2018-07-06, 11:30 PM
https://www.scmp.com/news/china/society/...cience-and
Trung Quốc phải thôi tự ảo tưởng dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ
July 5, 2018
Theo người đứng đầu một tạp chí nhà nước, Trung Quốc đang đánh lừa bản thân khi nghĩ rằng họ sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành người đứng đầu thế giới về khoa học và công nghệ.
Trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang xung đột với nhau quanh các tranh chấp thương mại ngày càng leo thang, việc bình luận trên được ông Liu Yadong, tổng biên tập Thời báo Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đưa ra là điều rất bất ngờ.
![[Image: fe70151a-7935-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_128...k=zOYoAI_F]](https://cdn1.i-scmp.com/sites/default/files/styles/980x551/public/images/methode/2018/06/27/fe70151a-7935-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_1280x720_141410.JPG?itok=zOYoAI_F)
“Khoảng cách lớn về khoa học và công nghệ giữa Trung Quốc và các quốc gia phát triển phương Tây, bao gồm cả Mỹ, nên là điều được thừa nhận rộng rãi, và đó không phải là vấn đề.” Ông Liu cho biết.
“Nhưng nó trở thành vấn đề khi mọi người quá cường điệu (các thành tựu của Trung Quốc) … là đang lừa dối lãnh đạo, công chúng và thậm chí bản thân họ nữa.”
Bài diễn văn thẳng thắn đến ngạc nhiên của ông Liu được đưa ra tại Hội nghị chuyên đề khoa học và công nghệ ở Bắc Kinh vào thứ Năm 21-6 vừa qua.
Trong bài diễn văn của mình, ông cho biết, bất chấp các thành tựu Trung Quốc đạt được gần đây, vẫn còn quá nhiều trở ngại phải vượt qua trước khi họ có thể thực sự thách thức các quốc gia phát triển hơn.
Điều này bao gồm cả việc thiếu các kiến thức khoa học lý thuyết, thiếu hụt kỹ năng trong một số lĩnh vực khác, và không đủ kiên nhẫn cũng như kiên trì để đi theo các dự án dài hạn.
![[Image: c44bb97e-790e-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_ima...41410.jpeg]](https://cdn4.i-scmp.com/sites/default/files/images/methode/2018/06/27/c44bb97e-790e-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_image_hires_141410.jpeg)
Ông Liu cũng đưa ra những lời bình phẩm xác đáng, về căng thẳng thương mại đang gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, khi cho rằng cách một số người thổi phồng các thành tựu và tiềm năng công nghệ Trung Quốc đã gây ra các cảm giác lo ngại, và giờ đây thúc đẩy các quốc gia phương Tây phải hành động.
Trong số các sản phẩm nhiều khả năng trở thành mục tiêu cho bảng thuế quan mới nhất của Mỹ, có nhiều sản phẩm được sản xuất theo khẩu hiệu “Made in China 2025”.
Đề án này của chính phủ Trung Quốc về hiện đại hóa công nghiệp, với việc nhấn mạnh vào phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, gần đây đã được Bắc Kinh chào đón mạnh mẽ. Chính điều đó cũng làm nó thu hút đáng kể sự chú ý từ truyền thông nước ngoài, và được lặp lại nhiều lần trong các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một ví dụ về “sự cường điệu” mà ông Liu đề cập tới là một bài viết trên trang Tân Hoa Xã, được lưu hành rộng rãi vào năm ngoái, khi vinh danh “Bốn đại phát minh mới” của Trung Quốc, bao gồm đường sắt tốc độ cao, thanh toán điện tử, chia sẻ xe đạp và mua sắm online – ngay cả khi không điều nào trong số chúng thực sự có nguồn gốc từ Trung Quốc.
![[Image: 544ded0e-7936-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_ima...141410.JPG]](https://cdn3.i-scmp.com/sites/default/files/images/methode/2018/06/27/544ded0e-7936-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_image_hires_141410.JPG)
Trong khi không mấy ngạc nhiên khi thấy bài phát biểu của ông Liu nhận được ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng trực tuyến, nó cũng nhận được sự khen ngợi từ một tờ báo không ngờ tới, tờ Global Times, một tờ báo nhà nước và nói chung theo chủ nghĩa hiếu chiến.
“Sự ủng hộ đông đảo cho ông Liu cho thấy rằng có sự đồng thuận tập thể bên trong xã hội Trung Quốc hy vọng sẽ thấy nhiều hơn việc tự nhìn lại bản thân đối với bên trong và khiêm tốn hơn đối với bên ngoài.” Tờ báo cho biết.
Tuy nhiên, tờ báo này cũng tranh luận rằng, điều quan trọng với Trung Quốc và người dân là phải duy trì sự tự tin, và không cho phép các quốc gia khác kìm hãm họ.
![[Image: 5ee2125e-7936-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_ima...141410.JPG]](https://cdn4.i-scmp.com/sites/default/files/images/methode/2018/06/27/5ee2125e-7936-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_image_hires_141410.JPG)
Bài bình luận của ông Liu đến tiếp sau một loạt các bài đăng trên tờ Thời báo Khoa học và Công Nghệ xác định 29 lĩnh vực công nghệ chủ chốt mà Trung Quốc đang thua kém các quốc gia khác. Một trong số chúng ám chỉ những vấn đề có nguồn gốc từ lệnh của chính phủ Mỹ cấm các công ty Mỹ bán các bộ phận và phần mềm cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE sau các hành vi vi phạm lệnh cấm xuất khẩu của mình.
Bài viết đầu tiên xuất hiện vào tháng Tư, khi một trong những bộ phim nổi tiếng nhất xuất hiện trong các rạp chiếu phim trong nước có tên Amazing China, một bộ phim tài liệu tuyên truyền đã vẽ nên một bức tranh màu hồng về các thành tựu của Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012.
“Chúng tôi nghĩ rằng công chúng cần biết nhiều hơn, và đặc biệt là về những khu vực nơi Trung Quốc không hề tuyệt vời, và đang phải làm nô lệ cho người khác.” Ông Liu cho biết.
Trung Quốc phải thôi tự ảo tưởng dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ
July 5, 2018
Theo người đứng đầu một tạp chí nhà nước, Trung Quốc đang đánh lừa bản thân khi nghĩ rằng họ sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành người đứng đầu thế giới về khoa học và công nghệ.
Trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang xung đột với nhau quanh các tranh chấp thương mại ngày càng leo thang, việc bình luận trên được ông Liu Yadong, tổng biên tập Thời báo Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đưa ra là điều rất bất ngờ.
“Khoảng cách lớn về khoa học và công nghệ giữa Trung Quốc và các quốc gia phát triển phương Tây, bao gồm cả Mỹ, nên là điều được thừa nhận rộng rãi, và đó không phải là vấn đề.” Ông Liu cho biết.
“Nhưng nó trở thành vấn đề khi mọi người quá cường điệu (các thành tựu của Trung Quốc) … là đang lừa dối lãnh đạo, công chúng và thậm chí bản thân họ nữa.”
Bài diễn văn thẳng thắn đến ngạc nhiên của ông Liu được đưa ra tại Hội nghị chuyên đề khoa học và công nghệ ở Bắc Kinh vào thứ Năm 21-6 vừa qua.
Trong bài diễn văn của mình, ông cho biết, bất chấp các thành tựu Trung Quốc đạt được gần đây, vẫn còn quá nhiều trở ngại phải vượt qua trước khi họ có thể thực sự thách thức các quốc gia phát triển hơn.
Điều này bao gồm cả việc thiếu các kiến thức khoa học lý thuyết, thiếu hụt kỹ năng trong một số lĩnh vực khác, và không đủ kiên nhẫn cũng như kiên trì để đi theo các dự án dài hạn.
![[Image: c44bb97e-790e-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_ima...41410.jpeg]](https://cdn4.i-scmp.com/sites/default/files/images/methode/2018/06/27/c44bb97e-790e-11e8-8ce4-b59b2fedb43f_image_hires_141410.jpeg)
Ông Liu cũng đưa ra những lời bình phẩm xác đáng, về căng thẳng thương mại đang gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, khi cho rằng cách một số người thổi phồng các thành tựu và tiềm năng công nghệ Trung Quốc đã gây ra các cảm giác lo ngại, và giờ đây thúc đẩy các quốc gia phương Tây phải hành động.
Trong số các sản phẩm nhiều khả năng trở thành mục tiêu cho bảng thuế quan mới nhất của Mỹ, có nhiều sản phẩm được sản xuất theo khẩu hiệu “Made in China 2025”.
Đề án này của chính phủ Trung Quốc về hiện đại hóa công nghiệp, với việc nhấn mạnh vào phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, gần đây đã được Bắc Kinh chào đón mạnh mẽ. Chính điều đó cũng làm nó thu hút đáng kể sự chú ý từ truyền thông nước ngoài, và được lặp lại nhiều lần trong các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một ví dụ về “sự cường điệu” mà ông Liu đề cập tới là một bài viết trên trang Tân Hoa Xã, được lưu hành rộng rãi vào năm ngoái, khi vinh danh “Bốn đại phát minh mới” của Trung Quốc, bao gồm đường sắt tốc độ cao, thanh toán điện tử, chia sẻ xe đạp và mua sắm online – ngay cả khi không điều nào trong số chúng thực sự có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trong khi không mấy ngạc nhiên khi thấy bài phát biểu của ông Liu nhận được ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng trực tuyến, nó cũng nhận được sự khen ngợi từ một tờ báo không ngờ tới, tờ Global Times, một tờ báo nhà nước và nói chung theo chủ nghĩa hiếu chiến.
“Sự ủng hộ đông đảo cho ông Liu cho thấy rằng có sự đồng thuận tập thể bên trong xã hội Trung Quốc hy vọng sẽ thấy nhiều hơn việc tự nhìn lại bản thân đối với bên trong và khiêm tốn hơn đối với bên ngoài.” Tờ báo cho biết.
Tuy nhiên, tờ báo này cũng tranh luận rằng, điều quan trọng với Trung Quốc và người dân là phải duy trì sự tự tin, và không cho phép các quốc gia khác kìm hãm họ.
Bài bình luận của ông Liu đến tiếp sau một loạt các bài đăng trên tờ Thời báo Khoa học và Công Nghệ xác định 29 lĩnh vực công nghệ chủ chốt mà Trung Quốc đang thua kém các quốc gia khác. Một trong số chúng ám chỉ những vấn đề có nguồn gốc từ lệnh của chính phủ Mỹ cấm các công ty Mỹ bán các bộ phận và phần mềm cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE sau các hành vi vi phạm lệnh cấm xuất khẩu của mình.
Bài viết đầu tiên xuất hiện vào tháng Tư, khi một trong những bộ phim nổi tiếng nhất xuất hiện trong các rạp chiếu phim trong nước có tên Amazing China, một bộ phim tài liệu tuyên truyền đã vẽ nên một bức tranh màu hồng về các thành tựu của Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012.
“Chúng tôi nghĩ rằng công chúng cần biết nhiều hơn, và đặc biệt là về những khu vực nơi Trung Quốc không hề tuyệt vời, và đang phải làm nô lệ cho người khác.” Ông Liu cho biết.