Trời ơi ồn quá! Sống làm sao đây?
Sep 11, 2017
Hàng xóm hát karaoke quá lớn, anh T.L.N. (40 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cùng vợ qua nhắc nhở. Người hàng xóm này cứ vặn lớn. Lời qua tiếng lại, người nhà hàng xóm chém anh N. đứt gân tay.
Một vấn đề thuộc vào loại “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”, đó chính là nạn ô nhiễm tiếng ồn. Nhưng người dân vẫn tiếp tục kêu ca, chính quyền thì bảo “khó xử lý quá”.
![[Image: 95a4aca5.jpg]](http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/09/11/95a4aca5.jpg)
Trong khi đó, luật sư thì cho rằng có quy định, có địa chỉ để giải quyết vấn đề này... Và thực tế thì vô cùng phức tạp, khi từ chuyện này đã có nhiều vụ án mạng, ẩu đả.
Tiếng ồn ở đô thị hiện nay là nỗi ám ảnh: nhạc ở cửa hàng, cửa hiệu; karaoke trong khu dân cư; cơ sở sản xuất giữa lòng đô thị... Chưa kể đột xuất đám cưới, đám ma và gần đây là nhạc kẹo kéo, karaoke di động. Nhưng gần như người dân phải chịu đựng vì không biết kêu ai và có kêu cũng đâu lại vào đó.
Có những sự việc vì nhắc nhở đã xảy ra chết người. Vậy ồn quá, làm sao?
Nhắc nhở còn bị... chém
Cách đây ít ngày, thấy nhà hàng xóm mở hát karaoke với âm thanh quá lớn, anh T.L.N. (40 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cùng vợ qua nhắc nhở vặn nhỏ âm thanh. Hàng xóm anh N. không những không vặn nhỏ mà còn lớn tiếng cự cãi.
Trong lúc hai bên lời qua tiếng lại, người nhà của phía hàng xóm đã xông vào đánh bị thương vợ chồng anh N., chém anh N. đứt gân tay phải nhập viện cấp cứu. Gia đình anh N. cho biết đã nộp đơn ra công an phường nhờ giải quyết vụ việc.
Việc hàng xóm láng giềng gây ra tiếng ồn làm những người xung quanh khó chịu dẫn tới xung đột không phải là hiếm ở những đô thị lớn. Nhẹ nhàng thì làm hòa, căng hơn là không nhìn mặt và “nặng đô” hơn là thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Không ít trường hợp còn có án mạng.
![[Image: b70cb45d.jpg]](http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/09/11/b70cb45d.jpg)
Loa bật quá to hoặc quá giờ quy định sẽ ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của cư dân - Ảnh: Q.ĐỊNH
* YẾN TRINH Bà N.T.T. (Q.3, TP.HCM):
Muốn bể lỗ tai
Nhà tôi ở cạnh quán lẩu TL trên đường Hoàng Sa, Q.3. Lâu lâu quán có chương trình hát với nhau mở nhạc rất ồn, muốn bể lỗ tai, rất mệt mỏi, chúng tôi không thể nào ngủ được.
Tôi than phiền với họ rất nhiều lần, gọi điện thoại trực tiếp đề nghị họ mở nhỏ nhạc, hát nhỏ lại. Có lần họ nghe máy, nhưng rồi nhiều lần họ không nghe.
Tôi vẫn biết người ta kinh doanh phải cần có khách, phải có chiêu này chiêu nọ hút khách bởi làm ăn khó khăn, chi phí tốn kém. Nhưng làm gì thì làm, ồn ào cỡ nào thì sau 22g nên để cho người dân xung quanh được nghỉ ngơi, chớ ồn ào sau giờ này ai chịu cho thấu!
* Ông ĐỖ VĂN ĐĂNG (42 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức):
Gia đình tôi rất mệt mỏi
Gia đình tôi sống trong khu làng đại học Thủ Đức. Ở đây quán nhậu vây kín khắp nơi. Họ mở loa thùng, nhạc sống đinh tai nhức óc, bất kể giờ giấc. Đêm nào cũng ầm ĩ đến 1-2g sáng khiến gia đình tôi rất mệt mỏi.
Các con tôi không thể nào tập trung học tập được. Các cháu sinh viên ở trọ quanh khu này cũng than phiền vì cảm thấy mệt mỏi. Có khi các quán nhậu bán đến tận 4g sáng, ồn ào triền miên.
Tôi đã than phiền với chủ quán nhưng không có tác dụng, nộp đơn lên phường cũng không thấy phản hồi. Khổ lắm!
![[Image: 12d64989.jpg]](http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/09/11/12d64989.jpg)
Một cửa hàng trên đường 3 Tháng 2, Q.10, TP.HCM đặt loa công suất lớn phát quảng cáo gây ồn ào (ảnh chụp chiều 10-9) - Ảnh: Q.ĐỊNH
* Trung tá LÊ THÀNH HƯNG (trưởng Công an P.12, Q.Gò Vấp)
Khó phạt quá!
Hiện nay, với các trường hợp như mở nhạc quá lớn ở các cửa hàng, cửa hiệu, quán nhậu, hát karaoke... gây ồn ào, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, công an phường hầu hết là nhắc nhở.
Việc xử phạt hành chính với những trường hợp này khi thực hiện có nhiều khó khăn vì muốn xử phạt phải căn cứ vào luật cũng như các nghị định cụ thể.
Theo đó, phải xác định được mẫu tiếng ồn, mức ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật ra sao... mới ra quyết định xử phạt được. Do đó cần phải có các máy móc, thiết bị chuyên dụng để đo tiếng ồn vào đúng thời điểm đó.
Nhưng hiện nay ở cơ quan công an phường, xã không có những máy móc này. Còn nếu chỉ căn cứ tai nghe, vào việc người dân nói ồn, cơ quan chức năng nói ồn nhưng chủ cơ sở, người gây ra tiếng ồn bảo... không ồn thì rất khó. Không đưa ra được bằng chứng thì không thể xử phạt được.
Hiện nay, với những trường hợp bị người dân phản ảnh gây ồn ào, Công an P.12, Q.Gò Vấp chỉ mới nhắc nhở và chưa xử phạt hành chính trường hợp nào.
* Ông Hoàng Dương Tùng (phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường):
Trời ơi ồn quá! Sống làm sao đây?
Ông Hoàng Dương Tùng - Ảnh: X.L.
Phạt vì gây ồn: chưa được chú trọng
Quy chuẩn 26/2010 là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
Trong quy định kỹ thuật, các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị tối đa theo đơn vị decibel đã quy định. Tuy nhiên, thực tế triển khai có vấn đề là lâu nay việc quan tâm đến lĩnh vực ô nhiễm tiếng ồn, xử lý ô nhiễm tiếng ồn và xử phạt còn rất ít. Các địa phương cũng chưa quan tâm lắm đến vấn đề này.
Theo quy định, đối với những vi phạm về tiếng ồn, khi người dân nêu thông tin thì cơ quan tiếp nhận xử lý thông tin là sở tài nguyên - môi trường, đây là trách nhiệm của sở. Còn việc xử lý, theo tôi, là chưa thật sự được chú trọng.
Quả thật, lâu nay mới chỉ tập trung xử lý những vi phạm về ô nhiễm môi trường từ rác thải, nước thải, còn ô nhiễm tiếng ồn thì các cơ quan chức năng chưa làm nhiều.
Ngoài ra, cũng có những khó khăn khách quan trong xử lý ô nhiễm tiếng ồn ở đường phố, khu dân cư đòi hỏi cả ý thức tự giác của mỗi người. Ví như trên đường phố vẫn thường xuyên có việc xe sử dụng còi hơi, bóp còi hơi, mặc dù có cấm nhưng vẫn có tài xế sử dụng và không phải trường hợp nào cũng bắt được để phạt.
Việc gây ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy với những tiếng ồn trong sản xuất, xây dựng, khi người dân phản ảnh thì trách nhiệm của các đơn vị thuộc sở tài nguyên - môi trường phải vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giải quyết. Nếu không giải quyết là không làm hết trách nhiệm.
Đã phân cấp rõ nơi xử lý
Bà Trịnh Thị Thủy, cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL), cho rằng quy định về xử phạt ô nhiễm tiếng ồn đã được Chính phủ quy định tại nghị định 179/2013/NĐ-CP và thẩm quyền, trách nhiệm xử lý ô nhiễm tiếng ồn là của Bộ Tài nguyên - môi trường. Khi xảy ra sự việc ô n
hiễm tiếng ồn thì địa phương sẽ xử lý.
Theo đó, việc ô nhiễm tiếng ồn luật đã phân cấp quản lý cho các quận, huyện. Cho nên khi sự việc xảy ra ở địa phương nào thì địa phương đó sẽ xử lý.
Sep 11, 2017
Hàng xóm hát karaoke quá lớn, anh T.L.N. (40 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cùng vợ qua nhắc nhở. Người hàng xóm này cứ vặn lớn. Lời qua tiếng lại, người nhà hàng xóm chém anh N. đứt gân tay.
Một vấn đề thuộc vào loại “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”, đó chính là nạn ô nhiễm tiếng ồn. Nhưng người dân vẫn tiếp tục kêu ca, chính quyền thì bảo “khó xử lý quá”.
![[Image: 95a4aca5.jpg]](http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/09/11/95a4aca5.jpg)
Trong khi đó, luật sư thì cho rằng có quy định, có địa chỉ để giải quyết vấn đề này... Và thực tế thì vô cùng phức tạp, khi từ chuyện này đã có nhiều vụ án mạng, ẩu đả.
Tiếng ồn ở đô thị hiện nay là nỗi ám ảnh: nhạc ở cửa hàng, cửa hiệu; karaoke trong khu dân cư; cơ sở sản xuất giữa lòng đô thị... Chưa kể đột xuất đám cưới, đám ma và gần đây là nhạc kẹo kéo, karaoke di động. Nhưng gần như người dân phải chịu đựng vì không biết kêu ai và có kêu cũng đâu lại vào đó.
Có những sự việc vì nhắc nhở đã xảy ra chết người. Vậy ồn quá, làm sao?
Nhắc nhở còn bị... chém
Cách đây ít ngày, thấy nhà hàng xóm mở hát karaoke với âm thanh quá lớn, anh T.L.N. (40 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cùng vợ qua nhắc nhở vặn nhỏ âm thanh. Hàng xóm anh N. không những không vặn nhỏ mà còn lớn tiếng cự cãi.
Trong lúc hai bên lời qua tiếng lại, người nhà của phía hàng xóm đã xông vào đánh bị thương vợ chồng anh N., chém anh N. đứt gân tay phải nhập viện cấp cứu. Gia đình anh N. cho biết đã nộp đơn ra công an phường nhờ giải quyết vụ việc.
Việc hàng xóm láng giềng gây ra tiếng ồn làm những người xung quanh khó chịu dẫn tới xung đột không phải là hiếm ở những đô thị lớn. Nhẹ nhàng thì làm hòa, căng hơn là không nhìn mặt và “nặng đô” hơn là thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Không ít trường hợp còn có án mạng.
![[Image: b70cb45d.jpg]](http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/09/11/b70cb45d.jpg)
Loa bật quá to hoặc quá giờ quy định sẽ ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của cư dân - Ảnh: Q.ĐỊNH
* YẾN TRINH Bà N.T.T. (Q.3, TP.HCM):
Muốn bể lỗ tai
Nhà tôi ở cạnh quán lẩu TL trên đường Hoàng Sa, Q.3. Lâu lâu quán có chương trình hát với nhau mở nhạc rất ồn, muốn bể lỗ tai, rất mệt mỏi, chúng tôi không thể nào ngủ được.
Tôi than phiền với họ rất nhiều lần, gọi điện thoại trực tiếp đề nghị họ mở nhỏ nhạc, hát nhỏ lại. Có lần họ nghe máy, nhưng rồi nhiều lần họ không nghe.
Tôi vẫn biết người ta kinh doanh phải cần có khách, phải có chiêu này chiêu nọ hút khách bởi làm ăn khó khăn, chi phí tốn kém. Nhưng làm gì thì làm, ồn ào cỡ nào thì sau 22g nên để cho người dân xung quanh được nghỉ ngơi, chớ ồn ào sau giờ này ai chịu cho thấu!
* Ông ĐỖ VĂN ĐĂNG (42 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức):
Gia đình tôi rất mệt mỏi
Gia đình tôi sống trong khu làng đại học Thủ Đức. Ở đây quán nhậu vây kín khắp nơi. Họ mở loa thùng, nhạc sống đinh tai nhức óc, bất kể giờ giấc. Đêm nào cũng ầm ĩ đến 1-2g sáng khiến gia đình tôi rất mệt mỏi.
Các con tôi không thể nào tập trung học tập được. Các cháu sinh viên ở trọ quanh khu này cũng than phiền vì cảm thấy mệt mỏi. Có khi các quán nhậu bán đến tận 4g sáng, ồn ào triền miên.
Tôi đã than phiền với chủ quán nhưng không có tác dụng, nộp đơn lên phường cũng không thấy phản hồi. Khổ lắm!
![[Image: 12d64989.jpg]](http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/09/11/12d64989.jpg)
Một cửa hàng trên đường 3 Tháng 2, Q.10, TP.HCM đặt loa công suất lớn phát quảng cáo gây ồn ào (ảnh chụp chiều 10-9) - Ảnh: Q.ĐỊNH
* Trung tá LÊ THÀNH HƯNG (trưởng Công an P.12, Q.Gò Vấp)
Khó phạt quá!
Hiện nay, với các trường hợp như mở nhạc quá lớn ở các cửa hàng, cửa hiệu, quán nhậu, hát karaoke... gây ồn ào, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, công an phường hầu hết là nhắc nhở.
Việc xử phạt hành chính với những trường hợp này khi thực hiện có nhiều khó khăn vì muốn xử phạt phải căn cứ vào luật cũng như các nghị định cụ thể.
Theo đó, phải xác định được mẫu tiếng ồn, mức ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật ra sao... mới ra quyết định xử phạt được. Do đó cần phải có các máy móc, thiết bị chuyên dụng để đo tiếng ồn vào đúng thời điểm đó.
Nhưng hiện nay ở cơ quan công an phường, xã không có những máy móc này. Còn nếu chỉ căn cứ tai nghe, vào việc người dân nói ồn, cơ quan chức năng nói ồn nhưng chủ cơ sở, người gây ra tiếng ồn bảo... không ồn thì rất khó. Không đưa ra được bằng chứng thì không thể xử phạt được.
Hiện nay, với những trường hợp bị người dân phản ảnh gây ồn ào, Công an P.12, Q.Gò Vấp chỉ mới nhắc nhở và chưa xử phạt hành chính trường hợp nào.
* Ông Hoàng Dương Tùng (phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường):
Trời ơi ồn quá! Sống làm sao đây?
Ông Hoàng Dương Tùng - Ảnh: X.L.
Phạt vì gây ồn: chưa được chú trọng
Quy chuẩn 26/2010 là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
Trong quy định kỹ thuật, các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị tối đa theo đơn vị decibel đã quy định. Tuy nhiên, thực tế triển khai có vấn đề là lâu nay việc quan tâm đến lĩnh vực ô nhiễm tiếng ồn, xử lý ô nhiễm tiếng ồn và xử phạt còn rất ít. Các địa phương cũng chưa quan tâm lắm đến vấn đề này.
Theo quy định, đối với những vi phạm về tiếng ồn, khi người dân nêu thông tin thì cơ quan tiếp nhận xử lý thông tin là sở tài nguyên - môi trường, đây là trách nhiệm của sở. Còn việc xử lý, theo tôi, là chưa thật sự được chú trọng.
Quả thật, lâu nay mới chỉ tập trung xử lý những vi phạm về ô nhiễm môi trường từ rác thải, nước thải, còn ô nhiễm tiếng ồn thì các cơ quan chức năng chưa làm nhiều.
Ngoài ra, cũng có những khó khăn khách quan trong xử lý ô nhiễm tiếng ồn ở đường phố, khu dân cư đòi hỏi cả ý thức tự giác của mỗi người. Ví như trên đường phố vẫn thường xuyên có việc xe sử dụng còi hơi, bóp còi hơi, mặc dù có cấm nhưng vẫn có tài xế sử dụng và không phải trường hợp nào cũng bắt được để phạt.
Việc gây ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy với những tiếng ồn trong sản xuất, xây dựng, khi người dân phản ảnh thì trách nhiệm của các đơn vị thuộc sở tài nguyên - môi trường phải vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giải quyết. Nếu không giải quyết là không làm hết trách nhiệm.
Đã phân cấp rõ nơi xử lý
Bà Trịnh Thị Thủy, cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL), cho rằng quy định về xử phạt ô nhiễm tiếng ồn đã được Chính phủ quy định tại nghị định 179/2013/NĐ-CP và thẩm quyền, trách nhiệm xử lý ô nhiễm tiếng ồn là của Bộ Tài nguyên - môi trường. Khi xảy ra sự việc ô n
hiễm tiếng ồn thì địa phương sẽ xử lý.
Theo đó, việc ô nhiễm tiếng ồn luật đã phân cấp quản lý cho các quận, huyện. Cho nên khi sự việc xảy ra ở địa phương nào thì địa phương đó sẽ xử lý.