Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Đàn em NTDũng, Đinh La Thăng và em trai bị bắt
#1
Question 
Ông Đinh La Thăng và em trai bị bắt, cả loạt 'đồng nghiệp' tra còng
16/12/2017  06:30 GMT+7


Sự kiện xôn xao tuần qua là việc ông Đinh La Thăng, Phó Trưởng ban Kinh tế TƯ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, ngày 8/12 đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam. Ngày hôm sau, em trai ông - Đinh Mạnh Thắng - cũng bị bắt.

Như vậy, hai anh em ông Đinh La Thăng đều dính vòng lao lý. Em trai ông Thăng nguyên là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà - doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Sông Đà. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp Nhà nước mà ông Đinh La Thăng từng làm lãnh đạo. 

Trước đó, cũng trong ngày 8/12, ông Nguyễn Quốc Khánh cũng bị khởi tố, bắt tạm giam.

Cả hai ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh đều là nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN.

[Image: dinh-la-thang.jpg]
Từ trái sang: Hà Văn Thắm, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn (ảnh BBC)

Hai ông bị khởi tố để điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank); Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.


Trước đó, một chủ tịch dầu khí là ông Nguyễn Xuân Sơn đã bị kết án tử hình trong đại án sai phạm tại Oceanbank. Như vậy, tính đến nay, cả 3 đời chủ tịch PVN đều dính lao lý và bị bắt giam.

Chưa kể, Trịnh Xuân Thanh - nhân vật bị truy nã và mới đây đã ra đầu thú, cũng liên quan nhiều đến ông Đinh La Thăng. Thời kỳ ông Thăng làm Chủ tịch PVN (2005-2011), cũng là lúc Trịnh Xuân Thanh liên tục giữ các trọng trách tại PVC.
Công ty này liên tục được giao thầu các dự án trọng điểm của ngành dầu khí như Nhiệt điện Thái Bình 2, ethanol Phú Thọ,...

Khi ông Đinh La Thăng rời PVN để làm Bộ trưởng Bộ GTVT vào năm 2011, thì 2 năm sau Trịnh Xuân Thanh cũng rời PVC để lại khoản lỗ gần 3.300 tỷ. Đến nay, hàng loạt cựu sếp PVC dưới thời Trịnh Xuân Thanh cũng đã bị khởi tố.
Reply
#2
[Image: Thang-Dung.jpg?w=960&ssl=1]
Một bức ảnh lan truyền trên mạng cho thấy cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp hình chung với “bộ sậu” bao gồm Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng (bộ trưởng Công Thương), Trịnh Xuân Thanh,… trên một chuyến bay của Vietnam Airlines. (Hình: Internet)

Ai chống lưng cho ‘củi tươi’ Đinh La Thăng?
Tư Ngộ/Người Việt
December 12, 2017
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ai-c...-la-thang/


Phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ không có vành móng ngựa
http://danviet.vn/tin-tuc/phien-xu-ong-d...36629.html
Reply
#3
Vì sao nhiều người bị ông Đinh La Thăng 'trảm' được phục chức?
Tiền Phong05/01/2018 06:52 GMT+7


'Trảm tướng' là từ liên tục được nói đến dưới thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng GTVT. Tuy nhiên, nhiều người bị cách chức đã vừa được quay về ghế cũ. Điều này do nỗ lực cá nhân họ hay vì một lý do nào khác?

[Image: 1_45503.jpg]
Lễ chuyển giao nhiệm vụ giữa ông Trần Thế Hùng và ông Nguyễn Viết Hiệp (ngoài cùng bên phải) tại Cty Vận tải đường sắt Hà Nội. Ảnh: Bảo An.


Vớt vát danh dự hay tái bổ nhiệm sai?


Như đã đưa tin, ông Nguyễn Viết Hiệp, nguyên Tổng Giám đốc Cty Vận tải đường sắt Hà Nội từng bị mất chức liên quan dự định mua lô tàu đã qua sử dụng của Trung Quốc hồi đầu năm 2016 đã vừa được khôi phục chức vụ từ 1/1/2018.


Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), ông Vũ Anh Minh cho hay, việc bổ nhiệm ông Hiệp bắt nguồn từ việc ông Trần Thế Hùng - Tổng Giám đốc của Cty Vận tải đường sắt Hà Nội nhiều lần đề nghị được quay trở về đơn vị cũ (Cty Cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt). “Ông Hùng ít nhất 2 lần có đơn, chúng tôi phải tìm người. Cân đo đong đếm nhiều yếu tố, chúng tôi thấy anh Hiệp phù hợp nhất” – ông Minh cho hay.


Trả lời câu hỏi về việc ông Hiệp từng bị kỷ luật nay lại được tái bổ nhiệm có đúng quy định? Ông Minh (từng là tổ trưởng tổ công tác làm rõ sự việc định mua lô toa tàu Trung Quốc tại ĐSVN thời còn là Vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp – Bộ GTVT) cho hay: Sau khi sự việc dự định mua lô tàu Trung Quốc được làm rõ, Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT ra nghị quyết, trong đó không có việc kỷ luật ông Hiệp. “Không có bất cứ quyết định nào kỷ luật ông Hiệp về vụ việc đó. Việc bổ nhiệm lại là phù hợp” - ông Minh nói.


Ông Nguyễn Viết Hiệp cho hay, việc ông về lại Cty Vận tải Đường sắt Hà Nội sẽ vất vả hơn so với làm lãnh đạo một ban chuyên môn, nhất là khi nguồn vốn đầu tư vào đường sắt vẫn còn rất khó khăn. “Tuy nhiên, tôi cũng mừng vì ít nhất lấy lại được danh dự sau sự việc trước đây” - ông Hiệp nói.


Trước đó, Cty Vận tải Đường sắt Hà Nội gửi công văn đề nghị Bộ GTVT xem xét mua 160 toa tàu từ Trung Quốc. Khi nghe thông tin này, ông Đinh La Thăng lúc đó là Bộ trưởng GTVT đang chuẩn bị vào nhậm chức Bí thư TPHCM lập tức chỉ đạo cách chức người đề nghị. Là người ký văn bản gửi Bộ GTVT nên ông Hiệp bị mất chức, chuyển sang làm Phó ban Kế hoạch – Kinh doanh của Tổng Cty ĐSVN.


Nguyên Chủ tịch HĐTV ĐSVN Trần Ngọc Thành lúc đó khẳng định việc kỷ luật ông Hiệp là xác đáng vì không đúng chủ trương của tổng công ty. Tuy nhiên, các tài liệu rò rỉ sau đó cho thấy, chính ông Trần Ngọc Thành có bút phê cho phép thực hiện nhanh việc mua toa tàu. Sau đó, Bộ GTVT lập tổ kiểm tra và kết luận: Lãnh đạo ĐSVN làm sai chủ trương của Thủ tướng (tập trung phát triển công nghiệp đường sắt trong nước, không mua phương tiện thiết bị cũ), cung cấp thông tin thiếu chính xác cho báo chí nên đề nghị xem xét kỷ luật, kiểm điểm nhiều trường hợp, trong đó đứng đầu là Chủ tịch HĐTV ĐSVN. Sau đó, ông Thành vẫn không chấp nhận kết luận này, tháng 12/2016, ông Thành đột ngột nộp đơn xin nghỉ hưu trước.


“Đúng quy trình”, xóa bỏ gia đình trị?


Trường hợp thứ hai cũng được bổ nhiệm lại đúng vị trí đã bị mất chức dưới thời ông Đinh La Thăng là ông Phạm Tuấn Anh. Ông Phạm Tuấn Anh, sinh năm 1982, là con trai ông Phạm Đình Vận, nguyên Tổng giám đốc Tổng Cty Bảo đảm hàng hải miền Nam.


Ngày 21/2/2014, sau khi ông Vận nhận quyết định nghỉ hưu, em trai ông Vận là ông Phạm Quốc Súy nhận quyết định thay chức của anh trai. Trước thời điểm ông Vận nhận quyết định nghỉ hưu 2 ngày (ngày 19/2/2014), ông Vận ký quyết định bổ nhiệm con trai là Phạm Tuấn Anh (đang là Trưởng phòng an toàn hàng hải) làm Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Bảo đảm hàng hải miền Nam.


Tháng 4/2014, ông Đinh La Thăng (khi đó là Bộ trưởng GTVT) đã yêu cầu Tổng Cty Bảo đảm hàng hải miền Nam thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với ông Phạm Tuấn Anh. Sau đó, ông Phạm Tuấn Anh đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu. Tháng 7/2015, ông Phạm Tuấn Anh đã trở lại chức vụ từng bị ông Đinh La Thăng cách chức.


Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 4/1, Tổng giám đốc Tổng Cty Bảo đảm hàng hải miền Nam Bùi Thế Hùng cho hay, ông Phạm Tuấn Anh lúc đó rời vị trí phó tổng giám đốc vì một số chỉ tiêu chưa đạt. Sau đó, ông Tuấn Anh được luân chuyển công tác để bồi dưỡng thêm, khi có phó tổng giám đốc khác nghỉ việc, ông Tuấn Anh được bổ nhiệm lại đúng quy trình.


Ông Hùng từng là Tổng giám đốc Tổng Cty Bảo đảm Hàng hải miền Bắc, đổi vị trí Tổng giám đốc Tổng Cty Bảo đảm Hàng hải miền Nam cho ông Phạm Quốc Súy. Theo ông Hùng, việc này cũng góp phần làm giảm đi những đồn đại về sự “gia đình trị” của Tổng Cty Đảm bảo Hàng hải miền Nam được chỉ ra dưới thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng GTVT.


Sỹ Lực
Reply
#4
Sáng nay ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo hầu tòa


[*]00:03 08/01/2018
 


Sau đúng một tháng bị Cơ quan điều tra của Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam, ông Đinh La Thăng và nhiều người từng là thuộc cấp sẽ phải hầu tòa sáng nay, 8/1.


Sáng nay (8/1), theo lịch xét xử, TAND Hà Nội đưa ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng 21 bị cáo khác liên quan vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) ra xét xử sơ thẩm.

Phiên tòa dự kiến kéo dài từ ngày 8 đến 21/1. Chủ tọa phiên tòa là Nguyễn Ngọc Huân, thẩm phán thứ 2 là ông Trương Việt Toàn, ngoài ra còn có 3 hội thẩm nhân dân.

Ba kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử gồm Phó viện trưởng VKSND Hà Nội Đào Thịnh Cường cùng 2 kiểm sát viên cao cấp là Nguyễn Minh Đồng và Nguyễn Mạnh Thường.

[b]'Đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội'


Trong số 22 bị cáo, ông Đinh La Thăng và 11 người khác bị VKSND Tối cao truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165, khoản 3 - Bộ luật hình sự năm 1999.

8 bị cáo khác bị truy tố về tội Tham ô tài sản, quy định tại Điều 278, khoản 4. Riêng Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) và Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC) bị truy tố về cả 2 tội trên.

Có hơn 40 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo. Ông Đinh La Thăng dự kiến có 3 luật sư, Trịnh Xuân Thanh dự kiến có 6 luật sư...

Chia sẻ với Zing.vn trước ngày diễn ra phiên xử, thẩm phán Trương Việt Toàn (Phó chánh tòa Hình sự TAND Hà Nội) cho biết phiên xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự mới (có hiệu lực từ 1/1/2018). Đó là chú trọng, đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng.

"Việc này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời đảm bảo quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo cũng như đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với bị can, bị cáo", thẩm phán Trương Việt Toàn nói đồng thời khẳng định HĐXX sẽ đảm bảo tối đa tính độc lập, không chịu sự tác động và can thiệp nào, chỉ tuân thủ theo pháp luật.

"HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử. Phiên tòa này cũng không vành móng ngựa", thẩm phán Toàn chia sẻ.

Ký gói thầu, ứng tiền tạm ứng sai quy định


Tài liệu của cơ quan tố tụng xác định cuối năm 2007, ông Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh từ Tổng công ty Sông Hồng về làm Tổng giám đốc, sau thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVC nhằm xây dựng Tổng công ty này trở thành đơn vị xây lắp chuyên ngành dầu khí hàng đầu Việt Nam.

[Image: Dinh_La_Thang_bi_bat_1.jpg]

Sau khi yêu cầu PVC nhận lại các khoản đầu tư kém hiệu quả từ các đơn vị khác, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí đã tạo điều kiện để công ty của Trịnh Xuân Thanh để hoạt động. Cụ thể, PVN đã chỉ định nhiều gói thầu và miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng cho PVC. Nhưng đến cuối năm 2009, tình hình tài chính của đơn vị này lâm vào khó khăn, toàn bộ tài sản ngắn hạn của tổng công ty này không đủ bù đắp nợ ngắn hạn.

Để giúp PVC khắc phục khó khăn về tài chính, ông Thăng đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, đồng thời yêu cầu cấp dưới làm thủ tục để PV Power (đơn vị được giao thực hiện dự án) ký hợp đồng bàn giao lại gói thầu trái quy định, qua đó để PVC tạm ứng số tiền 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.

[Image: Dinh_La_Thang.jpg]

Cáo trạng xác định hành vi của Đinh La Thăng phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999. Quá trình điều tra, bị can thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Huy Thiệp, một trong ba luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng, cho biết quan điểm của ông Thăng là sai đến đâu, ông sẽ nhận trách nhiệm đến đấy, cái gì không sai thì cần xem xét.

Ông Thiệp dẫn lại lời của thân chủ: “Nếu được phép thì tôi xin tha cho những người đã thực hiện lệnh của tôi, mà lệnh đó là sai”. “Còn ai đã chiếm đoạt dù chỉ một đồng thì ông dứt khoát không xin cho họ”, luật sư Thiệp nói.
Reply
#5
Quote:Petrovietnam viết tắt: PVN
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), 
ông Trịnh Xuân Thanh Chủ tịch HĐQT PVC
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_v...BB%87t_Nam

Ông Đinh La Thăng: PVN đã xin phép Thủ tướng cho phép PVC làm tổng thầu 
10:37 - 09/01/2018

Nếu triển khai như dự kiến liên danh tổng thầu thì mất rất nhiều thời gian, nếu chọn tổng thầu trong nước thì sẽ có thể triển khai sớm. Với việc cấp bách như vậy PVN đã xin phép Thủ tướng cho phép PVC làm tổng thầu.

Sáng 9/1, sau khi Trịnh Xuân Thanh khai về nguyên nhân PVC được quyết định làm tổng thầu Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 dù không có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí cũng có lời khai trước tòa.

Theo bị cáo Đinh la Thăng, trong dự án NMNĐ Thái Bình 2, việc chỉ định PVC làm tổng thầu EPC xuất phát từ chủ trương của HĐQT trong chiến lược phát triển PVN giai đoạn 2015-2015, xây dựng PVN thành tập đoàn đa ngành, đẩy mạnh doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu.

[Image: infonet_Dinh_la_Thangjpg.jpg]

Vì vậy, triển khai chỉ thị của Bộ Chính trị về Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển kinh tế, Chính phủ đã cho phép PVN được thực hiện các dịch vụ, được thực hiện chỉ định các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đầu tư.

Do vậy PVN đã xây dựng các công ty con trong đó có PVC được xây dựng thành một đơn vị xây lắp dầu khí mạnh của cả nước. Căn cứ vào chủ trương của Chính phủ, PVN đã chỉ định PVC làm tổng thầu dự án.

Sau đó Nghị quyết của PVN là đồng ý cho PVC làm tổng thầu, căn cứ tờ trình của TGĐ, HĐTV có nghị quyết phê duyệt nguyên tắc thành lập liên danh tổng thầu. Đây là dự án được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo từ 2/2009. Nếu triển khai như dự kiến liên danh tổng thầu thì mất rất nhiều thời gian, trong khi nếu chọn tổng thầu trong nước thì sẽ có thể triển khai sớm, do đó đã thực hiện tổng thầu thay vì liên danh tổng thầu.

"Với việc cấp bách như vậy, bị cáo đã thay mặt HĐTV ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, xin phép giao PVC làm tổng thầu", bị cáo Đinh La Thăng khai.

Nếu làm liên danh tổng thầu thì việc chọn lựa đối tác nước ngoài là rất mất thời gian.

Việc chỉ định PVC làm tổng thầu căn cứ vào năng lực, PVC có năng lực tài chính, đây cũng là đơn vị tham gia nhiều dự án điện lực dầu khí nên có kinh nghiệm.

Đối với NMNĐ Thái Bình 2 đã được phân công thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ của HĐQT, Ban TGĐ, phân công cho từng người trực tiếp chỉ đạo từng lĩnh vực. Đối với HĐ số 33, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư (PVN) và tổng thầu, bị cáo không chỉ đạo ký HĐ này.

PVC có đủ năng lực tài chính cũng như kỹ thuật, căn cứ vào tờ trình của TGĐ nên HĐTV đã cho phép chỉ định PVC làm tổng thầu, việc này theo đúng quy định của pháp luật.

Liên danh tổng thầu vẫn là do PVC lãnh đạo nhưng nhà thầu nước ngoài thiết kế và lãnh đạo. Căn cứ để bị cáo ký chuyển liên danh dự thầu sang tổng thầu để PVC thực hiện là xuất phát từ các dự án đã thực hiện.

Căn cứ báo cáo của chủ đầu tư và Ban TGĐ, bị cáo đồng ý khởi công dự án vào 1/3/2011.

Ngày 24/2/2011 bị cáo mới phê duyệt thiết kế hiệu chỉnh, trước ngày khởi công 4 ngày, giải thích điều này bị cáo Đinh La Thăng cho rằng PVN thực hiện rất nhiều dự án trọng điểm do đó để đảm bảo tiến độ và chất lượng, tập đoàn yêu cầu các đơn vị phải thực hiện đồng thời các công việc. Không chờ đợi đầy đủ thủ tục mới tiến hành.
Reply
#6
Ông Đinh La Thăng xin toà xem xét cho cấp dưới 
[color=rgba(144, 144, 144, 0.75)]09/01/2018 19:33 GMT+7[/color]



Ông Đinh La Thăng tiếp tục nhận trách nhiệm về sai phạm, xin hội đồng xét xử đánh giá lại thiệt hại của vụ án và xem xét cho những bị cáo cấp dưới.

[Image: 26696863102149594142379811531981255n-1515500480728.jpg]
Bị cáo Đinh La Thăng trong phiên xét xử ngày 9-1

Cuối ngày xét xử thứ 2 (9-1) vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm là một cuộc tranh cãi giữa các luật sư và giám định viên về quyết định giám định thiệt hại đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) khi tạm ứng cho Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) tiền nhưng bị PVC sử dụng sai mục đích.

Trả lời luật sư về kết luận giám định, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định khi nhận kết luận giám định thì ông không có thời gian để nghiên cứu kỹ vì đang ở trong trại giam.

Ông Đinh La Thăng tiếp tục nhận trách nhiệm về mình đối với những sai phạm đã xảy ra. Ông cũng nghẹn ngào khi nói lời đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) đánh giá lại thiệt hại của vụ án từ các hành vi của mình mà xem xét cho những bị cáo là cấp dưới của ông thời kỳ đó.

Thiệt hại là tiền lãi!

Trước đó, luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng đã thẩm vấn giám định viên xác định thiệt hại của hành vi Cố ý làm trái của các bị cáo. Theo luật sư, bản kết luận giám định này xác định số tiền 1.115 tỉ đồng mà PVC được tạm ứng rồi mang đi trả nợ và đầu tư (sử dụng không đúng mục đích) đã được thu hồi toàn bộ tiền gốc.

Bản kết luận giám định của đại diện giám định viên Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư khẳng định, thời gian chiếm dụng số tiền của PVC này đã khiến cho số tiền không phát huy được tác dụng tối đa đối với doanh nghiệp. Do đó, kết luận giám định đã tính thiệt hại trên cơ sở tiền lãi huy động vốn do ngân hàng huy động tại thời điểm đó (tương đương 15%/năm).

Trước đó, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt câu hỏi với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (phó tổng giám đốc phụ trách kế toán - tài chính của PVN) về tiền trước khi chuyển cho PVC để trong tài khoản nào. Ông Sơn khẳng định tiền này để trong tài khoản thanh toán chứ không phải tài khoản tiền gửi.

Ông Sơn cũng khẳng định, tài khoản tiền gửi thanh toán thì lãi suất thấp hơn rất nhiều so với lãi suất tài khoản tiền gửi. Cụ thể, ông Sơn cho biết, lãi suất với đồng đô la Mỹ là khoảng 0,2% còn tiền Việt Nam là 2%. Trong khi đó lãi suất tiền gửi là từ 12% trở lên.

Luật sư cũng hỏi bị cáo này về kết luận của giám định viên, việc tài khoản thanh toán có được coi là tài khoản tiền gửi không, có phù hợp với tư duy kinh doanh không. Ông Sơn nói kết luận như vậy không đúng bản chất về kinh tế.

Trong khi đó, giám định viên khẳng định việc tính toán mức lãi suất này là dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, trong đó mức lãi suất thiệt hại là mức lãi suất trung bình. Trả lời luật sư Phạm Công Hùng về cơ sở pháp lý tính thiệt hại, giám định viên nói dựa vào Luật Doanh nghiệp.

Tiếp tục làm tổng thầu sao gọi là không có năng lực?

Đây là câu hỏi mà luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt ra đối với đại diện nguyên đơn dân sự - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Sở dĩ ông Thiệp đặt câu hỏi này là bởi, trong cáo trạng và quá trình xét xử một số bị cáo đều xác định PVC không đủ năng lực để thực hiện dự án và "nợ nần đầm đìa". Luật sư Thiệp đã hỏi đại diện PVN về tổng thầu sau đó của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thì không nhận được câu trả lời của đại diện PVN.

Ông Thiệp cho rằng căn cứ trên hồ sơ mà ông có, sau đó PVC tiếp tục làm tổng thầu của dự án này. "Như vậy, nếu xác định PVC không đủ năng lực thì có thể tiếp tục làm tổng thầu được không?"

Luật sư này khẳng định sẽ tiếp tục nêu vấn đề này trong phần tranh luận.

Về điểm này, cáo trạng xác định các bị cáo tại PVN đã cố ý làm trái khi chỉ định thầu dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đối với đơn vị thiếu năng lực là PVC dẫn đến PVC nhận tiền tạm ứng 1.115 tỉ đồng và sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, sau đó PVC đã hoàn trả lại số tiền này.
Reply