một "di sản" 60 năm.
Ông phải đứng trước lựa chọn cam go: Bảo vệ những giáo chức tà dâm hay bảo vệ các con chiên bị lạm dụng? Làm thế nào để không tổn hại đến uy tín của Giáo hội và cũng không dung túng cho tội lỗi?
Thậm chí, theo báo cáo, các giám mục và chức sắc đứng đầu nhà thờ đã cố gắng ngăn chặn sự phản đối kịch liệt cũng như trách nhiệm pháp lý và che đậy tội ác, như Tổng Chưởng lý Josh Shapiro tuyên bố, sự che đậy “trên khắp các nẻo đường tới Vatican”.
[b]Áp lực từ chức [/b]
Tuy nhiên báo cáo cùng với sự phản ứng lãnh đạm tiếp theo của Vatican, đã phơi bày một sự chia rẽ nội bộ của Tòa Thánh, điều này đe doạ sẽ hạ bệ Giáo hoàng Francis chỉ 5 năm sau khi ông thay thế Giáo hoàng Benedict XVI.
Vài ngày sau khi tin tức về vụ việc bùng nổ và thống trị Hoa Kỳ với những dòng tiêu đề nổi bật, Vatican đã phát hành một tuyên bố. Trong tuyên bố, phát ngôn viên Tòa Thánh chỉ nói với các nạn nhân rằng “giáo hoàng đang bên cạnh họ”.
![[Image: giao-hoang-2.jpg#force-thumb]](https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/08/giao-hoang-2.jpg#force-thumb)
Giáo hoàng Francis, bên cạnh là phát ngôn viên của Vatican, ông Greg Burke, lắng nghe câu hỏi của một phóng viên trong một cuộc họp báo trên một chuyến bay tới Rome vào cuối chuyến thăm 2 ngày tới Ireland, hôm Chủ nhật 26/8. (Ảnh: AP)
Phát ngôn viên Vatican Greg Burke cho biết, các sự cố lạm dụng được đưa ra trong tài liệu báo cáo của Đại bồi thẩm đoàn là “phản bội lại sự tin tưởng, cướp đi đức tin và nhân phẩm của họ. Giáo hội phải học những bài học khó khăn từ quá khứ và phải có trách nhiệm giải trình về cả những kẻ lạm dụng và những người cho phép lạm dụng xảy ra”.
Nhưng đối với nhiều người Công giáo và các quan sát viên Vatican lâu đời, sự thừa nhận hành vi phạm tội là quá ít và quá muộn.
Tổ chức Tự do Tôn giáo (Freedom From Religion Foundation), một tổ chức tự mô tả là vô thần, thậm chí đã mua một quảng cáo tràn trang trên tờ The New York Times vào cuối tuần, đăng tải nội dung kêu gọi những người phạm tội nên rời khỏi Giáo hội: “Sáu giáo phận, 300 linh mục ăn mồi sống và một mục tiêu nạn nhân đáng kinh ngạc, hơn 1.000 người. Không giám mục nào bị truy tố. Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng? Chỉ là lời nói, không có hành động nào – ngoại trừ, một cách xúc phạm, là kêu gọi các tín hữu “cầu nguyện và hành động nhanh chóng”.
Quảng cáo trên tờ Times xuất hiện sau khi Đức Tổng giám mục Carlo Maria Vigano, cựu Đại sứ Vatican tại Hoa Kỳ, kêu gọi Giáo hoàng Francis từ chức hôm Chủ nhật.
Trong một bức thư chê trách dài 11 trang mới phát hành tới các phương tiện truyền thông cực kỳ bảo thủ tại châu Âu, trùng thời điểm chuyến đi của giáo hoàng Francis tới Ireland vào cuối tuần, Đức Tổng giám mục Vigano cáo buộc Giáo hoàng đã có ít hành động, thậm chí không có hành động kỷ luật nào với hành vi tình dục đáng khinh bỉ của cựu Hồng y Theodore McCarrick, người trước đó đã bị đồn đại lạm dụng tình dục.
Trong thực tế, Tổng giám mục Vigano khẳng định, Hồng y McCarrick đã được phục chức từ các biện pháp trừng phạt áp đặt bởi Giáo hoàng Benedict XVI trước đó, bất chấp những tin đồn về ông vẫn đầy dẫy.
![[Image: mccarrick.jpg]](https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/08/mccarrick.jpg)
Hồng y Theodore McCarrick, trong bức ảnh chụp năm 2015. Giáo hoàng Francis đã chấp nhận sự từ chức của Hồng y McCarrick vào tháng trước, sau khi một điều tra của nhà thờ xác định cáo buộc ông McCarrick lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là đáng tin. (Ảnh: AP)
Thêm vào đó, Giáo hoàng đã làm vấn đề phức tạp hơn khi nói với các phóng viên hôm Chủ nhật rằng ông “sẽ không nói một lời”, bỏ qua bức thư của Viagno, nói rằng “nói cho chính nó”.
[b]‘Di sản’ 60 năm [/b]
Giáo hoàng Francis đã nổi tiếng trên toàn cầu như một ngôi sao sáng vào năm 2013. Vị Giáo hoàng đầu tiên được sinh ra ở Nam Mỹ thường xuyên đi đến các nhà tù và rửa chân của các tù nhân, nói chuyện với người vô gia cư, và bày tỏ sự tôn trọng và yêu mến với những người bị xã hội gạt sang một bên.
David Gibson, một cựu nhà văn tôn giáo kỳ cựu và hiện là Giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa tại Đại học Fordham, cho biết phản ứng dữ dội đối với Giáo hoàng Francis hiện nay do ông đã phản ứng chậm hơn so với các cáo buộc lạm dụng là “không công bằng”.
Ông Gibson nói Giáo hoàng Francis đang bị chỉ trích vì một cuộc khủng hoảng nhiều thập niên lạm dụng tình dục của các linh mục và các quan chức nhà thờ cao cấp.
Ông Gibson nói: “Ông cũng là một sản phẩm của Nhà thờ cũ, nhưng ông tốt hơn người tiền nhiệm của mình”.
Giáo hoàng Francis đã buộc các giám mục Chile phải từ chức do “khiếm khuyết nghiêm trọng” của họ trong việc xử lý các báo cáo lạm dụng.
Hơn nữa, Giáo hoàng Francis cáo buộc họ phá hủy bằng chứng, cản trở công lý và đưa trẻ em vào con đường nguy hiểm xung quanh những người đam mê ấu dâm.
Động thái này được ghi nhận là lần đầu tiên Vatican khởi xướng một hành động táo bạo để buộc các giám mục chịu trách nhiệm về việc che đậy lạm dụng tình dục, một cách công khai.
“Giáo hoàng Francis đã viết một lời xin lỗi chân thành, ông nói ‘Tôi đã sai và tôi phải thay đổi’. Không có Giáo hoàng nào từng sa thải một giám mục”, ông Gibson nói.
Những vụ bê bối ngày càng gia tăng trên bề mặt là “một di sản mà ông thừa kế từ 60 năm qua”.
[b]Không thể im lặng [/b]
Tuy nhiên, điều đó không biện minh được cho những phản ứng chậm chạp hiện nay của Giáo hoàng, ông Gibson nói. “Ông ấy là Giáo hoàng, vì vậy trách nhiệm của ông là phải sửa nó”.
Nạn nhân và những người ủng hộ họ trong nhiều thập niên đã than vãn rằng các nhà thờ Công giáo liên tục đặt uy tín của nhà thờ trước các nghĩa vụ bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại từ các linh mục ấu dâm.
Các nhóm nạn nhân lạm dụng Công giáo nói cần hành động nhanh chóng và công khai ngay lập tức để thay đổi văn hóa trong những giáo phận và giáo xứ đã cho phép các hành vi lạm dụng như vậy xảy ra.
Peter Isely, thành viên sáng lập của tổ chức Chấm dứt Lạm dụng của Giáo sĩ (ECA), nói: “Khi ông đến Ireland, Giáo hoàng Francis lại một lần nữa bỏ lỡ một cơ hội khác để nói với thế giới những gì ông sẽ làm về nạn lạm dụng tình dục trẻ em và che đậy khủng hoảng”.
![[Image: screen-shot-2018-08-29-at-8-07-49-am-e1535504902183.png]](https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/08/screen-shot-2018-08-29-at-8-07-49-am-e1535504902183.png)
Đức Tổng giám mục Vigano. (Ảnh: catholicism)
“Ông không nói rằng bất kỳ giám mục nào đã được chứng minh là đã che giấu tội phạm tình dục sẽ bị loại khỏi văn phòng. Cho đến khi ông không chịu nói và làm điều đó, thì những thứ khác ông nói sẽ không có hiệu quả trong việc chấm dứt khủng hoảng”, ông Isely thêm.
[i]Triệu Hằng [/i]