Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Mẹ Nấm đc nhắc tới trong "Person of the Year 2018" của báo Time
#1
Video 




Phim blogger Mẹ Nấm 'gây sốc' tại Bangkok
  • 28 tháng 6 2018

[Image: _102240355_mothermushroom2.png]

Trong lúc sinh mạng của Mẹ Nấm được gia đình cho là đang 'bị đe dọa', cuốn phim tài liệu về gia đình blogger này trình chiếu tại Bangkok gây sốc cho nhiều khán giả.

"Mẹ phải thăm con hàng tháng để biết con còn sống hay đã chết," bà Tuyết Lan thuật lại với BBC lời dặn mới nhất của blogger Mẹ Nấm từ nhà tù tại Thanh Hóa.
Vừa trở về từ chuyến thăm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), bà Tuyết Lan chưa hết xúc động trong cuộc trao đổi với BBC hôm 28/6.

Bà nói cách đây gần một tháng đã đi thăm blogger Mẹ Nấm, nhưng cuối tuần qua linh tính chẳng lành nên bà lại vượt hơn 1,000 cây số từ Khánh Hòa đi Thanh Hóa thăm con.

"Đúng như linh tính, lần này sắc mặt Quỳnh xanh sao, không ổn. Mới đó mà Quỳnh suy sụp nhanh quá."

"Quỳnh nói không muốn làm tôi lo lắng, nhưng lần này nó không chịu đựng được nữa vì cảm thấy tính mạng bị đe dọa thực sự. Quỳnh mong tôi cố gắng mỗi tháng thăm Quỳnh một lần để biết con còn sống hay chết."

"Có thể sau cuộc gặp này con không còn được gọi điện về nữa," Quỳnh đã khóc nói với tôi như vậy," bà Tuyết Lan nghẹn ngào.

[Image: _102240360_27331549_2023387547901987_559...1473_n.jpg]
 Bà Tuyết Lan, mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng hai con nhỏ của Quỳnh

Theo bà Lan, trong câu chuyện giữa hai mẹ con, blogger Mẹ Nấm nhắc đến việc phải sống chung phòng với một phụ nữ luôn gây sự, chửi bới mình bằng những lời thô tục.

"Quỳnh không nói lại được. Quỳnh có trình bày với giám thị trại giam, đề nghị được chuyển phòng, nhưng họ không thực hiện. Họ lập biên bản với nội dung Quỳnh gây gổ nhưng Quỳnh không đồng ý."

"Quỳnh còn cho biết trong trại còn có một phạm nhân nữ được gọi là Liên Híp. Người này thường xuyên xuất hiện cùng một cán bộ trại giam tên Vũ Thị Mai và thường tỏ thái tộ hung hăng, đe dọa khi thấy Quỳnh."

"Rồi còn những chuyện khác như ổ khoá phòng Quỳnh không mở được. Giám thị tới kiểm tra nói bị bỏ cát và xà phòng vào, nhưng không gọi được thợ khóa đến sửa ngay do thợ ở tận thành phố… Rồi cúp điện bất thường nhiều đêm. Quỳnh đã nhiều lần yêu cầu lãnh đạo trại giam giải quyết nhưng không được," bà Tuyết Lan nói.

Sự việc này xảy ra sau khi blogger Mẹ Nấm tuyệt thực, từ chối thức ăn trại giam cấp vì gặp phải những triệu chứng lạ sau khi ăn.

Bà Tuyết Lan cũng nói blogger Mẹ Nấm vẫn kiên quyết với con đường đấu tranh của mình và khẳng định không làm gì sai, 'nhưng chỉ sợ Quỳnh sẽ quỵ vì những áp lực tinh thần hiện nay trong tù.'

"Quỳnh nói đã từng sống trong phòng giam không lỗ thông hơi suốt hai tháng mà vẫn chịu đựng được. Nhưng lần này Quỳnh có lẽ đã chạm tới giới hạn rồi," bà Lan nghẹn ngào.

Cuốn phim 'gây sốc'


[Image: _102237641_mothermushroom1.png]
 Bé Nấm con Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Một cảnh trong phim tài liệu 'Khi mẹ vắng nhà'

Tối 26/7 khi bà Tuyết Lan còn trên chuyến tàu từ Thanh Hóa về Khánh Hòa, mang theo những lo âu về sinh mạng của con gái, phim tài liệu về gia đình blogger nổi tiếng này được chiếu tại Bangkok, Thái Lan.

Phim 'Khi mẹ vắng nhà' dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống của bà, mẹ, và hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm sau khi chị đi tù đã khiến nhiều nhà khán giả, trong đó có báo giới tỏ ra bị 'gây sốc'.

Trong phim, bà Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại là hai con nhỏ của Quỳnh, vừa đi thăm nuôi con trong tù.

Hàng ngày bà nhận trông xe cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Những cảnh bà ngoại tất bật lo cơm nước, tắm rửa cho hai đứa cháu, cảnh cháu rớm nước mắt khi bà răn dậy, và bà cũng ứa nước mắt theo làm nhiều người nén tiếng thở dài.

Mặc dù có ý kiến cho rằng phim cần có thêm nhiều thông tin về quá trình hoạt động của Mẹ Nấm, để người xem hiểu được vì sao blogger này bị chính quyền bỏ tù, hầu hết khán giả có mặt thừa nhận 'không thể cầm lòng' trước những cảnh phim ghi lại đời sống hàng ngày của hai đứa con thiếu mẹ.

Nhiều nhà báo quốc tế đặt câu hỏi về tình trạng chính phủ Việt Nam kìm kẹp tự do ngôn luận và đàn áp người bất đồng chính kiến từ câu chuyện của Mẹ Nấm.
Tình trạng nguy cấp cho sinh mạng của mẹ Nấm cũng được cập nhật tới các nhà báo quốc tế có mặt trong sự kiện chiếu phim.

Ông Trịnh Hội, đại diện tổ chức VOICE, người mang cuốn phim đến chiếu tại trụ sở Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Thái Lan (FCCT) khẳng định việc Mẹ Nấm lần đầu tiên phải lên tiếng về mối nguy cho tính mạng của mình cho thấy tính nghiêm trọng và bức thiết của sự việc.

Được biết, Clay Phạm, người quay và đạo diễn phim, từng gặp nguy hiểm trong quá trình làm phim, sau đó bị cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Trong thư gửi ban tổ chức và khán giả tham gia buổi chiếu phim tại Bangkok đêm 27/6, Clay Phạm nói đây là phim đầu tay, cũng là cũng là phim tài liệu đầu tay về tù nhân lương tâm của ông.

[Image: _102240358__101856409__96735562_hi040322598.jpg]
 Blogger Mẹ Nấm trong một phiên tòa 

Clay Phạm nói có ba lý do khiến ông thực hiện phim này:

"Mong muốn phim mang cái nhìn chân thực nhất về gia đình của tù nhân lương tâm, những khó khăn gặp phải trên con đường đi tìm chân lý của họ. Họ chỉ là những còn người hết sức bình thường, có chăng tình cảm họ dành cho quê hương rất nhiều."

"Tìm thêm sự đồng cảm với hoàn cảnh của blogger Mẹ Nấm để chị được trả tự do về với gia đình nhỏ của chị."

"Cảm nhận rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà hoạt động xã hội, miễn là họ có tấm lòng cho con người Việt Nam."

Nói với BBC từ Khánh Hòa, bà Tuyết Lan cho hay chưa xem phim, nhưng bà mong mỏi cuốn phim, cùng với tiếng nói quốc tế sẽ "nhem nhúm thêm một tia hi vọng" để blogger Mẹ Nấm sớm được tự do.

Tù tội và giải thưởng

Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Trước đó, blogger này tham gia vào các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.

Trong tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình.

Năm 2010, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Năm 2015, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.

Năm 2017 blogger Mẹ Nấm được giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Reply
#2
Wednesday, 17/10/2018 - 08:23:11


Mẹ Nấm được trả tự do, cùng gia đình rời VN để đến Houston

[Image: menam2(1).jpg]
Bà Nguyễn Tuyết Lan cùng hai cháu ngoại ngồi ở phi trường trên chuyến bay đến Texas ngày thứ Tư. (Voice)

HÀ NỘI - Trưa thứ Tư, ngày 17 tháng 10, 2018 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gia đình đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Đài Bắc trên đường đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11 đêm thứ Tư theo giờ Texas. Đó là tin do Mạng Lưới Blogger Việt Nam loan báo, sau khi blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được nhà cầm quyền trả tự do với điều kiện cô phải rời Việt Nam và sống lưu vong ở Hoa Kỳ.


[Image: menam1(1).jpg]
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp lại hai con trên chuyến bay của hãng EVA. Phi cơ cất cánh từ Hà Nội vào sáng thứ Tư giờ Việt Nam, quá vãng tại Đài Loan và đến Houston vào nửa đêm thứ Tư giờ Texas. Bà Tuyết Lan, mẹ của cô Như Quỳnh, cũng được theo con và hai cháu đến Hoa Kỳ. (MLBVN)

Mạng Lưới cho biết là vào lúc 6:30 sáng thứ Tư, hai xe của Bộ Công An và một xe 16 chỗ ngồi đã chở Mẹ Nấm rời trại giam để tống xuất Mẹ Nấm ra khỏi Việt Nam. Công an đã hộ tống Mẹ Nấm vào cổng sau sân bay Nội Bài dành riêng cho nhân viên. Tại đây Công an chỉ cho phép Mẹ Nấm gặp nhân viên Đại sứ Quán Hoa Kỳ trong vòng 5 phút. Sau đó Mẹ Nấm đã lên máy bay cùng nhân viên của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Sau hai năm 7 ngày, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp lại hai con trên máy bay.

Khi hay tin này, Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn tại California cho biết, “Hôm nay, tôi chúc mừng Mẹ Nấm và gia đình được trả tự do đoàn tụ với gia đình. Trong suốt thời gian bị giam cầm một cách bất công, Mẹ Nấm cho thấy sự can đảm và tiếp tục đấu tranh cho quyền tự do phát biểu. Mẹ Nấm là một niềm khích lệ cho tất cả chúng ta, và tôi sung sướng được biết Mẹ Nấm sẽ đoàn tụ với gia đình thân yêu và sẽ đến tỵ nạn tại Hoa Kỳ."

Dưới đây là trích đoạn từ bản tin của Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN), về những biến cố chung quanh sự việc Như Quỳnh bị bắt, bị tuyên án tù và nay được thả, có liên quan đến việc cộng sản Hà Nội thuần phục cộng sản Bắc Kinh, cuộc vận động của Mạng Lưới với các chính phủ Tây Phương, và thành quả mà Mạng Lưới đạt được sau cùng là đưa được Mẹ Nấm đến Hoa Kỳ.

*
- Kể từ ngày 10.10.2016 khi công an CSVN bắt giam người đồng sáng lập viên MLBVN, các thành viên của MLBVN đã âm thầm tranh đấu cho tự do của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm. Hai năm trôi qua, với những nỗ lực không ngừng nghỉ để vận động các chính phủ nước ngoài, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các Tổ Chức Nhân Quyền Quốc tế để tạo áp lực chính trị lên nhà cầm quyền, ngày 17 tháng 10, 2018, Hà Nội buộc phải trả tự do sớm cho Mẹ Nấm - 8 năm trước khi mãn hạn tù.

[Image: M%E1%BA%B9-N%E1%BA%A5m-x%E1%BB%AD-1-696x392.jpg]

Qua cuộc vận động này, MLBVN hiểu rõ hơn nguyên nhân Mẹ Nấm bị bắt và sau đó là hàng loạt những người hoạt động khác cũng đã bị kết án tù nặng nề. Đây là một chiến dịch ruồng bắt quy mô vì áp lực của Bắc Kinh và mọi cuộc thương thảo để đòi tự do cho người bị bắt đều gặp phải những phản ứng và áp lực của Bắc Kinh lên nhà cầm quyền CSVN.

Một trong những yêu cầu chính là giữ vững hoạt động của công ty gang thép Formosa và loại bỏ thành phần hoạt động và những nỗ lực bảo vệ môi trường, chống đối Formosa của họ.

Người đầu tiên nằm trong danh sách đen là blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Hai tài liệu mà nhà cầm quyền đưa ra để buộc tội Mẹ Nấm là tấm bảng với dòng chữ “Yêu cầu khởi tố Formosa” và Lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, đòi hỏi nhà nước phải minh bạch tình trạng biển nhiễm độc. Nhiều người lấy làm lạ là tại sao nhà cầm quyền lại đưa ra những hành động có nội dung tích cực, rất chính nghĩa đối với quần chúng Việt Nam để làm lý do bắt người. Nhưng đó là chủ trương của đảng để có thông điệp chính trị rõ ràng theo ý muốn của Bắc Kinh: Tiêu diệt mọi thành phần chống đối Formosa.
Chính vì vậy mà công an và truyền thông lề đảng đã chủ động tung ra những hình ảnh về các khẩu hiệu bảo vệ môi trường và khởi tố Formosa mà họ đã tịch thu khi khám xét nhà của Mẹ Nấm.

[Image: b83e61e8-b731-46a4-88b6-d43f45c2997e.jpg]

Bản án 10 năm, một bản án nặng nề áp đặt lên một người bảo vệ môi trường so với những bản án khác trong vòng 10 năm trước, trung bình là 2-3 năm cho thấy "quyết tâm" của quan thầy Tập Cận Bình và tay sai Nguyễn Phú Trọng.

Để có thể tạo áp lực lên Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn cần lôi kéo Hà Nội vì Việt Nam là nước có chủ quyền tại Biển Đông. Một ván cờ ngoại giao được mở ra: Hoa Kỳ - Việt Nam - Trung Quốc trong đó Hoa Kỳ vừa tìm cách tiến hành những cuộc thương thảo để Hà Nội nghiêng về phía Washington. Trong cuộc thương thảo này có nhiều phép thử được đưa ra để đo lường thiện chí của Hà Nội và mức độ đi ngược lại ý muốn Bắc Kinh của Hà Nội. Một trong những phép thử là vấn đề nhân quyền và Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người chống Formosa, chống các dự án ô nhiễm môi trường của Tàu, chống du lịch Tàu, chống sự xâm lược của Tàu tại Hoàng Sa và Trường Sa... là đối tượng chính trong cuộc thương thảo cho "phép thử nhân quyền".

[Image: 5d16bf17-b04d-4e6b-b443-9bdfc0bbbebf.jpeg]
Thư của cháu Nguyễn Bảo Nguyên viết cho Đệ Nhất Phu nhân Melania Trump.

Trong bối cảnh đã trình bày ở trên, các thành viên của MLBVN đã quyết định sẽ nương vào sự quan tâm và nhu cầu của Hoa Kỳ để đẩy mạnh nỗ lực vận động với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Những lá thư của chính con gái của Mẹ Nấm là Nguyễn Bảo Nguyên viết, không có góp ý hay sửa đổi bởi người lớn trong gia đình đã được gửi đến bà Melania Trump để có thêm được những hỗ trợ tình cảm của bà trong Tòa Bạch Ốc.

[Image: th%C6%B0-nam-gui-Melania-FB-NTTLan.jpg?w=624&ssl=1]
Hoa Kỳ phản hồi về thư của con gái Mẹ Nấm https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41773556


Song song, MLBVN đã liên lạc, cung cấp dữ kiện và làm việc với các cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, các tòa đại sứ, Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu, các tổ chức quốc tế và các cơ quan truyền thông. Qua những tiếp xúc này, ngoài mục tiêu vận động sự hỗ trợ cho cuộc tranh đấu cho tự do của Mẹ Nấm, một mục tiêu khác cũng quan trọng ngang bằng là để cho các quốc gia, tổ chức quan tâm nhiều hơn đến tình trạng hủy diệt môi trường, vi phạm nhân quyền và làn sóng đàn áp, bắt bớ, bỏ tù nhiều người đang xảy ra tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, MLBVN đã liên lạc thông báo với nhiều đoàn thể tư nhân ngoại quốc để đem vấn đề Việt Nam, thảm họa môi trường, đàn áp nhân quyền trình bày với họ. Một trong những tổ chức đã dành nhiều cảm tình cho Mẹ Nấm là tổ chức ACAT tại Pháp và những thành viên của họ đã gửi hàng trăm thiệp thư để bày tỏ mối quan tâm và lòng thương yêu đối với Mẹ Nấm trong tù.

Ngày 30.5.2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công du Hoa Kỳ. Kết quả của cuộc thương thảo không đạt được như Nguyễn Xuân Phúc mong muốn. Vấn đề của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng được đưa ra. Kết quả của chuyến công du là 20 hợp đồng trị giá $10 tỉ đô la.

Trong suốt 8 gần tháng, kể từ ngày Mẹ Nấm bị bắt (10.10.2016) cho đến lúc ông Phúc sang Mỹ, chế độ đã bỏ tù Mẹ Nấm không định thời hạn, không cho gia đình gặp mặt và không cho phép chính thức có luật sư. Đây là 3 điều do chế độ cố tình đặt ra để sử dụng cho những đổi chác trên bàn cờ thương thảo. Hai ngày sau khi rời Hoa Kỳ và về lại Việt Nam, ngày 02/06/2107, Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị các cai tù công an Khánh Hòa cho phép Mẹ Nấm viết thư gửi cho hai luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Khả Thành để chính thức mời biện hộ cho mình; chấm dứt tình trạng cầm tù vô thời hạn và đưa Mẹ Nấm ra xử vào ngày 29.06.2017; đồng thời cho phép bà Nguyễn Tuyết Lan vào thăm con gái lần đầu tiên vài ngày trước phiên tòa.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực và Nguyễn Phú Trọng đang bắt đầu có những nỗ lực cho cuộc đốt lò sẽ xảy ra nên Hà Nội đã nhượng bộ. Một vài người bạn làm trong Bộ Ngoại Giao cho biết Hà Nội có thể đồng ý một đề nghị vào buổi sáng và đổi ý vào buổi chiều sau một cú gọi từ Bắc Kinh.

Ngày 29.06.2017, một tháng sau khi Nguyễn Xuân Phúc đi Mỹ, nhà cầm quyền đưa Mẹ Nấm ra xử tại phiên toà sơ thẩm và tuyên án bỏ tù Mẹ Nấm 10 năm. Một bản án nặng nề ngoài sự phỏng đoán của tất cả mọi người.

Trước những biến chuyển của tình hình, MLBVN vẫn vững tin rằng tình thế sẽ thay đổi. Tuy nhiên, các thành viên nòng cốt của MLBVN nghĩ rằng có thể sẽ chấp nhận điều kiện mà chế độ đặt ra: đó là blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ bị tống xuất khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, MLBVN đòi hỏi mẹ và hai con của Mẹ Nấm phải được cùng đi - đây là cách duy nhất để Mẹ Nấm chấp nhận. Các thành viên MLBVN đã tìm cách để chuyển dự kiến này đến Mẹ Nấm trong tù để thuyết phục Mẹ Nấm đồng ý.

Ngày 7.7.2018 Mẹ Nấm bắt đầu cuộc tuyệt thực trong tù trong lúc các thành viên bên ngoài đẩy mạnh cuộc tranh đấu. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các Toà đại sứ nước ngoài tại Việt Nam, các Ủy ban Nhân quyền của LHQ và các Tổ chức quốc tế được thông báo và cập nhật sát sao về tình hình tuyệt thực của Mẹ Nấm. Áp lực đòi hỏi vào tù thăm gặp Mẹ Nấm tới tấp gửi đến nhà cầm quyền CSVN từ mọi phía.

Ngày 11.7.2018 nhân viên của Toà Đại sứ và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo cho thành viên của MLBVN là nhà cầm quyền CSVN đã đồng ý trả tự do cho blogger Mẹ Nấm và cũng đồng ý để cả nhà sang định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền không cho biết ngày nào Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra khỏi nhà tù.

Trong khi chờ đợi nhà cầm quyền thông báo ngày đi chính thức của gia đình, MLBVN đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ bảo lãnh cho Mẹ Nấm và gia đình với Sở Di trú Hoa Kỳ. Ngày 23.8.2018 bà Tuyết Lan cùng hai cháu Nấm và Gấu đi Sài Gòn để làm thủ tục Visa nhập cảnh Hoa Kỳ.

Ngày 28.8.2018 gia đình nhận được Visa để nhập cảnh Hoa Kỳ và Visa sẽ hết hạn vào ngày 26.9.2018. Tuy nhiên, đến ngày 20/9/2018 nhân viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam nêu lý do thiếu nhân sự vì những người phụ trách hồ sơ của Mẹ Nấm phải đi sang Úc tham dự Hội nghị cho nên vẫn chưa có thể xác định ngày trả tự do cho Mẹ Nấm.

Do đó ngày 20.09.208 gia đình của Mẹ Nấm phải đi gia hạn Visa lần 2 với và ngày hết hạn sẽ là 19.10.2018. Sau đó, Hoa Kỳ thông báo cho VN là ngày trả tự do cho Mẹ Nấm trễ nhất là ngày 26.9.2018.

Vào lúc 16h02 chiều ngày 28.09.2018 nhà cầm quyền CSVN thông báo sẽ thả Mẹ Nấm vào ngày 03.10.2018, và dự kiến ngày rời Việt Nam sẽ là 03.10.2018 hoặc 04.10.2018 và đây là "sự đồng ý sau cùng đã được phê chuẩn". Mạng lưới Blogger VN chuẩn bị lấy vé cho Mẹ Nấm và gia đình.

Chỉ 1 giờ sau, lúc 17h04 Bộ Ngoại Giao Việt Nam lại cho biết là có vấn đề trong đối thoại nội bộ và họ không thể xác định ngày nào sẽ trả tự do cho Mẹ Nấm.

Vào lúc 17h59 ngày 11.10.2018, MLBVN nhận được tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết chính thức Mẹ Nấm sẽ được trả tự do vào ngày 17.10.2018, tức chỉ hai ngày trước khi visa lần 2 của gia đình hết hạn.

6:30 sáng, 17.10.2018, 2 xe mang biển số 80 của Bộ Công An và 1 xe 16 chỗ ngồi của trại giam đã chở Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rời trại giam để tống xuất Mẹ Nấm ra khỏi Việt Nam. Vì vé chuyến bay sẽ cất cảnh lúc 12 giờ trưa nên xe công an cố ý dừng lại ở trạm Cầu Giẽ Ninh Bình, nghỉ 40 phút để khi đến sân bay Nội Bài là gần sát giờ bay. Công an đã hộ tống Mẹ Nấm vào cổng sau dành riêng cho nhân viên. Tại đây Công an chỉ cho phép Mẹ Nấm gặp nhân viên Đại sứ Quán Hoa Kỳ trong vòng 5 phút. Sau đó Mẹ Nấm đã lên máy bay cùng nhân viên của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Sau 2 năm 7 ngày, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp lại 2 con trên máy bay.

Trưa thứ Tư, ngày 17.10.2018 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gia đình đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Taipei và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11 khuya cùng ngày.

Tự do đã đến với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau 2 năm 7 ngày. Một giai đoạn mới trong cuộc đời của người phụ nữ tranh đấu cho quyền làm người, cho toàn vẹn lãnh thổ, cho an toàn môi trường sẽ nối tiếp. Không còn được ở quê hương của mình nhưng ở xứ người. Như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã luôn nói, không ai và không hoàn cảnh nào có thể làm Quỳnh đánh mất khát vọng và ngọn lửa đấu tranh của Quỳnh.
Reply
#3
Clip: Mẹ Nấm đã tới Houston


Reply
#4
 11/12/2018 - 08:51:19


Mẹ Nấm được nhắc tới trong những "Nhân vật Trong Năm 2018" của báo Time

[Image: time2.jpg]
Mẹ Nấm (Time)  Nguyen Ngoc Nhu Quynh, known by her pen name Mother Mushroom, is a Vietnamese blogger who drew attention for criticizing the Communist Party–controlled government. In 2017, she was sentenced to 10 years in prison for “propaganda against the state.” In October, Quynh was released in a freedom-for-exile deal. Now in the U.S., she vows to continue highlighting abuses in her home country.  http://time.com/person-of-the-year-2018-the-guardians/

Moises Saman—Magnum Photos for TIME



NEW YORK - Báo Time đã vinh danh những nhà báo bị sát hại hoặc bị cầm tù từ khắp nơi trên thế giới là “Nhân Vật Trong Năm 2018.” Đây là một cuộc bình chọn danh tiếng và được chờ đợi nhất vào mỗi dịp cuối năm.

Trang bìa của Time có bốn ấn bản khác nhau về hình ảnh “Những Người Bảo Vệ” (The Guardians). Báo Time vinh danh họ là những người dùng ngòi bút bảo vệ công lý và bị trả thù trong “Cuộc Chiến Sự Thật.”

Ảnh bìa đầu tiên là nhà báo Jamal Khashoggi, người đã bị sát hại hồi đầu tháng 10 tại tòa lãnh sự Saudi Arabia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên Time bình chọn một người đã qua đời làm “Nhân Vật Trong Năm.”

[Image: time1.jpg]
Mẹ Nấm, hàng dưới thứ nhì từ bên phải, được báo Time ghi nhận là một trong các tiếng nói cho sự thật chống bạo quyền trong năm nay.

Nhà báo người Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi thường chỉ trích người cai trị Saudi trên thực tế là Thái Tử Mohammed bin Salman. Ông Khashoggi bị sát hại hai tháng trước tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul khi ông tới đó để lấy giấy tờ cho đám cưới sắp tới của ông.

Ba ảnh bìa còn lại là các nhà báo của tờ Capital Gazettle (tòa soạn tại Annapolis, Maryland bị một người nổ súng bắn hàng loạt gây thiệt mạng cho năm ký giả); bà Maria Ressa (chống sự tàn sát trong cuộc chiến trừ ma túy của Tổng Thống Rodrigo Duterte tại Phi Luật Tân), anh Wa Lone, 32 tuổi, và anh Kyaw Soe Oo, 28 tuổi, (hai ký giả của Reuters bị quân đội bắt tại Miến Điện vì tìm hiểu về sự đàn áp người Rohingyal).

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng là một trong những người được nêu danh trong cuộc bình chọn của Time. Dưới bức ảnh trắng đen của Mẹ Nấm, tạp chí này viết:

“Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến với bút danh Mẹ Nấm, là một blogger Việt Nam đã gây chú ý vì những chỉ trích đối với sự cầm quyền của đảng CSVN. Năm 2017, cô bị kết án 10 năm tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Đến tháng 10, 2018, Quỳnh được trả tự do trong hoàn cảnh bị tống xuất lưu vong. Dù hiện sống ở Hoa Kỳ, cô vẫn cam kết sẽ tiếp tục lên tiếng cho quê nhà.”
Báo cũng có một tấm hình thứ nhì của Mẹ Nấm riêng biệt màu trắng đen.

Báo chí tại Việt Nam có đăng tin về cuộc bình chọn của Time, nhưng không nhắc đến việc Mẹ Nấm cũng được nêu danh.

Danh hiệu “Nhân Vật Trong Năm” có từ năm 1927, là truyền thống hàng năm của tạp chí Time nhằm bình chọn những cá nhân hoặc tổ chức gây ảnh hưởng lớn đến thế giới. Đây cũng được đánh giá là cuộc bình chọn có uy tín bậc nhất toàn cầu.
(Trích Dân Làm Báo)
Reply