Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Sự Khác Biệt Giửa 2 Niềm Tin TIn Lành Và Công Giáo
#1
Theo hiểu biết của chúng tôi, vấn đề khác biệt lớn nhất giữa niềm tin Thiên Chúa Giáo và niềm tin Tin Lành là vấn đề con người có nhờ công đức mà được sự cứu rỗi hay không.

1- Niềm tin Tin Lành tin rằng con người được cứu hoàn toàn bởi đức tin nơi sự cứu chuộc của Chúa Giêxu mà không nhờ một chút nào vào công đức của bản thân người đó, nghĩa là một người được cứu chỉ bởi nhận mình có tội và nhận lấy công lao cứu chuộc của Chúa Giêxu cho mình mà thôi.

2- Ở điểm này, niềm tin Công Giáo cho rằng sự cứu rỗi của con người có sự góp phần của công đức của người đó nữa, rằng bởi mình tin và cố gắng làm lành thì mình được cứu chớ chẳng phải do tin Chúa chết thay mình mà thôi. Dù rằng Thiên Chúa Giáo cũng tin Chúa Giêxu chết thay cho tội lỗi con người, nhưng để được cứu, con người còn phải làm điều thiện nữa.

Vô công bất thọ lộc ....không gậy dựng công đức thì làm sao mà được cứu rổi ???

( tin tức này là do online ...hông phải Hảo Hảo tự viết ....)
Reply
#2
https://thegioiphang.wordpress.com/2006/...inh-thanh/

Đạo Công Giáo ...cần rèn luyện các nhân đức đẻ được cứu rổi ....
ĐỨc Mến , đức cậy , đức vâng lời và đức ái .

Nếu là người đạo CG mà đi giết người không biết ân nân có được cứu rổi không ? Không .

nếu làm lổi không biết yêu mến mọi người có được cứu rổi không ? không .
Reply
#3
Đó là ý do tại sao Chúa Giê su đã nói rõ với  các môn đệ Người xưa kia như sau:

    “
không phải bất cứ ai thưa với Thầy : lậy Chúa ! lậy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu, nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21)

Không phải ai nói mình là đạo Công Giáo thì đều được vào nước Tròi ....vì Chúa có nói ...người giàu có khó vào nước trời hơn con lại đà chui lổ kim .
Reply
#4
Kinh Thánh là gì?
 
*Kinh Thánh theo tiếng Greek (hi lạp) là Biblia (the :Books- những cuốn sách);
English là Bible; cũng gọi là Holy Scripture.
Việt ngữ là Kinh thánh (gọi xuôi như Hội thánh, Đền thánh…, Thánh Kinh (gọi theo kiểu chữ Nho đặt tĩnh từ đi trước (như Thánh truyền, Thánh vịnh, Thánh Thể…). 
 
*Kinh Thánh nghĩa là cuốn sách (The Book). Thực ra Thánh kinh là một Bộ Sách gồm 73 cuốn (chia 2 phần: Cựu ước (46 cuốn), và Tân ước (27 cuốn). 
- Cựu Ước (Old Testament) là những sách chép trước khi CGS giáng sinh.
Cựu Ước có mục đích trình bày Thiên Chúa quyền phép thế nào và con người yếu đuối thế nào.
Vì thế trong Cựu ước ta đọc được Thiên Chúa quyền phép: dựng nên trời đất chỉ bằng phán một lời, cho nước chảy ra từ tảng đá cứng, cho bụi gai bốc lửa mà không cháy…và vô vàn chuyện khác. 
Ngược lại, con người thì bê bối: ăn trái cấm, đánh giết nhau, kiêu ngạo, dâm tà, phạm thượng, bất công…
- Tân Ước (New Testament) là những sách chép sau Chúa giáng sinh.
Tân Ước có mục đích trình bày lời giảng dạy, những phép lạ, cuộc sống sự chết, phục sinh của Chúa Kitô, và hoạt động của Giáo hội ban đầu.
 
*Mục đích tối chung của Kinh Thánh là để hướng dẫn nhân loại sống theo chân lý,  để loài người được phần rỗi đời đời trên Thiên đàng.
Reply
#5
Mục đích của cuốn Kinh Thánh là để hướng dẩn nhân loại sống theo chân lý , để con người được phần rổi đời đời trên Thiên Đàng chứ không phải để chứng minh đạo nào đúng ...đạo nào sai ...ai đúng ai sai ...
Reply
#6
"Ðây Ðức Chúa phán: Sẽ đến ngày Ta lập một giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng khi Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai Cập; chính chúng đã vi phạm giao ước của Ta. ... Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó - Ðức Chúa nói như vậy. Ta sẽ ghi luật lệ của Ta vào lòng dạ chúng, và Ta sẽ khắc luật ấy vào tâm khảm chúng. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, không còn kẻ này nói với người kia: 'Hãy biết Ðức Chúa,' vì tất cả chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - Ðức Chúa nói như vậy. Ta sẽ tha thứ tội ác chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa" (Giêrêmia 31:31-34)
Reply
#7

 
CHƯƠNG I
GIÁO HỘI DƯỚI NHÃN QUAN CÔNG GIÁO

[Image: Xoay.gif]
 
Hoạch Ðịnh của Thiên Chúa: Hình Thành một Dân Tộc Kitô Giáo là gì? Công Giáo là gì? Ðó chỉ là một triết lý sống, một mớ giáo huấn, hay các quy tắc hướng dẫn đời sống?

Không phải vậy, Kitô Giáo không phải là một lý tưởng mà là một thực thể có mặt trong lịch sử loài người. Kitô Giáo đề cập đến:

Một con người: Ðức Giêsu Kitô, vị "sáng lập" Kitô Giáo.
Một dân tộc: mà Thiên Chúa đã hình thành trên mặt đất này.
Một lối sống: mà Thiên Chúa đã ban cho dân của Người.

Những chương sau đây sẽ nhìn đến bản chất và lịch sử của một dân tộc mà Thiên Chúa đã mời gọi và hình thành trên trái đất: dân tộc của Chúa.

Làm thế nào để biết Kitô Giáo và Công Giáo chính yếu đề cập đến sự hình thành một dân tộc của Thiên Chúa để trở nên dân riêng của Người? Chúng ta hãy nhìn đến Phúc Âm, được linh ứng để ghi lại sự mặc khải và công việc của Thiên Chúa.

Cựu Ước là câu chuyện của một dân tộc mà Thiên Chúa đã mời gọi và dạy dỗ để đưa loài người trở về với tình bằng hữu của Ngài, sau sự bất tuân của Adong và Evà. Ông Abraham là "tổ phụ" của dân tộc này vì đã trung thành đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã "giao ước" với Abraham, một thỏa thuận chính thức, làm nền tảng cho sự tương giao giữa Thiên Chúa và dân của Người. Kitô Hữu gọi giao ước với ông Abraham và dân Do Thái (Hebrew) là "Cựu Ước" vì sau này nó được thay thế bằng "Tân Ước," như đã được tiên đoán bởi Giêrêmia, một ngôn sứ.

"Ðây Ðức Chúa phán: 
Sẽ đến ngày Ta lập một giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng khi Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai Cập; chính chúng đã vi phạm giao ước của Ta. ... Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó - Ðức Chúa nói như vậy. Ta sẽ ghi luật lệ của Ta vào lòng dạ chúng, và Ta sẽ khắc luật ấy vào tâm khảm chúng. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, không còn kẻ này nói với người kia: 'Hãy biết Ðức Chúa,' vì tất cả chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - Ðức Chúa nói như vậy. Ta sẽ tha thứ tội ác chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa" (Giêrêmia 31:31-34)
Reply
#8
Niềm tin Tin Lành dựa trên nền tảng Kinh Thánh Êphêsô 2:8,9 nói “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em bèn là sự ban cho của Ðức Chúa Trời, ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.” Kinh Thánh cũng dạy chúng ta làm điều tốt, Galati 6:9 nói “Chớ mệt nhọc về sự làm lành.” Tuy nhiên, vấn đề là thứ tự của nó: nghĩa là chúng ta phải TIN ÐỂ ÐƯỢC CỨU, rồi bởi là Con Chúa, chúng ta LÀM LÀNH BỞI MUỐN LÀM THEO LỜI CHÚA. Chúng ta không cố gắng làm lành để có công mà được cứu vì công trạng của chúng ta không thể cứu chúng ta.

Một vấn đề khác biệt nữa giữa niềm tin Công Giáo và Tin Lành là việc cầu xin qua trung gian bà Mari và các thánh. Giáo hội Công Giáo cho phép tín hữu cầu nguyện với Ðức Chúa Trời qua trung gian là đức mẹ Mari và các thánh. Niềm tin Tin Lành chỉ cầu nguyện với Ðức Chúa Trời qua một mình Chúa Giêxu mà thôi vì tin rằng mọi người khác dù tốt lành đến đâu cũng chỉ là con người với những tội lỗi của mình và đều cần được cứu, chỉ có Chúa Giêxu là Ðức Chúa Trời làm người, là Ðấng trọn vẹn không tội lỗi. Kinh Thánh dạy trong 2Timôthê 2:5, “Vì chỉ có một Ðức Chúa Trời, và chỉ có một Ðấng Trung bảo ở giữa Ðức Chúa Trời và loài người, tức là Ðức Chúa Giêxu Christ, là người.” Theo đó, chúng ta chỉ có thể cầu nguyện thông qua (hay “trong danh”) Chúa Giêxu mà thôi

.
Reply
#9
Mod TUyết Vân chỉ thích hù doạ .....
em sợ ....


em sợ .......
(2018-03-02, 02:33 PM)tuyetvan Wrote: tôi yêu cầu WhiteLily đừng nhảy vào thread này

nếu tiếp tục làm, thì đừng trách tôi nhá


:banana.dance:

ÚI dời ạ ....lại hù doạ  Rollin Rollin Rollin Rollin
Reply
#10
Về mặt lịch sử giáo hội, từ ban đầu chỉ có một giáo hội mà thôi.

Từ khi Chúa Giêxu sống lại, về trời trong thế kỷ thứ nhất, các môn đồ Ngài vâng lời Ngài đi ra rao giảng đạo Chúa khắp nơi và có nhiều người tin theo Chúa. Những người này họp nhau học lời Chúa, cầu nguyện, thờ phượng Chúa. và được gọi là “Christian” nghĩa là người theo Ðấng Christ hay người theo Chúa Cơ Ðốc, mà ngày nay gọi ngắn lại là Cơ Ðốc Nhân. Vậy ban đầu chỉ có Cơ Ðốc Giáo mà thôi. [/b]

Tuy nhiên cùng với thời gian, Cơ Ðốc Giáo phát triển lan rộng, có quy cũ tổ chức hẳn hoi. Cùng với sự phát triển đó cũng có những sự lệch lạc trong cách giảng dạy và giải thích Kinh Thánh, những nghi thức tôn giáo do con người đặt ra xen vào giáo hội. Vì vậy mà càng lúc giáo hội Cơ đốc càng đi xa khỏi sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Ðến thế kỷ 16, Martin Luther, một tu sĩ trong dòng tu Cơ Ðốc, đã đứng ra kêu gọi giáo hội sửa đổi những sai trật để đi đúng lại với niềm tin ban đầu của Kinh Thánh. Vấn đề chính ông đưa ra là sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin mà thôi mà không bởi chút công trạng nào của con người. Con người không thể dùng tiền bạc hay công trạng nào của mình để mua lấy sự cứu rỗi. Ông cũng đề nghị bỏ đi một số hình thức tôn giáo mê tín sai lạc của giáo hội lúc bấy giờ.

Giáo hội lúc ấy đã bác bỏ đề nghị của Martin Luther và vì thế mà Luther cùng với một số người khác đã lập nên giáo hội Cải Chánh mà ngày nay tiếng Việt gọi là giáo hội Tin Lành. Như đã trình bày ở trên, vấn đề khác biệt lớn nhất đưa đến sự thành lập giáo hội Tin Lành là vấn đề con người được cứu chỉ bởi đức tin nơi sự cứu chuộc của Chúa Giêxu mà thôi mà hoàn toàn không bởi chút công đức nào.

Trời ơi ...công đưc không do mình học từ kinh thánh rồi dưởng nuôi sửa đổi thành người tốt thì làm sao được cứu rổi chứ ???

Vậy Chúa xuống thế dạo chơi cho biết thế gian hả ?? Chúa xuống để dạy con người trở nên tót hơn mà .

còn ai học được ....không học được lại là chuyện của con người ....
Reply