Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Krishnamurti Vấn Đáp: Bàn về Giáo dục ○ 20
#61
Cách lối đứng đắn đi đến vấn đề tạo ra một lòng tin lạ thường mà tôi quả quyết rằng ngài có thể dời đi được những rặng núi – những dãy núi của những thành kiến của riêng mình, sự nô lệ qui định của riêng mình. 

Bài này hay á huynh Anatta.  Clap 10_point Câu trên hay á anh! 


Đăng tiếp nha anh Anatta?  Hello Please  [Image: butterfly-heart-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
#62
Về Sự TẦM THƯỜNG
(On Triviality)


HỎI: Tâm trí phải chú trọng đến những sự việc gì?

KRISHNAMURTI: Đây là một thí dụ rất quí về đường lối thành hình của sự xung đột: sự xung đột giữa điều cần phải là gì đó, và điều đang là gì đó.

Thoạt tiên chúng ta thiết lập lên điều cần phải là gì đó, tức là lý tưởng, rồi cố gắng sống ăn rập theo khuôn mẫu ấy. Chúng ta cho rằng tâm trí phải chú trọng đến những sự việc cao thượng , với lòng vị tha, với lòng rộng lượng, với sự tử tế, với tình thương; đó là khuôn mẫu, tín ngưỡng, điều nên theo, điều bắt buộc phải theo, và chúng ta cố gắng sống ăn rập theo đó. Do đó có sự xung đột xảy ra giữa sự phóng ảnh về cái nên là gì đó và hiện thể, cái đang là , và qua sự xung đột kia chúng ta lại hy vọng được chuyển hóa. Khi mà chúng ta hãy còn chống chỏi với cái phải là gì đó thì chúng ta cảm thấy mình nhân đức, cảm thấy mình tốt lành, nhưng điều quan trọng là điều nào: cái phải là, hoặc cái đang là?

Tâm trí của chúng ta phải chú trọng đến những gì – không phải chú trọng về mặt ý thức hệ mà về mặt thực tế? Tâm trí của chúng ta chỉ chú trọng tới những điều tầm thường, dung phàm, phải thế không? Nào là chú trọng đến việc mình có vẻ, có dáng dấp như thế nào, nào là chú trọng đến tham vọng gian tham, đố kỵ, nói nhảm, ngồi lê đôi mách, tàn bạo hung dữ. Tâm trí đang sống trong một thế giới gồm toàn sự tầm thường xoàng xĩnh, và một đầu óc tầm thường tạo ra một khuôn mẫu cao thượng quí phái thì vẫn là tầm thường, phải thế không? Vấn đề này là không phải tìm hiểu xem tâm trí nên chú trọng tới những gì, mà là: tâm trí có thể nào tự giải vây ra khỏi sự tầm thường , những sự dung phàm? Nếu chúng ta tỉnh thức, nếu chúng ta tra hỏi tìm hiểu, chúng ta sẽ biết được những sự tầm thường đặc thù của riêng chúng ta: nói nhảm, nói ba hoa không ngừng, sự ba hoa không ngừng của trí óc, sự lo âu vụn vặt, lo chuyện này, lo chuyện nọ, tò mò tọc mạch về những việc làm, hành động, hành vi của thiên hạ, cố gắng đạt cho tới một kết quả nào đó, đeo bám vào sự phóng đại bản thân vân vân. Tâm trí chúng ta đều chú trọng tới những thứ như vậy, chúng ta cũng thừa rõ rồi. Điều ấy có thể chuyển hóa được? Đó mới là vấn đề, phải không? Còn việc hỏi về những gì tâm trí phải chú trọng thì đó chỉ là ấu trĩ, chưa trưởng thành.

Vậy, khi ý thức trực tiếp rằng tâm trí tôi chỉ là tầm thường, chỉ chú trọng tới những điều dung phàm tầm thường, thì tâm trí ấy có thể tự thoát khỏi trạng huống này? Phải chăng chính bản tính của tâm trí đã là tầm thường rồi? Tâm trí là gì, nếu không phải là kết quả của trí nhớ? Trí nhớ là gì? Nhớ về cách sống cho qua ngày, trường tồn, chẳng những ở mặt sinh lý vật chất mà cả ở mặt tâm lý bằng cách khai triển một số phẩm tính nào đó, một số đức hạnh nào đó, sự tích lũy của những kinh nghiệm, sự định cư của tự thể trong chính sinh hoạt của nó. Có phải đó là tầm thường không? Tâm trí, tức là kết quả của trí nhớ, của thời gian, đã là tầm thường trong tự thể; tâm trí có thể làm gì để tự giải thoát khỏi sự tầm thường của chính nó? Tâm trí có thể làm gì? Xin ngài hãy nhìn sự quan trọng của vấn đề này. Tâm trí, tức là sinh hoạt vị ngã, có thể nào tự giải vây khỏi sinh hoạt ấy? Dĩ nhiên là không thể nào được; dù tâm trí có làm gì đi nữa, thì nó vẫn là tầm thường, dung phàm. Nó có thể suy tưởng về Thượng đế; nó có thể bày ra những hệ thống chính trị, nó có thể đặt ra những tín ngưỡng, nhưng nó vẫn còn nằm trong lãnh vực của thời gian, sự thay đổi của nó chỉ là thiên chuyển từ ký ức này sang ký ức khác, nó vẫn bị ràng buộc bởi những giới hạn của chính nó.

Tâm trí có thể nào phá vỡ giới hạn ấy? Hay là giới hạn ấy đổ vỡ đi khi tâm trí trầm lặng, khi tâm trí không hoạt động, khi nó tri nhận những sự tầm thường của chính nó, dù nó có tưởng tượng sự tầm thường ấy thành ra vĩ đại đến đâu đi nữa? Khi đã thấy được sự tầm thường của nó, tâm trí ý thức trọn vẹn về những sự tầm thường ấy và nhờ thế trở nên thực sự trầm lặng – chỉ lúc ấy mới có thể thấy những sự tầm thường ấy rơi rớt đi. Khi mà ngài vẫn còn tra hỏi tìm xem tâm trí phải chú trọng đến những gì thì tâm trí sẽ chú trọng đến những cái dung phàm, dù sự dung phàm ấy có thể là việc xây cất nhà thờ, đọc kinh hoặc đi chùa, đi đền, đi nhà thờ, làm gì đi nữa thì vẫn là dung phàm. Chính tâm trí là bần tiện, thấp hèn rồi và chỉ nói rằng nó bần tiện thấp hèn thì ngài vẫn chưa giải tan sự bần tiện thấp hèn ấy được. Ngài phải hiểu nó, tâm trí phải tri nhận những sinh hoạt của chính nó và trong tiến trình tri nhận kia, trong sự trực thức về những điều tầm thường nhỏ mọn kia mà nó đã dựng lên một cách ý thức hoặc vô thức, tâm trí mới trở nên trầm lặng. Trong sự trầm lặng ấy một trạng thái sáng tạo xuất hiện và đây mới là yếu tố mang đến một sự chuyển hoá.

***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#63
VỀ SỰ TĨNH LẶNG CỦA TÂM THỨC
(On the Stillness of the Mind)


HỎI: Tại sao ngài nói tới sự tĩnh lặng của tâm thức và sự tĩnh lặng này là gì?

KRISHNAMURTI: Nếu chúng ta muốn hiểu bất cứ điều gì thì tâm trí có cần phải tĩnh lặng? Nếu chúng ta có một vấn đề nào đó thì chúng ta lo âu bận tâm về nó, phải thế không? Chúng ta khảo sát nó, phân tích nó, xé nát nó ra từng mảnh vụn, vì mong ước tìm hiểu nó. Vậy, có phải chúng ta tìm hiểu bằng nỗ lực, bằng phân tích, bằng so sánh, bằng bất cứ hình thức chống chỏi tinh thần? Dĩ nhiên sự hiểu biết chỉ đến khi tâm thức được trầm tĩnh trầm lặng vô cùng. Chúng ta cho rằng chúng ta càng chống trở với vấn đề đói kém, chiến tranh, hoặc bất cứ vấn đề nhân sự nào khác, càng chống chỏi giao tranh với vấn đề thì càng hiểu được vấn đề hơn nữa. Có đúng vậy không? Những trận chiến tranh đã tiếp diễn từ bao thế kỷ, xung đột giữa những cá nhân, giữa những xã hội cũng đã tiếp diễn từ lâu; chiến tranh bên ngoài cũng như chiến tranh bên trong vẫn hằng cửu xuất hiện ra đó. Có phải chúng ta giải quyết trận chiến tranh kia, sự xung đột kia, bằng sự xung đột khác lớn hơn nữa, bằng sự chống chỏi khác mãnh liệt hơn nữa, bằng nỗ lực gian manh hơn lên? Hay là có phải chúng ta chỉ hiểu vấn đề khi chúng ta đối mặt trực tiếp với vấn đề, nhìn thẳng vào sự kiện? Chúng ta chỉ có thể đối diện với sự kiện khi nào không có sự manh động xen vào giữa tâm trí và sự kiện, vì thế, điều quan trọng phải chăng là tâm trí được trầm lặng, nếu chúng ta hiểu được thế?

Cố nhiên điều không thể tránh được là ngài sẽ hỏi, “Làm thế nào có thể làm cho tâm trí được trầm lặng?” Đó là phản ứng lập tức, phải thế không? Ngài nói, “Tâm trí tôi bị chao động, bất an và làm thế nào tôi có thể giữ cho nó tĩnh lặng?” Bất cứ hệ thống nào có làm cho tâm trí được tĩnh lặng? Có thể nào một phương trình, một kỷ luật làm cho tâm trí im lặng? Có thể làm được; nhưng khi tâm trí được làm cho im lặng thì đó có phải là sự im lặng? Có phải là sự trầm lặng? Hay là tâm trí chỉ bị đóng nhốt trong một ý tưởng, trong một phương trình, trong một từ ngữ? Tâm trí như thế chỉ là một tâm trí chết, phải thế không? Đó là lý do cắt nghĩa tại sao phần đông những kẻ cố gắng tu hành, cố gắng sống đời sống gọi là “tâm linh” đều là những kẻ chết – vì họ đã rèn luyện cho tâm trí họ trở nên trầm lặng, họ tự nhốt họ vào trong phương trình để được sự trầm lặng. Dĩ nhiên một tâm trí như thế không bao giờ trầm lặng được; nó chỉ bị đàn áp, đè xuống.

Tâm thức được trầm lặng khi nó nhìn thấy sự thật rằng sự hiểu biết chỉ đến khi nó trầm lặng; rằng nếu tôi muốn hiểu ngài thì tôi phải trầm lặng, tôi không thể có những phản ứng đối nghịch với ngài, tôi không phải phản ứng đối nghịch với ngài, tôi không phải có thành kiến, tôi phải xua bỏ tất cả sự kết luận của tôi, những kinh nghiệm của tôi và đón gặp ngài, mặt nhìn mặt. Chỉ có lúc ấy, khi tâm trí thoát ra ngoài sự qui định, thì tôi mới hiểu biết được. Khi tôi nhìn thấy được sự thật của vấn đề ấy, lúc ấy tâm trí tôi được trầm lặng – và lúc ấy không có vấn đề cách nào làm cho tâm trí được trầm lặng. Chỉ có chân lý mới có thể giải phóng tâm trí ra ngoài sự vận hành ý niệm của nó; muốn thấy được chân lý, tâm trí phải ý thức sự kiện. Khi mà tâm trí vẫn dao động thì nó không thể nào hiểu biết giao cảm được. Sự im lặng của tâm trí, sự trầm lặng của tâm trí, không phải là một sự thể được tạo ra bởi thế lực ý chí, bởi bất cứ hành động tham dục nào; nếu thế, lúc ấy, tâm trí bị đóng nhốt, cô lập, đó là tâm trí chết và vì thế không có khả năng uyển chuyển, thích ứng, nhu nhuyến, nhanh nhẹn. Một tâm trí như thế không có tinh thần sáng tạo gì cả.

Vấn đề của chúng ta bây giờ không phải là làm thế nào cho tâm trí được trầm lặng mà tìm thấy sự thật của mọi vấn đề vừa khi vấn đề tự trình bày ra cho chúng ta. Việc ấy giống như mặt hồ trở nên tĩnh lặng khi gió ngừng thổi. Tâm trí chúng ta bị xao động vì chúng ta có những vấn đề; và muốn tránh những vấn đề, chúng ta làm cho tâm trí trầm lặng. Chính tâm trí đã phóng hiện những vấn đề và không có vấn đề nào tách biệt với tâm trí; khi mà tâm trí phóng rọi bất cứ quan niệm nào về cảm tính, thực hành bất cứ hình thức im lặng nào thì nó không bao giờ có thể im lặng được. Khi tâm trí ý thức rằng chỉ có sự trầm lặng mới có sự giao cảm hiểu biết – lúc ấy, tâm trí trở nên rất trầm lặng. Sự trầm lặng ấy không phải xuất hiện do sự cưỡng ép, do kỷ luật; đó là một sự trầm lặng mà một trí óc dao động không bao giờ hiểu được.

Nhiều người tìm kiếm sự an tĩnh tâm trí bằng cách rút lui khỏi đời sống hoạt động và trở về thôn làng, đi vào một tu viện, đi vô núi hoặc họ rút lui vào trong những ý tưởng, tự đóng nhốt với một tín ngưỡng, hoặc tránh những kẻ gây phiền rầy cho họ. Sự cô lập như thế không phải là sự an tĩnh trầm lặng của tâm trí. Đóng nhốt vây bọc tâm trí trong một ý tưởng hoặc trốn tránh những kẻ gây phiền não thì không tạo ra được sự an tĩnh tâm trí. Sự an tĩnh tâm trí chỉ hiện đến khi không còn tiến trình cô lập qua sự tích lũy mà là hiểu trọn vẹn toàn thể tiến trình tương giao. Sự tích lũy làm cho tâm trí già nua; chỉ khi nào tâm trí được mới lạ, tươi tắn, không có tiến trình tích lũy – chỉ có lúc ấy mới có được sự trầm lặng tâm thức.

Tâm trí trầm lặng không phải là tâm trí chết, tâm trí trầm lặng là tâm trí hoạt động nhất. Tâm trí an tĩnh là tâm trí linh hoạt nhất nhưng nếu ngài thể nghiệm sự trầm tĩnh ấy, khảo sát tâm trí an tĩnh ấy một cách sâu thẳm thì ngài sẽ thấy rằng trong sự trầm tĩnh ấy không có sự phóng hiện của tư tưởng nữa. Hiển nhiên trong tất cả mọi cấp độ, tư tưởng là phản ứng của trí nhớ và tư tưởng không bao giờ có thể hiện hữu trong trạng thức sáng tạo. Tư tưởng có thể diễn tả sự sáng tạo nhưng trong tự thể, tư tưởng không bao giờ có thể có tính cách sáng tạo. Khi có sự im lặng, sự trầm lặng tâm thức ấy không phải là một kết quả, lúc có sự trầm lặng như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng trong sự trầm lặng ấy mới hiện hữu sinh hoạt phi thường, hành động phi thường mà tâm trí xao động bởi tư tưởng không bao giờ có thể biết được. Trong sự trầm lặng ấy, không còn thể thức phương trình, không còn ý tưởng, không còn ký ức; sự trầm tĩnh là một trạng thức sáng tạo mà chỉ có thể được sở nghiệm khi nào có sự hiểu biết trọn vẹn về toàn thể biến trình của cái “tôi”. Nếu không thế, sự trầm tĩnh không có ý nghĩa gì cả. Chỉ trong sự trầm tĩnh ấy – không phải một kết quả – trong sự trầm lặng kia, sự vĩnh cửu mới được khám phá, sự vĩnh cửu ấy siêu việt lên trên thời gian.

***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#64
Tâm thức được trầm lặng khi nó nhìn thấy sự thật rằng sự hiểu biết chỉ đến khi nó trầm lặng.


Quá hay á anh Anatta! XX liked! XX liked á!  10_point Please Clap [Image: clapping-hands-above-head-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
#65
Tôi cũng like! Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Thumbs-up4 - KD
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
#66
VỀ Ý NGHĨA CỦA CUỘC ĐỜI
On The Meaning of Life


HỎI: Chúng ta sống mà không hiểu lý do tại sao phải sống. Đối với nhiều người chúng tôi, cuộc sống dường như chẳng có ý nghĩa gì cả. Ngài có thể cho chúng tôi biết ý nghĩa và mục đích của cuộc hiện sinh chúng tôi?

KRISHNAMURTI: Tại sao ngài hỏi như vậy? Tại sao ngài bảo tôi cho ngài biết về ý nghĩa của cuộc đời, mục đích của cuộc sống? Đối với chúng ta, cuộc đời có nghĩa là gì? Có phải đời sống có một ý nghĩa, một mục đích? Chẳng phải chính sự sống trong hiện tại này là mục đích của chính nó, ý nghĩa của chính nó rồi sao? Tại sao chúng ta lại muốn thêm nữa? Bởi vì chúng ta quá bất mãn với đời sống chúng ta, đời sống chúng ta quá trống rỗng, quá rẻ mạt, quá nhàm chán, làm đi làm lại, lặp đi lặp lại bao nhiêu việc như cũ, cho nên chúng ta muốn có một cái gì hơn nữa, một cái gì vượt hẳn lên trên những việc làm thông thường của chúng ta hiện nay. Bởi vì đời sống thường nhật của chúng ta quá rỗng tuếch, quá đần độn, quá vô nghĩa, quá chán chường, ngu xuẩn đến độ không thể chịu đựng nổi, cho nên chúng ta cho rằng cuộc đời phải có một ý nghĩa trọn vẹn hơn và đó là lý do cắt nghĩa tại sao ngài đặt câu hỏi này. Nhất định một người nào sống phong phú, nhìn thấy sự vật đúng như hiện thể của chúng, cảm thấy tự tại, tự túc với những gì hắn có được, người ấy không có tâm trí tán loạn gì cả; hắn sáng suốt minh mẫn, vì thế hắn không hỏi về mục đích của cuộc đời. Đối với hắn, chính sự sống hiện tại là sự bắt đầu và sự chấm dứt. Nỗi khó khăn của chúng ta là; bởi vì đời sống chúng ta trống rỗng, cho nên chúng ta muốn tìm thấy mục đích cho cuộc đời và dụng công cố sức để đạt tới mục đích ấy. Mục đích của đời sống như vậy chỉ có thể là sự trí thuật trừu tượng, chẳng có thực tại gì cả; khi mục đích của cuộc đời được đeo đuổi bởi một trí óc đần độn, chán chường, bởi một trái tim trống rỗng thì mục đích ấy cũng sẽ trống rỗng thôi. Do đó, mục đích của chúng ta là làm thế nào cho đời sống chúng ta trở nên phong phú giàu sang, không phải phong phú giàu sang với tiền bạc, của cải mà phong phú ở nội tâm – đây không phải là điều bí ẩn gì cả.

Khi ngài cho rằng mục đích của cuộc đời là hạnh phúc, rằng mục đích của cuộc đời là tìm thấy Thượng đế, chắc chắn lòng khao khát tìm thấy Thượng đế kia chỉ là một sự thoát ly trước đời sống và Thượng đế của ngài chỉ là một sự thể mà ngài có thể biết được. Ngài chỉ có thể lên đường hướng về một đối tượng mà ngài biết được; nếu ngài xây lên một cầu thang dẫn tới sự thể mà ngài gọi là Thượng đế thì chắc chắn đó không phải là Thượng đế. Chỉ có thể hiểu được thực tại trong sự sống hiện tại, chứ không phải trong sự đào thoát chạy trốn. Khi ngài tìm kiếm một mục đích của đời sống, thực ra ngài đang chạy trốn và không hiểu cuộc đời là gì. Cuộc đời là mối tương quan, cuộc đời là hành động trong tương quan; khi tôi không hiểu được tương quan, hoặc khi mối tương quan có tính cách tán loạn thì lúc ấy tôi tìm kiếm một ý nghĩa trọn vẹn tràn đầy hơn. Tại sao đời sống của chúng ta quá trống rỗng? Tại sao chúng ta cảm thấy quá cô đơn, quá thất vọng, phẫn chí? Bởi vì chúng ta không bao giờ nhìn vào bản thân chúng ta và không bao giờ tự hiểu mình. Chúng ta không bao giờ tự nhận với lòng mình rằng cuộc đời này là tất cả những gì mình biết được và rằng cuộc đời này do đó cần phải được hiểu một cách trọn vẹn hoàn toàn. Chúng ta vẫn thích chạy trốn bản thân và đó là lý do cắt nghĩa tại sao chúng ta tìm kiếm mục đích của cuộc đời bên ngoài sự tương giao. Nếu chúng ta bắt đầu hiểu được hành động, tức là tương giao của chúng ta với người đời, với tài sản, với những tín ngưỡng, và với những ý tưởng, lúc ấy chúng ta sẽ thấy rằng chính mối tương giao ấy đem đến phần thưởng của riêng nó. Ngài không phải tìm kiếm gì cả. Việc đó cũng giống như việc tìm kiếm tình yêu. Ngài có thể tìm thấy tình yêu bằng cách tìm kiếm nó? Tình yêu không thể rèn luyện được. Ngài sẽ chỉ tìm thấy tình yêu trong tương giao mà thôi, chứ không phải bên ngoài tương giao, và chính vì chúng ta không có tình yêu, cho nên chúng ta mới muốn có một mục đích trong đời sống. Ở đâu có tình yêu, tức là sự vĩnh cửu, thì ở đó không có sự đi tìm Thượng đế, bởi vì tình yêu là Thượng đế.

Chính bởi vì tâm trí của chúng ta nhét đầy mớ thuật ngữ bí hiểm và mớ lải nhải nhảm nhí, cho nên đời sống của chúng ta mới trống rỗng như thế và đó là lý do cắt nghĩa tại sao chúng ta tìm kiếm một mục đích vượt bên ngoài bản thân chúng ta. Muốn tìm thấy mục đích của đời sống, chúng ta phải đi qua khung cửa bản thân chúng ta. Một cách ý thức hoặc vô thức, chúng ta tránh đối mặt với những sự vật trong hiện tướng của chúng và vì thế chúng ta muốn Thượng đế mở cửa cho chúng ta, một cánh cửa bên kia trời. Câu hỏi về mục đích của đời sống chỉ được đặt ra từ những kẻ nào không thương yêu. Tình yêu chỉ có thể tìm thấy trong hành động, tức là mối tương quan giữa lòng đời.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#67
VỀ SỰ TÁN LOẠN TÂM THỨC
(On The Confusion of The Mind)


HỎI: Tôi đã nghe tất cả buổi nói chuyện của ngài và tôi đã đọc hết tất cả những quyển sách của ngài. Tôi xin hỏi ngài một cách đứng đắn, chân thành nhất, mục đích của cuộc đời tôi có thể là gì, nếu theo lời ngài nói, tất cả tư tưởng phải chấm dứt, tất cả kiến thức phải triệt tiêu đi, tất cả trí nhớ phải mất đi? Làm thế nào ngài giữ lại tương quan của trạng thể ấy với thế giới mà chúng ta đang sống, dù trạng thể ấy là gì đi nữa như ngài nói? Trạng thể như vậy còn tương quan liên hệ gì với cuộc hiện hữu thê thảm đau đớn của chúng tôi?

KRISHNAMURTI: Chúng ta muốn biết trạng thể này là gì , một trạng thể chỉ hiện hữu khi nào tất cả kiến thức, khi nào thực thể tri nhận, không còn đó nữa; chúng ta muốn biết trạng thể này có tương quan liên hệ với thế giới của chúng ta, thế giới sinh hoạt thường nhật, những đeo đuổi hàng ngày. Chúng ta biết rằng đời sống chúng ta hiện nay như thế nào – buồn bã, đau đớn, thường xuyên sợ hãi lo âu, không có gì hằng cửu; chúng ta quá biết rõ điều ấy, chúng ta muốn biết trạng thái kia có liên quan tương hệ gì với trạng thái này – và nếu chúng ta xua bỏ kiến thức, giải thoát khỏi những kỷ niệm của chúng ta, vân vân, thì mục đích của sự hiện hữu là gì.

Mục đích của cuộc sống là gì như chúng ta được biết hiện nay? – biết được sát với thực tế, chứ không phải lý thuyết trừu tượng thôi? Mục đích của cuộc sống thường nhật chúng ta là gì? Phải chăng chỉ là sống còn? Sống còn với tất cả sự khốn đốn, tất cả sự trầm thống, hỗn loạn, chiến tranh, tàn phá, vân vân. Chúng ta có thể tạo tác ra những lý thuyết, chúng ta có thể nói: “Cái này không như vầy mà phải là một cái khác”. Nhưng tất cả những thứ này đều là lý thuyết, không phải là những sự kiện dữ kiện. Chúng ta chỉ biết sự tán loạn, đau đớn, giày vò, những mối thù hận hiềm khích khôn cùng. Nếu chúng ta tỉnh thức hơn, chúng ta cũng biết được những sự tình ấy đã xảy ra như thế nào. Mục đích của đời sống từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, trong mỗi ngày một, là phá hoại tiêu diệt lẫn nhau, trục lợi lẫn nhau, đứng về mặt cá thể hoặc về về mặt tập thể loài người.

Trong cơn cô đơn, trong nỗi điêu đứng thống khổ, chúng ta đã cố gắng chạy trốn bản thân – bằng những cuộc giải trí, bằng những thần thánh thần tượng, bằng trí thức kiến thức, bằng đủ mọi hình thức tín ngưỡng, bằng tinh thần đồng hóa. Đó là mục đích hữu thức hoặc vô thức trong đời sống hiện tại của chúng ta . Có một mục đích nào sâu thẳm hơn, rộng rãi hơn; một tiêu đích siêu việt, không lệ thuộc vào cơn hỗn loạn, không thuộc vào sự thâu hái lời lãi, chiếm hữu? Trạng thái vô vi, không cần nỗ lực kia có tương quan liên hệ gì với đời sống thường nhật của chúng ta?

Chắc chắn trạng thái kia không có tương quan dính líu gì với đời sống của chúng ta. Làm thế nào dính líu được? Nếu tâm thức tôi tán loạn, hấp hối, cô đơn, làm thế nào tâm thức ấy có dính líu quan thiết với một sự thể không phải thuộc vào chính nó? Làm thế nào chân lý có thể liên quan tương hệ với sự giả dối, với ảo tưởng? Chúng ta không muốn nhận điều ấy, vì những hoài vọng của chúng ta, những sự tán loạn của chúng ta, đã làm chúng ta tin tưởng vào một thực thể vĩ đại hơn, tôn quí hơn, mà chúng ta cho rằng có liên quan với. Trong cơn thất vọng, chúng ta tìm kiếm chân lý, mong mỏi rằng khi khám phá được chân lý thì nỗi thất vọng của chúng ta sẽ tiêu tan đi.

Vì lẽ đó, chúng ta có thể thấy rằng một tâm thức tán loạn, một tâm hồn quằn quại đau đớn u sầu, một tâm trí ý thức được nỗi hoang trống cô liêu của nó thì không bao giờ có thể tìm thấy những gì vượt ra ngoài nó. Những gì siêu việt, vượt ra ngoài trí óc chỉ có thể xuất hiện khi nào những lý do của sự hỗn mang, thống khổ, cùng bách, đã được triệt tiêu hoặc được lãnh hội. Tất cả những gì tôi đã nói, đã đề cập đều là cách tìm hiểu bản thân, vì không có sự tự tri thì trạng thể kia không xuất hiện được, có xuất hiện đi nữa thì đó chỉ là ảo tưởng. Nếu chúng ta có thể hiểu được trọn vẹn tiến trình bản thân chúng ta từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, lúc ấy chúng ta sẽ thấy rằng trong việc quét sạch sự hỗn loạn của nội tâm thì trạng thể kia mới xuất hiện. Lúc ấy, sự hiện nghiệm về trạng thể kia mới có sự tương quan liên hệ với trạng thể này. Nhưng trạng thể này sẽ không bao giờ có tương quan liên hệ với trạng thể kia được. Đứng bên này bình phong, đứng bên này trong bóng tối, ở trong bóng tối, làm thế nào mình có thể kinh nghiệm về ánh sáng, về sự tự do? Nhưng một lần mình có kinh nghiệm về chân lý thì lúc ấy ngài có thể đặt tương quan kinh nghiệm ấy với trần gian này, thế giới mà chúng ta đang sống.

Nếu chúng ta chưa bao giờ biết tình yêu là gì, nhưng chỉ biết sự cãi lẫy, khốn khó, xung đột, tương tranh thì làm thế nào chúng ta có thể thực hiện được tình yêu kia, vì tình yêu chẳng phải thuộc về tất cả những trạng huống đối nghịch kia? Nhưng một lần nào đã thể nghiệm tình yêu kia rồi, lúc ấy, chúng ta sẽ không phải bận tâm tìm kiếm sự tương quan nào cả. Lúc ấy, tình yêu, sự thông minh, tác động xuất sinh. Nhưng muốn thể nghiệm trạng thái ấy, tất cả kiến thức, những kỷ niệm tích trữ, những sinh hoạt duy ngã phải chấm dứt, để cho tâm trí không còn khả năng phóng ảnh ngoại hiện bất cứ cảm giác nào. Lúc ấy, khi sở nghiệm như vậy, hành động mới xuất sinh giữa lòng đời.

Chắc chắn đó là mục đích của cuộc hiện hữu – nghĩa là vượt qua sinh hoạt vị ngã của tâm trí. Khi sở nghiệm trạng thể ấy, một trạng thể mà tâm trí không thể đo lường được, lúc ấy, chính sự sở nghiệm ấy về trạng thể kia sẽ tạo ra một cuộc cách mệnh nội tại. Lúc ấy, nếu tình yêu hiện hữu thì không còn vấn đề xã hội nữa. Khi tình yêu giáng thế thì không còn bất cứ vấn đề nào nữa. Vì chúng ta không biết yêu thương, cho nên chúng ta mới có những vấn đề xã hội và những hệ thống triết lý để đối phó với những vấn đề của chúng ta. Tôi bảo rằng những vấn đề này không bao giờ có thể giải quyết được bằng bất cứ hệ thống ý thức nào, dù là ý thức của tả phái hoặc của hữu phái hoặc của trung phái. Những vấn đề ấy có thể giải tan được sự tán loạn của chúng ta; sự thống khổ, sự tự diệt chỉ có thể giải tan được là khi nào chúng ta có thể thực hiện trạng thể mà không còn tự phóng ảnh ngoại hiện nữa. 

***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#68
VỀ SỰ CHUYỂN HÓA TÂM THỨC
(On Transformation)


HỎI: Đối với ngài, sự chuyển hóa tâm thức có nghĩa là gì?

KRISHNAMURTI: Cố nhiên, phải cần có một cuộc cách mệnh triệt để. Cuộc khủng hoảng ở thế giới đòi hỏi điều ấy. Đời sống chúng ta đói hỏi điều ấy. Những biến sự hàng ngày, những thao thức đeo đuổi, những lo âu xao xuyến của chúng ta, đòi hỏi điều ấy. Phải cần có một cuộc cách mạng tận nền tảng, cơ sở, tận gốc rễ, bởi vì mọi sự chung quanh ta đã sụp đổ. Dường như vẫn còn trật tự, thực ra thì sự suy đồi đang rã dần, sự phá hoại vẫn đang ăn rũa dần hồi, chầm chậm: ngọn sóng phá hoại đang thường xuyên nhảy tràn qua ngọn sóng cuộc đời. Vì thế phải cần có một cuộc cách mệnh, một sự chuyển y – không phải một cuộc cách mệnh được xảy ra trên một ý tưởng, ý niệm. Một cuộc cách mệnh như vậy chỉ là sự lưu diễn của ý tưởng, chứ không phải một cuộc chuyển hóa biến thiên tận gốc rễ, tận căn để. Bất cứ cuộc cách mệnh nào xây dựng trên một ý tưởng đều đem đến sự đẫm máu tương tàn, phân tán, đổ vỡ, hỗn mang. Ngài không thể tạo ra trật tự từ sự hỗn mang và mong mỏi thiết lập trật tự lại từ sự hỗn mang ấy. Ngài không phải là những phần tử được Trời chọn để tạo ra trật tự thoát từ sự hỗn mang, tán loạn. Đó là luận điệu suy tưởng sai lầm bên phía những người muốn gây ra thêm nhiều hỗn loạn để mà tạo ra sự trật tự. Vì trong khoảnh khắc nhất thời, khi họ chiếm giữ quyền hành, họ tự cho là họ biết đủ cách để đem lại trật tự. Khi nhìn thấy toàn thể tai họa – những trận chiến tranh tiếp diễn trở đi trở lại luôn luôn: sự xung đột không dứt giữa những giai cấp, giữa những dân tộc, sự bất bình đẳng khủng khiếp về mặt xã hội và kinh tế, sự bất bình đẳng về khả năng và tài năng, hố ngăn cách đào sâu giữa những kẻ quá hạnh phúc, tâm thức trơ lỳ bất lay động, và những kẻ bị vướng kẹt nghiền nát trong căm hờn, hận thù, xung đột, tranh chấp và khốn cùng – khi nhìn thấy tất cả mọi sự này, thì cần phải có một cuộc cách mệnh, cần phải có một cuộc chuyển hóa toàn triệt, phải thế không?

Có phải sự chuyển hóa này, cuộc cách mệnh triệt để này là một việc tối hậu, xảy ra sau cùng hoặc xảy ra từ giây phút này đến giây phút khác? Tôi biết rằng chúng ta vẫn thích đó là việc xảy ra sau cùng; vì suy nghĩ qua phạm trù của khoảng cách xa xôi thì dễ dàng hơn. Sau cùng rồi chúng ta sẽ được chuyển hóa, sau cùng rồi chúng ta sẽ được hạnh phúc, sau cùng rồi chúng ta sẽ tìm thấy chân lý; trong khoảng thời gian ấy, trong thời gian chờ đợi thì chúng ta vẫn tiếp tục lưu diễn sinh hoạt cũ. Hiển nhiên một tâm thức như vậy, suy tư qua phạm trù của tương lai, thì vẫn không thể nào tác động ngay vào hiện tại; do đó, tâm trí ấy không tìm kiếm sự chuyển hóa tâm thức mà chỉ trốn tránh sự chuyển hóa ấy. Đối với chúng ta, sự chuyển hóa có nghĩa là gì?

Sự chuyển hóa không phải trong tương lai, không bao giờ có thể xảy ra trong tương lai. Sự chuyển hóa chỉ có thể xảy ra ngay bây giờ , từng giây phút một, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. Vì thế đối với chúng ta, sự chuyển hóa có nghĩa là gì? Dĩ nhiên là rất giản dị: nhìn thấy sự sai lầm như là sai lầm và sự đúng thật như là đúng thật. Nhìn thấy sự thật trong điều sai và nhìn thấy điều sai trong những gì đã được nhận như là sự thật. Nhìn thấy điều sai như là sai và sự thật như thật là sự chuyển hóa tâm thức, vì lúc ngài thấy rõ ràng điều gì đó như là sự thật thì chính sự thật ấy giải phóng ngài; khi ngài nhìn thấy điều gì là sai lầm thì điều sai lầm ấy rơi mất đi. Khi ngài thấy rằng những nghi lễ chỉ là sự lặp lại phù phiếm, khi ngài thấy sự thật của điều ấy và không biện minh nó thì lúc ấy sự chuyển biến hiện đến, phải thế không? Vì một sự triền phược khác đã biến mất.

Khi ngài thấy sự phân chia giai cấp là sai lầm, rằng điều ấy đã gây ra sự xung đột thống khổ, gây ra sự phân hóa giữa loài người, khi ngài thấy sự thật của điều ấy thì chính sự thật ấy giải phóng ngài. Chính sự trực nhận về sự thật ấy đã là sự chuyển hóa, phải thế không? Vì chúng ta bị bao vây bởi quá nhiều điều sai lầm, cho nên sự trực nhận điều sai lầm ấy từ giây phút này đến giây phút khác chính là sự chuyển hóa rồi. Chân lý không có tính cách chồng chất, tích trữ. Chân lý nằm ngay trong từng giây phút một, từng khoảnh khắc, từng thoáng chốc. Những gì được chồng chất, tích lũy, chính là trí nhớ, và với trí nhớ, các ngài không bao giờ có thể tìm thấy chân lý, vì trí nhớ thuộc vào thời gian – và thời gian là quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian, tức là sự kế tục, không thể nào tìm thấy được sự vĩnh cửu trong thời gian. Những gì trường tồn không phải là vĩnh cửu; sự vĩnh cửu nằm ngay trong khoảnh khắc này. Sự thiên thu là ở ngay bây giờ. Hiện tính không phải là suy tưởng về quá khứ cũng không phải sự kế tục của quá khứ xuyên qua hiện tại để đi đến tương lai.

Bất cứ tâm trí nào thèm khát một cuộc chuyển hóa ở tương lai, hoặc mong mỏi sự chuyển hóa như là một cứu cánh xảy ra ở cuối đường thì không bao giờ có thể tìm thấy được chân lý, vì chân lý là sự thể thoáng hiện trong từng giây phút, chân lý phải được khám phá một cách mới lạ luôn; không thể nào có được sự khám phá bằng việc tích lũy. Làm thế nào ngài có thể khám phá điều mới lạ nếu ngài còn đeo nặng gánh cũ? Chỉ khi nào bỏ đi gánh nặng cũ kỹ của tâm thức thì ngài mới khám phá được điều mới lạ. Muốn khám phá điều mới lạ, điều vĩnh cửu, trong hiện tại, trong từng giây phút từng khoảnh khắc, mình cần phải có một tâm trí linh hoạt mẫn tiệp lạ thường, một tâm trí không tìm kiếm một kết quả nào, không muốn trở nên thành đạt. Một tâm thức muốn trở nên thành đạt thì không bao giờ có thể biết được sự khoái cảm ngây ngất trọn vẹn của lòng tự tại; không phải sự mãn nguyện của lòng thỏa mãn tự phụ; không phải sự mãn nguyện của một kết quả đạt được mà là sự mãn nguyện hiện đến khi tâm trí thấy được điều sai trong hiện thể, trong “cái đang là” . Sự trực nhận về sự thật ấy là từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác; và sự trực nhận ấy sẽ bị triển hoãn lại nếu mình diễn dịch khoảnh khắc kia thành ra ngôn từ, chữ nghĩa.

Sự chuyển hoá không phải là một cứu cánh, một kết quả. Sự chuyển hóa không phải là một thành quả. Sự kết quả, thành quả ngụ ý về sự cặn bã, dư tích, một nhân và một quả. Ở đâu có nhân thì nhất định ở đấy có quả. Quả chỉ là kết quả của lòng dục vọng thèm khát muốn được chuyển hóa. Khi ngài thèm muốn được chuyển hóa thì ngài vẫn còn suy tư trong phạm trù biến dịch, vô thường, thành đạt, trở nên, dịch hóa; vô thường không bao giờ có thể hiểu được thực tại. Chân lý là hiện tính trong từng giây phút, trong từng khoảnh khắc và sự hạnh phúc nào được lưu diễn liên tục thì không phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là trạng thái hiện thể, phi thời gian. Trạng thái phi thời gian ấy chỉ có thể hiện đến khi mình bất mãn cùng độ - không phải sự bất mãn cố tìm ngõ thoát để chạy trốn, mà phải là nỗi bất mãn khôn nguôi, không ngõ thoát, không chạy trốn, không còn tìm kiếm sự thành đạt, thành thân nữa. Chỉ lúc ấy, chỉ trong trạng thái bất mãn tối thượng ấy thì thực tại mới xuất hiện. Thực tại ấy không thể mua chác được, không thể bán buôn được, không thể lặp đi nhắc lại được; thực tại ấy không thể bắt gặp được trong những sách vở. Thực tại ấy phải được tìm thấy trong từng khoảnh khắc, trong nụ cười, trong giọt lệ, dưới một chiếc lá chết, trong những tư tưởng phiêu lãng bâng quơ, trong sự tràn đầy sung mãn của tình yêu.

Tình yêu không khác chân lý. Tình yêu là trạng thái mà tiến trình tư tưởng như là thời gian đã chấm dứt toàn triệt. Ở đâu có tình yêu thì ở đó có sự chuyển hóa tâm thức. Không có tình yêu thì sự cách mệnh sẽ vô nghĩa, vì lúc ấy cách mệnh chỉ là phá hoại, suy đồi, gây thêm nhiều thống khổ tràn ngập. Ở đâu có tình yêu, ở đó có cách mệnh, bởi vì tình yêu là chuyển hóa trong từng giây phút.


***

Chấm dứt Phần Vấn Đáp của quyển "Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng."

-----------------------------------------
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#69
Bài chót là đăng tháng 7, 2019. Xem bộ sư huynh này giải nghệ VB rồi. Thế là hết xem được Krisnamurit. - Crying-face4 - KD
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
#70
Chay Miệng hay Chay Lòng

Hỏi: Thưa ngài, hành vi giết hại một con ruồi (fly) có cùng mức độ như là giết hại một con vật (animal) hay con người không?

J. Krishnamurti: Ngài sẽ bắt đầu nhận biết được sự sát sinh này từ đâu đây, như thế nào đây? Ngài bảo rằng ngài sẽ không tham gia chiến tranh, giết hại sanh mạng con người (tôi không biết ngài có nói điều này hay không, điều này do ở nơi ngài), nhưng ngài lại không phản đối về việc ngài đứng về phe nhóm của ngài và phe phái của tôi. Ngài không phiền để ý về việc ngài tin tưởng một điều gì đó và bảo vệ lập trường quan điểm điều ngài tin tưởng. Ngài cũng không bận lòng lo lắng về việc giết hại con người bằng từ ngữ, lời nói, hay với điệu bộ cử chỉ khoa tay múa chân của ngài – nhưng ngài lại đi lo lắng quan tâm đến việc không nên giết hại một con ruồi! Một vài năm trước, khi tôi ở trong một quốc gia nơi mà Phật giáo được chấp nhận. Nếu ngài là một phật tử thực thụ, thì phải giữ một trong những giới luật là “không được sát sinh.” Có hai người phật tử đến gặp tôi và nói, “Chúng tôi có một vấn đề phiền phức: chúng tôi không muốn sát sinh. Chúng tôi là những phật tử nhiệt thành, chúng tôi được giáo huấn ‘không nên giết hại sinh mạng’, nhưng chúng tôi thích ăn trứng và không muốn giết hại cái trứng có khả năng sinh thành – vậy thì chúng tôi nên làm sao đây?Ngài hiểu chứ? Trừ phi, trong nội tâm ngài hiểu rất rõ ràng là sát sinh, giết hại hàm ngụ ý nghĩa gì – không chỉ bằng khẩu súng không thôi, mà còn là với lời nói, từ ngữ, cử chỉ điệu bộ, với sự phân biệt chia rẽ bằng cách nói “quốc gia của tôi”, “quốc gia của anh”, “Thượng Đế của tôi”, “Thượng Đế của anh” thì nhất định sẽ không tránh khỏi sự tàn sát giết hại lẫn nhau xảy ra trong hình thức nào đó. Đừng làm quá lắm về việc giết một con ruồi, rồi sau đó lại đi “lấy mạng” người hàng xóm bằng miệng lưỡi của mình.

Tôi chưa từng bao giờ ăn thịt (mặn) trong suốt cuộc đời tôi, và thậm chí cũng không biết mùi vị nó ra làm sao, dù rằng tôi có mang giày da. Con người thì cần phải sinh sống hoạt động, mặc dù trong thâm tâm của ngài, ngài không muốn giết hại bất cứ vật gì, gây tổn thương một ai – ngài thực sự có ý như thế -- thế nhưng ngài cần phải “giết” rau trái hoa quả để mà ăn chứ; vì nếu ngài không ăn gì cả, cuộc đời ngài sẽ chấm dứt nhanh chóng. Vì vậy, một người cần phải tìm hiểu bản thân mình cho thật rõ ràng không lựa chọn, không thành kiến, phải nhạy bén mẫn cảm cao độ và thông minh, và sau đó hãy để tâm thái thông minh hành động – chứ đừng có nói, “Tôi sẽ không giết hại ruồi muỗi”, nhưng mặt khác lại thốt ra một lời gì đó tàn nhẫn, hung bạo đối với vợ hay chồng của mình.

(Saanen 28th July 1970: “The Mechanical Activity of Thought”)




********


[Image: 850512.jpg]
Jiddu Krishnamurti
(1895-1986)

"Do you know that even you look at the tree and say,
'That is an oak tree' or 'that is a banyon tree',
the naming of the tree, which is botanical knowledge,
has so contioned your mind that
the word comes between you and actually seeing the tree?
To come into contact with the tree
you have to put your hand on it
and the word will not help you to touch it."
(J. Krishnamurti)

---
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#71
Còn nữa hông huynh Anatta? Xin huynh đăng tiếp.  LOL-4 Krishnamurti trả lời hay quá à.   Kaos-1
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
#72
Tìm hiểu chính mình

  • Hãy tự mình quan sát lấy mình, đừng lên án, đừng phê phán, đừng bênh vực. Chỉ quan sát những gì xảy ra. Chỉ để tai nghe chiếc xe lửa chạy ngang qua mà đừng bực bội vì nó làm rộn mình, hay vì nó đến không phải lúc.. v.v.. Chỉ nghe thôi. Hãy quan sát tất cả mọi hành động của mình, từ cách ăn, cách nói, đi đứng, nằm ngồi. Nhưng đừng có ý muốn sửa đổi gì cả (cải thiện) cách ăn cách nói của mình. Chỉ nhìn xem một cách khách quan lạnh lùng. Và như vậy, anh sẽ trở nên một người rất nhạy cảm. (…) Do sự quan sát tỉ mỉ ấy, quan sát mà không thiên vị chọn lựa, không đánh giá, không biện minh, không so sánh, không lên án, ta sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và hoạt bát phi thường. Tất cả những gì chứa trong tâm trí anh đều đã được tẩy sạch và đã trở thành Hư Vô (*). Lên án hay biện minh đều là những trở ngại khiến ta không sao nhìn thấy được sự vật một cách sáng suốt. -- J. Krishnamurti.


(*) Trạng thái của một cái tâm trống không, rỗng rang không có cái tôi, cái ta -- no self, non-self.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#73
Có nên giết một Kẻ Điên loạn gây hại cho mọi người?


HỎI: Nếu có một kẻ điên thoát được sự kiểm soát và giết người, và trong giới hạn quyền hành của một người nào đó, vị này có thể hạ sát kẻ điên kia để chấm dứt hành động gây án mạng của hắn, vị đó nên làm sao cho phải đây?

J. KRISHNAMURTI: Thế thì chúng ta hãy giết tất cả những Tổng thống, những lãnh đạo quốc gia, những nhà chuyên chế độc tài, những kẻ hung tàn, những hàng xóm láng giềng, và chính bản thân ngài! (khán thính giả cười). Xin đừng cười, đừng cười. Chúng ta là một phần của toàn thể nói trên. Chúng ta đã góp phần bạo lực của chính chúng ta vào tình trạng thế giới hiện nay, và ta không thấy được điều này rõ ràng. Chúng ta cho rằng tống khứ đi một số người gây phiền nhiễu náo loạn bằng cách đặt để giao cho một lực lượng tổ chức cơ quan riêng biệt coi sóc, làm như thế chúng ta cho là đã giải quyết được toàn bộ vấn đề đó. Mỗi một cuộc cách mạng ngoại giới đều đặt căn bản theo đường lối cách thức trên – người Pháp, người Cộng Sản .v.v… họ đã chấm dứt vấn nạn đó bằng cách thay thế một chính thể mới, một chính quyền chuyên chế độc tài bạo ngược, một guồng máy quan liêu cồng kềnh. Vì vậy, các bạn ơi, mang đến một lối sống mới không phải cho ai khác, mà là cho chính bản thân các bạn; bởi vì những ai khác kia chính là các bạn, không phải là “chúng ta” và “họ”, mà đó chính là chúng ta. Nếu bạn thực sự thấy rõ điều này, không phải bằng lời nói, tri thức, nhưng bằng tâm hồn, khi đó bạn sẽ nhận thấy có một hành động toàn triệt xuất sinh mà nó sẽ đem đến một thành quả khác lạ hoàn toàn, vì vậy sẽ có một xã hội tươi tắn mới mẻ tự hình thành – đừng có ném đi cái guồng máy tổ chức sẵn có và kiến lập ra cái khác thế vào.

Bạn phải có lòng kiên nhẫn để tra hỏi, tìm hiểu; những người trẻ thì thường thiếu sự kiên nhẫn, họ muốn có kết quả tức thì – cà phê uống liền, trà uống liền, thiền định cấp tốc – điều này có nghĩa là họ không bao giờ hiểu được tiến trình đời sống. Nếu bạn có thấu hiểu được toàn bộ ý nghĩa đời sống thì khi đó một hành động tức thời, hoàn toàn khác lạ nảy sinh, nó khác với hành động tức thời thiếu nhẫn nại. Hãy nhìn! Xem cái gì đang diễn tiến trên nước Mỹ này, những cuộc nổi loạn về phân biệt chủng tộc, những người nghèo nàn, những khu cư trú của người da đen và Do Thái, một nền giáo dục hoàn toàn vô nghĩa như tự nó phô bày – hãy quan sát sự phân chia bè phái ở Châu Âu, phải mất bao lâu để Liên Hiệp Châu Âu mới hình thành. Và hãy nhìn xem tình trạng đang xảy ra ở Ấn-độ, Châu-Á, Nga-sô, và Trung-quốc. Khi bạn quan sát ngắm nhìn tất cả tình cảnh đó và những sự phân biệt tôn giáo đa dạng, khi đó chỉ có duy nhất một giải pháp, một hành động, một hành động toàn diện, chứ không phải là một hành động cục bộ, rời rạc, manh mún. Hành động toàn diện triệt để đó không phải là tàn sát gây tổn hại người khác, nhưng thấu hiểu được những sự phân biệt chia rẽ đã dẫn đến sự tàn phá hủy diệt con người. Khi bạn hết lòng nghiêm trang và nhạy bén thấy hiểu vấn đề đó, sẽ có một hành động hoàn toàn khác lạ hiển hiện.



Hỏi: Đối với một người sinh ra trong một quốc gia chính thể chuyên chế độc tài, bạo ngược, và anh ta bị áp bức hoàn toàn, không có một chút cơ hội để làm bất cứ việc gì cho chính bản thân anh ta mong muốn – tôi cảm thấy hầu hết mọi người ở đây khó tưởng tượng ra được tình cảnh đó – anh ta được sinh ra trong hoàn cảnh này và cha mẹ của anh cũng vậy, thế thì anh ta đã làm gì để tạo nên (góp phần) sự hỗn loạn của thế giới hiện nay?

J. Krishnamurti: Có thể anh ta chẳng có làm gì cả. Cái anh chàng nghèo nàn tội nghiệp đó đã làm nên nông nỗi gì – sinh sống nghèo hèn ở những vùng hoang dã heo hút ở Ấn Độ, trong một làng quê nhỏ bé nào đó ở Phi Châu, hoặc trong một thung lũng an bình nhỏ bé xa xôi nào đó – mà không biết bất cứ gì về những điều đang xảy ra trên thế giới? Bằng hình thức, đường lối nào anh chàng nghèo nàn đó đã góp phần vào cái cấu trúc xã hội tàn ác ghê gớm này đây? Có thể anh ta chả làm nên điều gì hết, tội nghiệp cái anh chàng nghèo khó đáng thương đó, anh ta có thể làm gì đây?

(The Act of Looking -- Saanen, July 1970)

********
  • Từ nay, phải suy nghĩ một cách bao trùm trong bất cứ địa hạt nào, Chính trị, Sử học cũng như Triết học thuần túy.v.v..., bằng không hãy bỏ đi cái tham vọng đi tìm hiểu Con người và Vũ trụ. (Teilhard de Chardin)
...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
#74
Love

Hỏi: Tôi đang yêu nhưng tôi biết mối tình này sẽ rơi vào ngõ cụt. Trước kia, tôi cũng đã có vài mối tình như vậy cho nên bây giờ tôi không hề muốn rơi vào tình trạng bị đau khổ và xáo trộn như vậy nữa. Tuy nhiên, tôi lại rất buồn bã nếu không có người này. Xin ông cho biết, tôi cần làm thế nào để thoát ra khỏi tình huống này ?

Krishnamurti: Nỗi cô đơn, trống trải và phiền muộn là những cảm xúc mà cô cảm nhận khi không có người yêu, thật ra chúng đã có trong tâm cô trước khi cô gặp người yêu. Cái mà cô gọi là tình yêu đó, chẳng qua chỉ là một chất kích thích, sự che đậy tạm thời sự trống trải trong lòng cô. Cô chạy trốn nỗi cô đơn bằng mối tình với người này, cô dùng người yêu để che đậy nó lại. Vấn đề khó khăn của cô không phải nằm ở mối tình này, mà nguyên do là ở sự trống rỗng trong tâm cô.  Chạy trốn là một điều rất là nguy hiểm, bởi vì giống như ma túy, nó che đậy nguyên nhân thật sự gây ra khó khăn. Bởi vì cô không có tình yêu nằm trong tâm, cho nên cô luôn luôn tìm kiếm tình yêu ở bên ngoài để lấp đầy lỗ hổng trong lòng. Sự thiếu thốn tình yêu trong tâm chính là nỗi cô đơn của cô, cho nên một khi cô đã nhận ra được chân lý này,  thì cô sẽ không còn bao giờ tìm cách dùng vật này vật nọ, nhờ vào người này người kia nhằm để khỏa lấp nỗi cô đơn.

Dược Tuệ dịch.
#75
(2020-05-18, 05:35 PM)duoctue Wrote: On Love And Friendship

Hỏi: Tôi đang yêu nhưng tôi biết mối tình này sẽ rơi vào ngõ cụt. Trước kia, tôi cũng đã có vài mối tình như vậy cho nên bây giờ tôi không hề muốn rơi vào tình trạng bị đau khổ và xáo trộn như vậy nữa. Tuy nhiên, tôi lại rất buồn bã nếu không có người này. Xin ông cho biết, tôi cần làm thế nào để thoát ra khỏi tình huống này ?

Krishnamurti: Nỗi cô đơn, trống trải và phiền muộn là những cảm xúc mà cô cảm nhận khi không có người yêu, thật ra chúng đã có trong tâm cô trước khi cô gặp người yêu. Cái mà cô gọi là tình yêu đó, chẳng qua chỉ là một chất kích thích, sự che đậy tạm thời sự trống trải trong lòng cô. Cô chạy trốn nỗi cô đơn bằng mối tình với người này, cô dùng người yêu để che đậy nó lại. Vấn đề khó khăn của cô không phải nằm ở mối tình này, mà nguyên do là ở sự trống rỗng trong tâm cô.  Chạy trốn là một điều rất là nguy hiểm, bởi vì giống như ma túy, nó che đậy nguyên nhân thật sự gây ra khó khăn. Bởi vì cô không có tình yêu nằm trong tâm, cho nên cô luôn luôn tìm kiếm tình yêu ở bên ngoài để lấp đầy lỗ hổng trong lòng. Sự thiếu thốn tình yêu trong tâm chính là nỗi cô đơn của cô, cho nên một khi cô đã nhận ra được chân lý này,  thì cô sẽ không còn bao giờ tìm cách dùng vật này vật nọ, nhờ vào người này người kia nhằm để khỏa lấp nỗi cô đơn.

Dược Tuệ dịch.

Làm Sophie nhớ lại câu "You cannot be lonely if you like the person you are alone with."

Sophie có đọc qua một cuốn sách của ông Krishnamurti và vẫn còn nhớ những lời này của ông:

Những gì chúng ta nghĩ về tình yêu không phải là tình yêu mà nó là một sự làm hài lòng lẫn nhau (mutual gratification), là một sự khai thác/lợi dụng lẫn nhau (mutual exploitation). 

Tình yêu không phải là một phản ứng. Nếu tôi yêu anh bởi vì anh yêu tôi...đó chỉ là một giao dịch và là một thứ được mua trên thị trường. Khi yêu mình không mong đợi hay đòi hỏi bất cứ điều gì được đáp lại, thậm chí không cảm thấy rằng mình đang cho đi thứ gì đó.
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."