Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Nhóm tàu USS Carl Vinson đã neo đậu trong Vịnh Đà Nẵng
#1
Bên trong căn cứ không quân nổi sắp đến Việt Nam


 
 11:26 28/02/2018



Tàu sân bay USS Carl Vinson mang theo 90 máy bay các loại cùng thủy thủ đoàn gần 6.000 người được ví như một căn cứ không quân di động trên biển.







Sức mạnh của siêu tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson Từ boong chiếc tàu sân bay USS Carl Vinson, thi thể Osama bin Laden đã bị thả xuống biển. Chiếc tàu này cũng đã từng tham chiến Desert Strike 1996, chiến dịch Tự do Iraq 2003.[Image: 14239689215_b826186d8d_o.jpg]


Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70), soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG-1) cùng các tàu hộ tống sẽ thăm Việt Nam từ ngày 5-9/3. CVN-70 có chiều dài tới 333 m, rộng lớn nhất 77 m, lượng choán nước tiêu chuẩn 100.000 tấn. 


[Image: 33214180246_0a4afb7264_k.jpg]


Carl Vinson mang theo 90 máy bay các loại. Tàu sân bay hoạt động như một căn cứ không quân di động. Điều này cho phép Hải quân Mỹ triển khai sức mạnh ở bất kỳ đâu trên biển mà không bị giới hạn về địa lý. 


[Image: 16137179159_cf8a60d3ce_o.jpg]


Cỗ máy chiến tranh khổng lồ này cần đến gần 6.000 người để vận hành, gồm 2.480 nhân viên hàng không và phi công, 3.200 thủy thủ đoàn. Mỗi người đều có vai trò cụ thể và luôn tuân theo sự chỉ dẫn của chỉ huy các cấp, đảm bảo cho cỗ máy chiến tranh hoạt động trơn tru trong mọi tình huống.


[Image: 16312950887_fe70e9ca6f_o.jpg]


Các thủy thủ tranh thủ ăn nhanh trong một đợt triển khai chiến đấu ở Vịnh Arab. Những người trên mặt boong phần lớn là nhân viên hàng không chịu trách nhiệm điều phối hoạt động cất hạ cánh của máy bay. Họ cũng chuẩn bị vũ khí, nạp nhiên liệu, kiểm tra kỹ thuật, đảm bảo cho máy bay luôn sẵn sàng chiến đấu.


[Image: 16294186717_ba0b0d4485_o.jpg]


Một nữ nhân viên kỹ thuật đang làm vệ sinh khoang động cơ cho tiêm kích F/A-18E Super Hornet. Bên dưới boong tàu, công việc cũng rất nhộn nhịp. Khu vực này là nhà chứa máy bay cũng là xưởng sửa chữa nhỏ, bảo trì và bảo dưỡng định kỳ cho các máy bay. 


[Image: 16544759498_71e31563ca_o.jpg]


Ảnh các nhân viên đang chuẩn bị bom cho máy bay trong nhiệm vụ không kích ở Syria. Bên cạnh nhà chứa máy bay là kho vũ khí nơi các kỹ thuật viên sẽ lắp ngòi nổ thiết bị dẫn đường để biến những quả bom thông thường thành bom thông minh JDAM. 












Mô hình chuẩn của một đội tàu sân bay Mỹ Đội tàu sân bay của Mỹ gồm tàu sân bay giữ vai trò điều phối hoạt động tác chiến, tuần dương hạm, tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân và các tàu hậu cần.[Image: 15772164672_ab402d4a1a_o.jpg]


Mỗi thành viên trên tàu đều làm việc rất chăm chỉ. Vai trò của họ có thể nhỏ bé so với chiến hạm khổng lồ. Tuy nhiên, nếu họ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoạt động của toàn bộ tàu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


[Image: 16060080026_006d93afe1_o.jpg]


Tuy vậy, cuộc sống trên tàu sân bay Carl Vinson không phải lúc nào cũng chỉ có sắt thép và vũ khí. Ngôi sao nhạc đồng quê Tyler Farr biểu diễn cho thủy thủ đoàn trong nhà chứa máy bay của tàu trên Vịnh Arab vào năm 2014. 


[Image: 16081815658_b5751c32e6_o.jpg]


Tàu có phòng tập gym giúp thủy thủ đoàn duy trì thể lực cho những chuyến làm nhiệm vụ dài ngày trên biển. 


[Image: 15529755520_b120801b02_o.jpg]


Những bữa tiệc nướng ngoài trời thịnh soạn giúp thủy thủ đoàn thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Hải quân Mỹ ưu ái cho thủy thủ trên các tàu chiến tiêu chuẩn thực phẩm rất cao nhằm đảm bảo sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Reply
#2


[Image: 16453783721_b7912c0e07_o.jpg]


Cung cấp thực phẩm cho gần 6.000 người trên tàu là một thách thức không nhỏ cho bộ phận hậu cần. Tuy vậy, với ê kíp làm việc chuyên nghiệp, thủy thủ đoàn trên tàu không bao giờ phải phiền lòng vì vấn đề ăn uống, giúp họ chuyên tâm vào nhiệm vụ. 


[Image: 15569323914_c222d44fba_o.jpg]


Trên tàu có hẳn một bệnh viện với đầy đủ trang thiết bị. Các bác sĩ có thể thực hiện những ca phẫu thuật ngay trên tàu. Tàu còn có phòng khám nha khoa có thể tiếp nhận 50-60 bệnh nhân mỗi ngày.


[Image: 35378115931_fb39a54e74_o.jpg]


Hàng nghìn người tập trung trên boong tàu Carl Vinson xem máy bay E-2C biểu diễn trong chuyến hải trình "hổ". Đây là một hoạt động cho phép người thân của thủy thủ đoàn trải nghiệm cuộc sống trên tàu sân bay.


[Image: 16311317400_c30ef04726_o.jpg]


Nữ nhân viên hàng không đang chuyển tiếp chỉ thị từ cấp trên trong chuyến diễn tập ở Vịnh Arab. Tàu sân bay là cỗ máy chiến đấu khổng lồ và tinh vi. Khối lượng công việc dành cho mỗi thành viên trên tàu là rất lớn. Mỗi thủy thủ trước khi nhận nhiệm vụ trên tàu phải trải qua quá trình đào tạo rất khắt khe.


[Image: 5269753290_16f2ccec03_o.jpg]


Thoáng ưu tư của một nhân viên hàng không giữa những lần máy bay cất cánh. Thủy thủ này quấn trên người các dây xích dùng để cố định máy bay trên boong tàu.


[Image: 35141813642_0d187ddfa7_o.jpg]


Tàu sân bay USS Carl Vinson nói riêng và lớp Nimitz nói chung không chỉ là cỗ máy chiến tranh khổng lồ, mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của nước Mỹ. Không một quốc gia nào khác trên thế giới có được những chiến hạm khổng lồ như vậy.





F/A-18 E/F Super Hornet: Cốt lõi sức mạnh tàu sân bay Mỹ Tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet với khả năng tấn công mạnh mẽ là cốt lõi tạo nên sức mạnh không đối thủ cho các tàu sân bay Mỹ trên khắp các đại dương.



Trung Hiếu

(Ảnh: Hải quân Mỹ)
Reply
#3
Vì sao Đà Nẵng được chọn là điểm ghé thăm của siêu tàu sân bay Mỹ?
  • 13:46 02/03/2018
Đà Nẵng là một trong số ít thành phố có cảng quy mô tiếp đón tàu sân bay khổng lồ USS Carl Vinson, thuận tiện tổ chức hoạt động giao lưu giữa thuỷ thủ Mỹ và người dân địa phương.

Siêu tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson với chiều dài 333 m, lượng giãn nước 100.000 tấn và chở theo thuỷ thủ đoàn gần 6.000 người nên chỉ có hai địa điểm ở Việt Nam đủ khả năng đáp ứng tiếp đón nó là cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng và quân cảng Cam Ranh.

[Image: Tau_3.jpg]
USS Carl Vinson chở theo 90 máy bay các loại, hoạt động như căn cứ không quân di động. Ảnh: AFP.

Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) nhận định: “Trong chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson lần này, phía Mỹ muốn tham gia một số hoạt động giao lưu cùng người dân địa phương. Với những kế hoạch như vậy nhưng cảng Cam Ranh lại tương đối biệt lập”.

Do vậy, ông Thayer cho rằng Đà Nẵng được chọn vì các lý do: tàu có thể cập cảng Tiên Sa (so với khi nó ghé thăm Philippines hồi tháng 2 thì phải đậu cách bờ biển nước này 10 km), các hoạt động giao lưu dân sự và thể thao có thể tổ chức ở những địa điểm gần đó; các thuỷ thủ Mỹ có thể rời tàu và lên đất liền, khám phá một thành phố lớn của Việt Nam.

Nhân chuyến thăm Đà Nẵng dịp này, các thuỷ thủ của tàu USS Carl Vinson sẽ tham gia những hoạt động giao lưu với người dân địa phương như biểu diễn âm nhạc ở Cầu Rồng, giao lưu bóng đá và bóng rổ, thăm trung tâm chăm sóc bệnh nhân tâm thần, thăm làng trẻ SOS…  

“Một lý do khác là Đà Nẵng đã vốn quen thuộc với người Mỹ”, ông Thayer nói với Zing.vn.

Trong khi đó, Giáo sư James Holmes (Đại học Hải chiến Mỹ) nói việc lựa chọn cảng Tiên Sa là một bước đi thận trọng, thăm dò của các bên, bởi vì “cảng Cam Ranh hàm chứa nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn cả so với cảng Tiên Sa”. 

“Hãy bắt đầu từng bước một, xem sự kiện này diễn ra như thế nào và được các bên đánh giá ra sao. Nếu chuyến thăm lần này thành công thì mới tiến đến những kế hoạch tham vọng hơn trong tương lai. Đi từng bước như vậy sẽ giúp điều chỉnh phương pháp tiếp cận hiệu quả để tránh phản tác dụng”, ông Holmes nói.

Cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng từng đón tiếp nhiều đợt ghé thăm không chỉ của các tàu chiến Mỹ và từ nhiều nước khác. Tuy nhiên, theo quan sát của nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin trên trang Sputnik, truyền thông Mỹ đăng tải thông tin về chuyến thăm của tàu sân bay USS Carl Vinson đến Việt Nam lần này với “quy mô lớn chưa từng thấy”.

Sự quan tâm lớn này được cho là điều dễ hiểu. “Tàu sân bay chính là biểu tượng của sức mạnh hải quân. Tàu khu trục cũng là một tàu chiến hùng mạnh, nhưng những ý nghĩa tác động của nó chỉ bằng 1/10 so với một tàu sân bay. Một tàu sân bay lớn chính là ao ước của tất cả các lực lượng hải quân, thể hiện những hào quang và sự danh giá mà không tàu chiến nào sánh bằng”, Giáo sư James Holmes nhận định với Zing.vn

Việc kiểm tra, giám sát và bảo vệ đoàn tàu sân bay của Hải quân Mỹ sẽ được thực hiện theo đúng quy trình của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Vùng 3 Hải quân, Công an thành phố, Hải quan, Cảng vụ Hàng hải và các cơ quan chức năng nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.


[Image: Info.jpg]
Reply
#4
Tàu sân bay Mỹ đã neo đậu trong Vịnh Đà Nẵng
05/03/2018 10:34 GMT+7

[Image: vi-tri-tau-4418-1520232456.jpg]
 Cảng Tiên Sa (chấm đỏ trên bản đồ) nơi tàu sân bay Mỹ neo đậu. 

TTO - Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) của Mỹ cùng các tàu khu trục và tuần dương hộ tống đã vào Vịnh Đà Nẵng lúc gần 12h trưa nay, cách không xa cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày kể từ ngày 5-3.

Quote:Sự xuất hiện của nhóm tác chiến tàu sân bay do USS Carl Vinson làm soái hạm được xem là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ năm 1975.

[Image: logo-tiep-can-vinson-1520242266966416247739.jpg]
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ neo đậu trong vịnh Đà Nẵng từ trưa 5-3 để chuẩn bị cho các hoạt động giao lưu trên bờ - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG

Thời tiết trên biển Đà Nẵng sáng nay (5-3) không đẹp khi sương mù như lớp màn trắng cuộn trên biển. Tầm nhìn chỉ chừng 10 cây số dù trời nắng đẹp. 

Đến hơn 10h, tiếng còi tàu hụ liên tục trên biển. Sau chừng 10 hồi còi, một khối to lớn xuất hiện trên mặt biển. 

Chừng vài phút sau, phần cabin màu trắng ở phía sau lộ diện cho thấy đó chỉ là một con tàu hàng. 

 Vài lượt như thế nữa, những người đứng ngóng xem tàu bắt đầu nản lòng thì một người bất chợt reo lên: "Tàu kìa". 


[Image: logo-dan-ngong-tau-152022462216257636426.jpg]
Người dân ngóng xem tàu sân bay Mỹ từ điểm cao trên bán đảo Sơn Trà sáng 5-3 - Ảnh: HỮU KHÁ

Lần này dù không nhìn rõ, không có còi hụ nhưng ai cũng chắc chắn nó là tàu sân bay. Bởi cái "sân bóng đá" đen trũi có trạm điều khiển ở giữa to lớn sừng sững. 

Mọi người đều choáng ngợp. Một ai đó nói rằng nếu tàu ngư dân đi trên biển mà nhìn thấy dù ở đoạn cách vài hải lý chắc cũng mệt tim.

[Image: logo-tau-neo-dau-nguyen-khanh-1520227939...730552.jpg]
Tàu sân bay USS Carl Vinson neo đậu trong Vịnh Đà Nẵng chuẩn bị cho các hoạt động giao lưu trên bờ. Ảnh chụp trưa 5-3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thông tin của PV Tuổi Trẻ Online từ hiện trường cho biết tàu sân bay USS Carl Vinson đang ở trong khu vực vịnh Đà Nẵng. 

Tàu dân sự Phú Quốc Express 7 đang neo đậu cách tàu sân bay USS Carl Vinson khoảng 1 hải lý. Giữa hai con tàu này là một sà lan lớn được 3, 4 tàu kéo khác neo giữ. 

Nguồn tin mà Tuổi Trẻ Online có được cho biết các sĩ quan và chỉ huy tàu sân bay sẽ xuống sà lan nói trên trước khi lên tàu dân sự Phú Quốc Express 7 và vào bờ. Tàu Phú Quốc Express 7, có sức chứa 300 người.

[Image: logo-tau-san-bay-uss-carl-vinson-truong-...223486.jpg]
Tàu sân bay USS Carl Vinson vào vịnh Đà Nẵng trưa 5-3 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Tàu đầu tiên của Việt Nam tiếp cận USS Carl Vinson

Đón ban chỉ huy và sĩ quan tàu sân bay Mỹ sẽ là trọng trách đầu tiên của tàu Phú Quốc Express 7, con tàu mới xuất xưởng từ Hải Phòng. Với chiều dài hơn 33m, rộng 9m, tàu Phú Quốc Express 7 có thủy thủ đoàn 12 người, tốc độ tối đa 28 hải lý/h.

[Image: tau-phu-quoc-express-7-ba-dung-152020618...006985.jpg]
Tàu Phú Quốc Express 7 đang neo đậu ở Cảng Tiên Sa chờ thực hiện nhiệm vụ đón ban chỉ huy tàu sân bay USS Carl Vinson vào bờ ở Đà Nẵng - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG

Trước khi đến Việt Nam, tàu USS Carl Vinson - siêu tàu sân bay thứ ba chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ, đã có chuyến thăm Philippines và tiến hành tuần tra ở Biển Đông. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một đại diện của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM cho biết có 5.000 thủy thủ trên tàu. Lực lượng thủy thủ đoàn hàng ngàn thành viên, cùng các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer và tuần dương hạm Lake Champlain sẽ có nhiều hoạt động ở thành phố Đà Nẵng từ ngày 5 đến 9-3 dưới sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

[Image: logo-don-tau-o-cat-tien-sa-tbd-152021927...635078.jpg]
Các thành viên Hải quân Việt Nam rà soát an ninh tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) - nơi diễn ra lễ đón tàu trưa nay - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG

Sự xuất hiện của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson tại Việt Nam được truyền thông phương Tây bình luận là đặt trong thế đối đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc và các động thái gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông. 

Chuyến thăm cũng diễn ra đồng thời trong bối cảnh ngày càng có nhiều tín hiệu cho thấy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ an ninh với Việt Nam. 

[Image: logo-tau-hoa-tieu-vn-1520221329584747095599.jpg]
Tàu hoa tiêu của Hải quân Việt Nam (trên, góc phải) đang dọn dẹp lại luồng đi vào cho tàu sân bay Mỹ cập cảng vào Đà Nẵng. Ảnh chụp trưa 5-3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trao đổi với Hãng tin Reuters, ông Trương Bảo Huy (Zhang Baohui), một chuyên gia về an ninh Trung Quốc tại Đại học Lingnan Hong Kong, nhận định Bắc Kinh sẽ không hoảng loạn trước diễn biến mới. "Trung Quốc hiểu rõ cách Việt Nam cân bằng quan hệ giữa các nước như thế nào", ông Trương khẳng định.

[Image: logo-an-ninh-my-tren-doi-vong-canh-nguye...764972.jpg]
Một phóng viên ảnh đang theo dõi hướng đi tàu USS Carl Vinson - Ảnh: NGUYỄN THÀNH

Đồng quan điểm, trả lời phỏng vấn của Reuters, TS Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia thuộc Viện ISEAS Yusof Ishak (Singapore), cho rằng "tiệm tiến" mới là từ khóa khi nói về chiến lược ngoại giao của Việt Nam. "Việt Nam sẽ chỉ nghiêng về Mỹ ở mức độ sao cho nó không gây ra các phản ứng thái quá từ Trung Quốc", ông Hiệp cho biết. 

Không có sự hiện diện tiền tuyến đó cũng được, nhưng chúng ta sẽ mất đi sức nặng trong tiếng nói và có ít hơn sự ảnh hưởng. Khi nói hải quân Mỹ can dự, nó có nghĩa là hiện diện ở đó"

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen (1997 – 2001)

Từ Mỹ, ông John Kirby - chuẩn đô đốc về hưu của Hải quân Mỹ, nhận định với đài truyền hình CNN rằng chuyến thăm của tàu Carl Vinson không truyền thông điệp tới riêng Trung Quốc hay Việt Nam, mà là cả khu vực. "Sự hiện diện của tàu Carl Vinson là thông điệp tới Việt Nam, rằng nước Mỹ trân trọng và quan tâm mối quan hệ này như thế nào; là thông điệp tới Trung Quốc vì những gì họ đang làm trong khu vực; nhưng quan trọng và rộng lớn hơn, là thông điệp cho cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Nước Mỹ đang ở đây và chúng tôi sẽ hiện diện tại khu vực này", ông Kirby nhấn mạnh.


Sau khi cập cảng, tối nay 5-3, 3.000 lính Mỹ sẽ rời tàu sân bay xuống Đà Nẵng tham quan, vui chơi, mua sắm. Lính Mỹ được cho phép ở lại qua đêm trên đất liền. Có 18 khách sạn được huy động để phục vụ cho việc nghỉ ngơi, các điểm vui chơi, mua sắm đã sẵn sàng để đón lính Mỹ.

Sự xuất hiện của nhóm tác chiến tàu sân bay do USS Carl Vinson làm soái hạm được xem là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ năm 1975.

Trong các ngày ở Đà Nẵng, đại diện tàu sân bay sẽ chào xã giao với lãnh đạo TP Đà Nẵng, Quân khu 5, Bộ Quốc phòng. Các buổi gặp gỡ này sẽ được tổ chức tại Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh quân khu 5. Các hoạt động trao quà cho trẻ em khuyết tật, trung tâm bảo trợ xã hội, nạn nhân chất độc da cam sẽ được tổ chức tại trụ sở các cơ sở này. 
[/url]
[url=https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/700/2018/3/4/carl-vinson-sailor-15201817324611920860840.jpg][Image: carl-vinson-sailor-15201817324611920860840.jpg]

Thủy thủ trên tàu USS Carl Vinson khi trở về cảng nhà ở Virginia (Mỹ) năm 2012 - Ảnh: US NAVY

USS Carl Vinson là nơi cuối cùng người ta nhìn thấy thi thể của trùm khủng bố Osama bin Laden trước khi y được thả xuống biển năm 2011. Được biên chế năm 1982, ngoài chia lửa và trực tiếp tham chiến tại các chiến dịch quân sự của Mỹ, USS Carl Vinson còn tham gia sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo trên thế giới.

Điển hình như tại trận động đất tại Haiti năm 2010. Cường độ của trận động đất đã gần như đánh gục những nỗ lực tự gượng dậy của đảo quốc trên vùng Caribe. Trước tình hình đó, USS Carl Vinson cùng đội ngũ y tế, trực thăng đã trở thành một bệnh viện nổi, cung cấp các nhu yếu phẩm cho người dân.

Những máy lọc nước biển trên tàu USS Carl Vinson đã góp phần không nhỏ giúp người dân Haiti có nước sạch trong những ngày màn trời chiếu đất vì thảm họa.
NHÓM PV TUỔI TRẺ
Reply
#5
[Image: uscarlvinson01.jpg]



05/03/2018 16:20 

Tuần dương hạm USS Lake Champlain vào cảng Đà Nẵng

TPO - Lúc 14h chiều ngày 5/3, tàu tuần dương USS Lake Champlain (CG-57) của Hải quân Mỹ đi cùng tàu sân bay USS Carl Vinson đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
[/url]

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson neo đậu cách bờ biển Đà Nẵng 1km

Báo chí quốc tế viết về 'chuyến thăm lịch sử' của tàu sân bay Mỹ
Tuần dương hạm tên lửa có điều khiển USS Lake Champlain (CG-57) thuộc lớp Tinconderoga được hoàn thành vào tháng 4/1987 và vào biên chế Hải quân Mỹ tháng 8/1988. Tuần dương hạm này đóng tại Căn cứ Hải quân San Diego, Mỹ.

Lượng choán nước của USS Lake Champlain vào khoảng 9.600 đến 9.800 tấn, tuần dương hạm này có chiều dài 173 m, có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 32,5 hải lý, tương đương 60 km/h. Tầm hoạt động tối đa của USS Lake Champlain cũng như các tuần dương hạm khác cùng lớp Tinconderoga là 11.000 km với tốc độ 27 hải lý (37 km/h).


[url=https://image.tienphong.vn/w665/uploaded/danang_nguyenthanh/2018_03_05/1_veyk.jpg][Image: 1_veyk.jpg] Tàu cá ngư dân Việt Nam đi ngang qua tàu tuần dương USS Lake Champlain (CG-57) của Hải quân Mỹ  lúc đang tiến vào cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). Ảnh Nguyễn Thành

Được thiết kế với vai trò tuần dương hạm tên lửa dẫn đường, USS Lake Champlain mang theo 1 kho tên lửa các loại bao gồm 2 khoang phóng thẳng đứng Mk 41 61 ống chứa các loại tên lửa như: RIM-66M-5 Standard SM-2MR Block IIIB, RIM-156A SM-2ER Block IV, RIM-161 SM-3, RIM-162A ESSM, RIM-174A Standard ERAM, BGM-109 Tomahawk và RUM-139A VL-ASROC.


[Image: 3_gcas.jpg]
Ảnh: Nguyễn Thành
Ngoài ra, USS Lake Champlain được trang bị 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, 2 ống phóng lôi Mk 32 12.75-in (324 mm), 2 pháo hạng nhẹ Mk 45 Mod 2 5-in/54-cal, 2 pháo 25 mm Mk 38, 2-4 pháo .50 cal (12.7 mm), 2 tổ hợp pháo 20 mm Phalanx CIWS Block 1B. Ngoài ra, tuần dương hạm này có thể mang theo 2 trực thăng Sikorsky SH-60B hoặc MH-60R Seahawk LAMPS III.


[Image: 4_nsbp.jpg]
Ảnh: Nguyễn Thành
Trước đó, lúc 11h trưa nay, tàu sân bay USS Carl Vinson, tuần dương USS Lake Champlain, tàu khu trục USS USS Wayne E. Meyer và 6.000 thủy thủ Mỹ bắt đầu tiến vào vịnh Đà Nẵng (vùng biển Việt Nam).


[Image: 5_sdvu.jpg] Tàu tuần dương USS Lake Champlain (CG-57) của Hải quân Mỹ từ từ tiến vào cảng Tiên Sa. Ảnh Nguyễn Thành

Tàu Carl Vinson mang theo 74 máy bay chiến đấu, giám sát và vận tải, gồm F18C, F18E/F  Super Hornet, EA-18G Growler, E-2 Hawkeye, Sikorsky MH-60S Seahawk và Grumman C-2 Greyhound.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong chương trình dự kiến của chuyến thăm sẽ có hoạt động chào xã giao, lễ đón, họp báo, trao đổi kỹ thuật, giao lưu thể thao và một số hoạt động cộng đồng.



[Image: 6_avjy.jpg]
Ảnh: Nguyễn Thành
Cũng theo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm của đội tàu sân bay Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phù hợp với khuôn khổ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định an ninh, hợp tác và phát triển ở trong khu vực.


[Image: 7_tlsk.jpg]
Tàu sân bay USS Carl Vinson đang neo đậu tại khu vực vịnh Đà Nẵng. Ảnh Nguyễn Thành


Tàu sân bay USS Carl Vinson có chiều dài 332,8 m, chiều rộng 76,8 m, tốc độ 30 hải lý; tàu tuần dương USS Lake Champlain dài 173 m, rộng 16,8m, tốc độ 32,5 hải lý/ giờ; tàu khu trục USS Wayne E.Meyer dài 155,3 m, rộng 20 m.
Reply
#6
Cận cảnh cặp tàu hộ tống tàu sân bay USS Carl Vinson
18:24 - 05/03/2018 https://thanhnien.vn/thoi-su/can-canh-ca...commentbox Thanh Niên Online


Clip:  2 Tàu Hộ Tống USS Lake Champlain và USS Wayne E. Meyer cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)




Chiều 5.3, 2 tàu hộ tống tàu sân bay Hải quân Mỹ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
[Image: img_1538_qmuj.jpg]
Hai tàu USS Lake Champlain và USS Wayne E. Meyer cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)
Ảnh: Nguyễn Tú



* Tuần dương hạm tên lửa USS Lake Champlain (CG – 57) là chiến hạm thuộc lớp Tinconderoga, tầm hoạt động tối đa của lớp tàu chiến này là 11.000 km với tốc độ 27 hải lý (37 km/h). Hạ thủy tháng 4.1987, USS Lake Champlain được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ tháng 8.1988, đóng ở căn cứ Hải quân San Diego, Mỹ.

Lượng choán nước của USS Lake Champlain khoảng 9.600 tấn, dài 173 m với tốc độ tối đa 32,5 hải lý, tương đương 60 km/h. Đúng như tên gọi, tàu được thiết kế với vai trò dẫn đường, USS Lake Champlain mang theo hệ thống tên lửa đa dạng, gồm các khoang phóng thẳng đứng.

Ngoài ra, USS Lake Champlain còn được trang bị 8 tên lửa chống hạm, 2 ống phóng lôi, 2 pháo hạng nhẹ,2 tổ hợp pháo 20 mm Phalanx... Tuần dương hạm USS Lake Champlain có thể mang theo 2 trực thăng.

Một số hình ảnh về tàu USS Lake Champlain tại cảng Tiên Sa:

[Image: img_1467copy_lbls.jpg]
USS Lake Champlain từ ngoài khơi vào vịnh Đà Nẵng
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1451copy_xpeo.jpg]
2 tàu lai hỗ trợ lai dắt
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1469copy_wkdo.jpg]
Tàu mang số hiệu 57
 Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1468copy_zeby.jpg]
Tàu dài 173 m
 Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1482copy_jbly.jpg]
Hệ thống tên lửa cuối đuôi tàu
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1484copy_ahzx.jpg]
Pháo ở đuôi tàu
Ảnh: Nguyễn Tú
Reply
#7
[Image: img_1487copy_uheo.jpg]
Xuồng cứu sinh
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1488copy_kcty.jpg]
Hệ thống pháo phụ
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1489copy_yrme.jpg]
Lối đi hai bên mạn tàu 
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1486copy_cwhh.jpg]
Hệ thống ra đa nằm ở giữa tàu
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1505copy_tyfj.jpg]
Pháo chính ở đầu tàu
 Ảnh: Nguyễn Tú


[Image: img_1504copy_yogj.jpg]
Hệ thống thông tin liên lạc
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1502copy_ruzs.jpg]
Cờ hai nước bay phấp phới
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1480copy_fnwg.jpg]
Khoảng 15 giờ ngày 5.3, tàu USS Lake Champlain mới hoàn tất cập cảng
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1472copy_dxfn.jpg]
Với sự hỗ trợ của tàu lai dắt 
Ảnh: Nguyễn Tú



* Khu trục hạm tên lửa USS Wayne E. Meyer (DDG-108) thuộc lớp Arleigh Burke, tầm hoạt dộng 8.100 km ở tốc độ 20 hải lý (37 km/h).

Tàu mang tên Chuẩn đô đốc Wayne E. Meyer, người khai sinh ra hệ thống vũ khí Aegis và lớp Arleigh Burke là các khu trục hạm đầu tiên của Hải quân Mỹ được chế tạo với Hệ thống Tác chiến Aegis. Đây là hệ thống tác chiến phức tạp, tiên tiến, đóng vai trò trung tâm của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ.

Khu trục hạm này hạ thủy tháng 10.2008 và vào biên chế Hải quân Mỹ 1 năm sau đó. Khu trục USS Wayne E. Meyer dài 155 m, lượng choán nước 9.200 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý, tương đương 56 km/h.

USS Wayne E. Meyer mang theo hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng 32 ống và 64 ống. Ngoài ra khu trục hạm này còn được trang bị pháo hạng nặng, cùng 2 ống phóng lôi và có thể mang theo 2 trực thăng.

Một số hình ảnh về tàu USS Wayne E. Meyer tại cảng Tiên Sa:
[Image: img_1510copy_cvtv.jpg]
Khoảng 1 tiếng sau khi USS Lake Champlain cập cầu cảng, đến lượt tàu khu trục tên lửa USS Wayne E. Meyer tiếp tục vào bờ
Reply
#8

Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1512copy_sqcc.jpg]
2 tàu lai hỗ trợ khu trục hạm
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1524copy_meow.jpg]
2 tàu đậu sát nhau, cập mạn
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1521copy_adzh.jpg]
Đây là đôi tàu hộ tống, hộ vệ cho tàu sân bay
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1514copy_uxhs.jpg]
USS Wayne E. Meyer có số hiệu DDG-108 


[Image: img_1517copy_qyow.jpg]
Thân tàu
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1516copy_hhzo.jpg]
Cờ hai nước treo ở vị trí cao nhất
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1515copy_oghg.jpg]
Pháo chính trang trí quốc kỳ Mỹ đẹp mắt
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1520copy_wmcw.jpg]
Hệ thống khí tài khác
 Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1519copy_lbuu.jpg]
Ra đa
Ảnh: Nguyễn Tú

[Image: img_1518copy_cuyy.jpg]
Lực lượng sĩ quan, thủy thủ trên tàu
Ảnh: Nguyễn Tú
Reply
#9











Reply
#10
Cận cảnh bữa ăn trên tàu sân bay USS Carl Vinson tới Đà Nẵng
VTC 05/03/2018 15:32 GMT+7 


Bếp ăn phục vụ cho hơn 5.000 'miệng ăn' trên tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ hoạt động 24/24, đảm bảo các thủy thủ và sỹ quan luôn có thức ăn nóng nếu cần trong mỗi ca trực.


Video: Chuyện bếp núc trên tàu sân bay Mỹ



[Image: 1_228926.jpg]
Có 7 nhà ăn trên , tuy nhiên sẽ có các khu riêng cho sỹ quan và thủy thủ dù thực phẩm được cung cấp là tương đương. Trong khi sỹ quan phải trả tiền cho bữa ăn của mình thì các thủy thủ được phục vụ miễn phí.


[Image: 2_269241.jpg]
USS Carl Vinson phục vụ 4 bữa ăn một ngày, với mỗi bữa kéo dài 3-4 tiếng. Các thủy thủ có thể tìm tới nhà bếp bất cứ lúc nào khi có nhu cầu.


[Image: 3_301356.jpg]
Thực đơn hàng ngày luôn được thay đổi liên tục, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng với đầy đủ món chính, nước uống, đồ tráng miệng. Các quầy bar luôn trữ sẵn đồ ăn vặt, salad, xúc xích, bánh mì để phục vụ cho những ai có nhu cầu lót dạ.


[Image: 4_410609.jpg]
Kho trữ đồ đông lạnh trên tàu có khối lượng tương đương với 120 xe tải với đầy đủ các nguyên liệu cao cấp cho các bữa ăn đặc biệt.


[Image: 5_657147.jpg]
Thình thoảng các thủy thủ và sỹ quan trên tàu sẽ được "đổi gió" bằng những bữa tiệc nướng ngoài trời.


(Tổng hợp)
Reply
#11
Thủy thủ gốc Việt và cuộc sống trên siêu tàu sân bay Mỹ
06/03/2018 05:37 GMT+7

Paul Nguyen, quân nhân thuộc biên chế tàu sân bay USS Carl Vinson đang neo đậu tại Đà Nẵng, cho biết anh có cha mẹ đều là người Việt và từng về thăm quê một lần.
[Image: 1_642352.jpg]
Bốn thủy thủ trên tàu sân bay USS Carl Vinson chuẩn bị thực hiện nghi thức chào cờ vào cuối giờ chiều hàng ngày hôm 5/3. Hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ hiện dừng chân tại vịnh Đà Nẵng trong chuyến thăm kéo dài năm ngày.
[Image: 2_526842.jpg]
Paul Nguyen, chàng trai gốc Việt, là một thành viên của thủy thủ đoàn tàu USS Carl Vinson. Chia sẻ với phóng viên Zing.vn, Paul cho biết cha mẹ anh đều là người Việt, quê ở Cà Mau. Anh sinh năm 1994, từng về Việt Nam một lần năm 2010.
[Image: 3_801238.jpg]
Paul cho biết anh làm trên tàu hai năm nay với công việc sửa chữa máy bay. Chàng trai thích xăm hình và cả hai hình xăm trên cánh tay đều hình thành sau khi anh nhập ngũ. Anh rất thích đồ ăn Việt Nam.
[Image: 4_702233.jpg]
USS Carl Vinson là một trong 10 siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Tàu có biệt danh "Đại bàng Vàng" (Golden Eagle), với khẩu hiệu là "Sức mạnh từ biển cả" (Vis Per Mare).


https://baomoi.com/thuy-thu-goc-viet-va-...157390.epi

=====

Dàn tiêm kích trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ 



[Image: may-bay0_680x0.jpg]
Trưa 5/3, tàu sân bay USS Carl Vinson đã neo cách cầu cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) khoảng 1km, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị của đoàn Hải quân Mỹ đến thành phố Đà Nẵng.




[Image: may-bay1_680x0.jpg]
Tàu có thể mang cùng lúc 90 máy bay các loại, trong đó khoảng 60 tiêm kích hạm F/A-18, 4-6 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, còn lại là máy bay cảnh báo sớm E-2C/D Hawkeye, trực thăng SH-60F và máy bay vận tải C-2 Greyhound.



[Image: may-bay-3_680x0.jpg]
Khoảng 60 máy bay tiêm kích hạm F/A-18 được xếp thành hàng dài. Chiều 5/3, đoàn quốc phòng phía Việt Nam cùng khoảng 100 nhà báo trong nước cũng như quốc tế đã lên tàu tham quan.



[Image: 75-1520260072_680x0.jpg]
Máy bay do thám cỡ lớn nổi bật nhờ đôi cánh quạt và chiếc "đĩa bay" gắn phía trên.



[Image: 62-1520259998_680x0.jpg]
Máy bay mang nhiều vũ khí nhất. Sự hiện diện của USS Carl Vinson thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây là lần đầu tiên tàu sân bay của Mỹ trở lại Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975.



[Image: 68-1520260071_680x0.jpg]
Phía dưới gầm các máy bay chiến đầu được gắn vũ khí.
Reply
#12
[Image: 46-1520264321_680x0.jpg]
Hệ thống phản lực của máy bay hầu hết được phủ kín. Một vài chiếc để hở cho khách tham quan.



[Image: 44-1520264661_680x0.jpg]
Để có đủ diện tích chứa hết số lượng lớn máy bay, các cánh máy bay đều được gập lại khi đậu trên boong.



[Image: 72-1520264323_680x0.jpg]
Dù số lượng máy bay lớn nhưng vẫn được sắp xếp ngăn nắp. Cùng đến thăm Đà Nẵng lần này, ngoài tàu sân bay còn có tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS USS Wayne E. Meyer.



[Image: 65-1520264323_680x0.jpg]
Từ hôm nay đến hết ngày 9/3, tàu sân bay Mỹ cùng đoàn 6.500 thủy thủ sẽ có nhiều hoạt động giao lưu tại Đà Nẵng, như: thăm trung tâm bảo trợ xã hội, nạn nhân chất độc da cam; giao lưu bóng đá, bóng chuyền và biểu diễn âm nhạc tại cầu Rồng và Công viên biển Đông.

Quote:How many and which aircraft are in the USS Carl Vinson?

- About 65 planes and helicopters.

The typical air wing for a Nimitz class carrier is 24–36 F/A-18E or F Super Hornets and 2 squadrons of 10–12 F/A-18C Hornets as strike fighters, 4–6 E/A-18G Growlers for e-warfare, another 4–6 E-2C or D Hawkeye for Airborne Early Warning, a C-2 Greyhound for logistics, and 6–8 anti-submarine SH-60 and HH-60 helicopters. I believe the Carl Vinson currently carries around 65 aircraft of different types, although the number of F/A-18E Super Hornets is down by one due to a recent crash.

The Nimitz-class supercarriers can support up to 130 Super Hornets, or 85–90 fixed-wing aircraft and helicopters of various types. During peacetime, the usual number is anywhere from 60–70 planes.

https://www.quora.com/How-many-and-which...arl-Vinson
Reply