Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Cuộc đoàn tụ sau 40 năm giữa lính Mỹ và đứa con trai tại VN
#1
Cuộc đoàn tụ sau 40 năm giữa lính Mỹ và đứa con tại Việt Nam
  • 09:58 18/04/2015
Người đàn ông trung niên khóc như đứa trẻ khi lần đầu thấy gương mặt của cha, một cựu binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến ở Việt Nam, sau 40 năm.

[Image: Zing_VN__Amerasian_1a.jpg]
Mỹ và phụ nữ Việt Nam thời chiến tranh." />

Anh Vo Huu Nhan, người con lai giữa một binh sĩ Mỹ và phụ nữ Việt Nam thời chiến tranh. Ảnh: Washington Post

Giữa năm 2013, khi anh Vo Huu Nhan đang lái xuồng chở rau quả tại một chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long thì nhận cuộc gọi bất ngờ từ Mỹ. Người ở đầu dây bên kia báo tin chấn động: Kết quả phân tích ADN khẳng định một cựu binh Mỹ chính là ba ruột của Nhan.

"Sau khi nghe tin, tôi không thể kìm nước mắt. Tôi đã thất lạc ba hơn 40 năm. Bây giờ tôi sắp gặp ông ấy", anh Nhan, 46 tuổi, kể. Từ khi lên 10, anh chỉ biết rằng ba anh là lính Mỹ và mang tên Bob qua lời kể của mẹ.

Tuổi thơ tủi hờn

Ngày 29/3/1975, khi những người lính Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn, họ bỏ lại những đứa con ruột - kết quả từ mối tình với phụ nữ Việt Nam. Sau khi hòa bình lập lại, Mỹ thực hiện nhiều chiến dịch giúp những cựu binh nước này đoàn tụ với khoảng 21.000 đứa con gốc Việt.

Tuy nhiên, Washington Post cho biết, hàng trăm đứa con lai vẫn đang sống ở Việt Nam, vì nhiều lý do khách quan, và chưa từng biết biết mặt ba ruột. 40 năm trôi qua, những đứa trẻ lớn lên và mang theo sự mặc cảm về sự khác biệt như mái tóc, màu da và vì sự ghẻ lạnh của bạn bè cùng lứa.

"Tôi nhiều lần tự hỏi vì sao các bạn cứ trêu chọc. Tôi vô cùng tức giận và nhiều lúc tôi muốn đánh chúng. Mẹ bảo rằng tôi là con lai. Gương mặt mẹ buồn lắm. Nhưng ông bà ngoại rất thương yêu tôi", anh Nhan tâm sự.
[/url]
Gặp lại cha sau hơn 30 năm bị đưa khỏi Sài Gòn

Ngay trong lần đầu gặp mặt sau hơn 3 thập kỷ ly tán, đứa trẻ bị đưa khỏi Sài Gòn năm 1975 thắc mắc sao cha có thể gửi mình ở trại trẻ mồ côi.


Hành trình đoàn tụ của trẻ bị đưa khỏi Sài Gòn năm 1975

Trista Goldberg, một đứa trẻ trong chiến dịch Không vận Trẻ em năm 1975, không oán trách quá khứ dù hành trình tìm lại gia đình ruột thịt không dễ dàng.

Sau khi có 5 đứa con, khát khao gặp mặt ba ruột ngày càng mãnh liệt trong lòng anh Nhan. Năm 2013, Nhan đi từ An Giang lên TP HCM để gặp một phụ nữ gốc Việt có thể giúp anh tìm lại ba.

Người phụ nữ đó là Trista Goldberg, một trẻ em Việt Nam mà Mỹ đưa khỏi quê hương vào giai đoạn cuối của chiến tranh. Cô xây dựng dự án đoàn tụ mang tên Operation Reunite để giúp những con lai và trẻ Babylift tìm lại gia đình thông qua ngân hàng ADN.

Giấy tờ và hình ảnh về ba của Nhan đã mất trong chiến tranh. Ký ức cũng phai dần theo năm tháng. Do vậy, kết quả ADN là tia hy vọng duy nhất đối với những người con lai như anh Nhan.

Bí mật của cựu binh Mỹ

Ông Bob Thedford tham gia chiến trường ở Việt Nam vào thập niên 60. Khi trở về nước, ông kết hôn cùng người phụ nữ tên Louise.

[Image: Zing_VN__Amerasian_1b.jpg]
Hình ảnh thời trẻ của Bob Thedford khi tham gia chiến trường ở Việt Nam. Ảnh: Washington Post

Một ngày nọ, bà Louise tình cờ tìm thấy tấm hình cô gái Việt Nam trong ví của chồng. Linh tính mách bảo bà Louise rằng, có thể ông Bob có con với người phụ nữ này trong khoảng thời gian ở chiến trường.

Sau này, ông Bob thừa nhận với gia đình rằng ông gặp mẹ của Nhan trong một dịp tại căn cứ không quân ở Quy Nhơn.

Ký ức của ông về người phụ nữ Việt không còn nhiều. Cũng như phần lớn cựu binh khác, ông hiếm khi nhắc đến những ngày chiến đấu khốc liệt tại Việt Nam.

Đoàn tụ

Một ngày mùa thu năm 2013, bà Louise nhận tin báo kết quả ADN khẳng định chồng bà và anh Nhan có quan hệ ruột thịt. Những người trong gia đình Thedford vô cùng ngỡ ngàng. Amanda Hazel, em gái cùng cha khác mẹ với Nhan, thậm chí thốt lên: "Mẹ có chắc chắn đây không phải là trò lừa đảo chứ?".

Tuy nhiên, khi họ nhận những hình ảnh về anh Nhan, mọi nghi ngờ như tan biến. Anh Nhan trông rất giống với người bố đã mất của ông Bob.

Những cuộc liên lạc giữa hai gia đình Việt - Mỹ cách nhau nửa vòng trái đất nhanh chóng diễn ra. Anh Nhan không biết tiếng Anh nên phải nhờ một người quen chuyển ngữ nội dung thư điện tử và phiên dịch những cuộc nói chuyện.

[Image: Zing_VN__Amerasian_1c.jpg]
Anh Vo Huu Nhan nói chuyện với em gái cùng cha khác mẹ bên Mỹ qua máy tính. Ảnh: Washington Post
[Image: nhan-skyping.jpg]


Trong cuộc gọi Skype đầu tiên, cả hai người đàn ông đều không ngừng khóc. "Tôi và ba rất giống nhau. Khi nhìn thấy ông, tôi linh cảm ngay lập tức rằng đây chính là ba của tôi", anh Nhan nói.

Tháng 12/2013, Nhan nộp kết quả xét nghiệm DNA cho Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM để yêu cầu xem xét đoàn tụ cho trường hợp của anh. Trong khi đó, sức khỏe của ông Bob yếu dần và phải vào bệnh viện để điều trị ung thư.

Amanda Hazel kể với anh trai rằng: "Sức khỏe của ba vẫn ổn định. Bây giờ ông có thể ngồi trên ghế. Gia đình đang chăm sóc cho ba. Em rất tiếc vì đã không tìm cách liên lạc với anh sớm hơn. Nhưng ba và mẹ luôn nhớ về anh".

Về phần người cựu binh Mỹ 67 tuổi, tìm lại con trai là niềm an ủi lớn nhất của ông. Khi đang điều trị tại bệnh viện ở bang Texas, thỉnh thoảng Bob đem hình của anh Nhan ra "khoe" với các y tá rằng: "Đây là con trai tôi ở Việt Nam".
[url=https://news.zing.vn/nu-y-ta-my-ly-giai-nguyen-nhan-dua-2700-tre-roi-sai-gon-post529366.html#inner-article]
Minh Anh
Reply
#2
Quote:Vào April 2015 Bob Thedford qua đời, cuộc bảo lãnh cho Vo Huu Nhan bị bỏ ngang giữa chừng. Nhưng câu chuyện của Vo Huu Nhan tìm cha là cựu chiến binh Nỹ đã được đăng lên báo Washington Post mà chính quyền Mỹ đã chấp thuận cho Vo Huu Nhan nhập cư sang Mỹ cùng mẹ ruột và con gái 12 tuổi vào cuối năm 2016.

On April 17, 2015 before Bob passed away a few days later on April 26, the Washington Post published an article “Legacies of War” Forty years after the fall of Saigon, soldiers’ children are still left behind. They profiled 5 children still looking for their father’s. The lead story was about my husband and Nhan.

There is a picture in the article where they are sitting in front of the computer. The reporter is Skyping with our daughter Amanda for the story. That is Amanda on the screen.

[Image: nhan-skyping.jpg?w=584&h=438]
Amanda and Nhan Skyping.


On the day Bob passed away, our local paper, the Fort Worth Star Telegram’s front page story was the story about my husband and Nhan from the Washington Post, Legacies of war connect Vietnam, Tarrant County.



It was so surreal to be walking to the coffee shop and pass all the newspaper’s boxes and see Bob and Nhan’s picture in the window of the boxes. Bob was in hospice at the hospital and we knew it was a matter of time, and shortly he would not be with us anymore.


By the time these articles were published my husband was to the point of non-communication. The Washington Post had wanted to Skype with me and Bob but it was not possible. Bob passed away on Sunday night, April 26, 2015.

Bob was critically ill, then Louise informed me that Bob had passed away. I was just heartsick that Bob and Nhan never had the opportunity to meet in person. It seemed that a dream for both Bob and Nahn, so close, finally within reach, had just slipped away. I thought, at that time, that this was the end of the story, and certainly not the ending any of us wanted – but it wasn’t the end after all.

Twenty-one months later, I heard from Louise again, this time with very unexpected news.

A Visa for Nhan


[Image: nhan-with-louise.jpg?w=584&h=876]

Nhan and his American Mom, Louise (Bob's wife)





Not only that, but Nahn arrived with his mother and his youngest daughter – and not just to visit, but to live in the US permanently.

[Image: nhan-mother-daughter.jpg?w=584&h=438]

Nahn, his Vietnamese mother and daughter in Texas, a few days after arrival, visiting Louise.


I asked Louise how Nahn’s arrival felt, for her and Amanda, given that Bob was gone and had so much wanted to meet Nahn. In a very real way, they were living Bob’s dream for him.


Yes it was a bittersweet reunion without Bob being here to enjoy it with us. Our daughter, Amanda, was excited about the meeting. She is my and Bob’s only child and now she has two half brothers.


[Image: nhan-with-amanda.jpg?w=584&h=876]

Nahn and Amanda, half-siblings, meeting for the first time in Texas.  I love their smiles.  They look so happy!


Amanda has lived such a different life than Nhan. Nothing extravagant, her father has a hard-working police officer and worked a second part time job for 23 years to allow me to stay home with Amanda. Amanda earned her own way through college, but had so many more opportunities than Nahn. It’s so sad that Bob never knew Nahn existed.

Nhan has been able to prove he has an American father. Nhan, his youngest daughter, 12 year’s old, and his mother have been granted immigration visa’s. Nhan, his mother and daughter arrived at Dallas-Fort Worth International Airport on Tuesday night December 20th, 2016, thirty-six hours after leaving Vietnam.

[Image: nhan-with-daughter.jpg?w=584&h=876]
Nahn and his daughter – their first Christmas in Texas, a few days after arrival.



https://dna-explained.com/2017/01/06/my-son-in-vietnam-the-story-of-bob-and-nahn/
Reply