Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Nam Phương hoàng hậu và các con giữa ngã ba đường
#1
Information 
Nam Phương hoàng hậu và các con giữa ngã ba đường 

21/01/2018 06:32:52




Chỉ có một mình, bà Nam Phương đã phải tính toán kỹ lưỡng vì mục tiêu duy nhất là sự an nguy của các con và cuối cùng bà đã chọn sang Pháp sống.


Vào khoảng giữa tháng 12/1946, tình hình chính trị - quân sự giữa Việt và Pháp đã tới giai đoạn căng thẳng. Những cuộc điều đình giữa Pháp và Việt không có kết quả như ý muốn của người Việt là Việt Nam phải được độc lập tự do hoàn toàn và thống nhất Nam - Trung - Bắc một nhà.

Quân đội Pháp vừa trở lại chiếm đóng nhiều đô thị do quân đội Nhật đầu hàng Đồng minh đã bị quân Tưởng Giới Thạch tới giải giáp và trao cho Pháp chiếm đóng. Tại Huế, bà Nam Phương biết được nhiều tin tức từ nhiều người mang lại cho biết thế nào cuộc chiến tranh Việt - Pháp cũng nổ ra, chiến sự sẽ vô cùng khốc liệt.

[Image: 03.jpg]
Bối cảnh chính trị tại Việt Nam năm 1946 ngày càng phức tạp.

Tháng 3/1946, Cố vấn Vĩnh Thụy đã sang Trung Quốc và ở lại bên đó cùng với Lý Lệ Hà. Ở Huế bà Nam Phương thấy tuyệt vọng, vì nếu ra Hà Nội thì ông Vĩnh Thụy chưa chắc sẽ trở về đoàn tụ với gia đình, vì bà biết tính ông Vĩnh Thụy nhẹ dạ và đa tình. Có thể ở Trung Hoa ông đã bị một số người ngoại quốc mua chuộc ông để dùng làm bình phong chính trị cho lá bài Việt Nam sau này, hoặc bị những người đẹp dụ dỗ ở lại ăn chơi cờ bạc để giải buồn vì ông đã mất ngai vàng rồi.

Bà Từ Cung đã tản cư về vùng quê, còn bà Nam Phương và các con vẫn đang ở trong cung An Định. Bảo Long đang học ở Đà Lạt ở với bà dì (Didelot) thì cũng được đưa về Huế để sống chung với gia đình vì sợ ở Đà Lạt sẽ bị bắt cóc làm con tin.

Bà Nam Phương cũng nghĩ xa, nghĩ gần bây giờ ông Vĩnh Thụy đã bỏ đi rồi, tức là không còn giữ chức Cố vấn nữa. Như vậy, Chính phủ Việt Nam chưa chắc đã có hành động gì để giúp đỡ gia đình bà. Vì thế, bà phải tự tìm cách để sống giữa làn đạn bắt đầu nổ ở ngoài đường phố.

Bà Nam Phương đã ngỏ ý thưa với bà Từ Cung là nên lánh nạn vào nhà thờ vì hy vọng mũi tên hòn đạn không xen vào nơi linh thiêng. Nhưng bà Từ Cung phản đối kịch liệt, và lúc đó mẹ chồng và nàng dâu trở nên đối chọi nhau. Còn chính quyền Cách mạng khi đó cũng không có thái độ khắt khe với Hoàng gia, hơn thế nữa còn cho bộ đội canh giữ cung An Định nơi gia đình Hoàng gia đang cư ngụ.

Bây giờ biết đi đâu để lánh nạn? Ở lại cung An Định thì nguy hiểm vì lúc chiến tranh, hòn đạn, quả bom… không từ nơi nào. Còn tản cư về vùng quê thì cũng vất vả, nhất là vì quen nếp sống vương giả từ nhỏ, các con cái của bà Nam Phương cũng khó hòa nhập với những đứa trẻ đồng quê. Còn đưa các con vào một trại lính của Pháp chiếm đóng để tạm trú thì cũng không được.

Như vậy là con bà Hoàng tử Bảo Long sẽ hết hy vọng lên ngôi kế vị thân sinh, vì lại sa vào vết chân cũ của thân sinh là theo Pháp. Bây giờ chỉ còn có cách là cho Bảo Long vào trú ẩn trong nhà dòng Chúa Cứu Thế, nơi thuộc quyền quản lý của các linh mục người Canada, một nước trung lập không theo Pháp hay Mỹ, Nga…

[Image: NPHH__Hinh_phan_5_5.jpg]
Bà Nam Phương và các con đứng trước những lựa chọn khó khăn trong bối cảnh chính trị phức tạp.

Bà Nam Phương đã suy nghĩ rất lâu và quyết định cho Bảo Long đi trước rồi gia đình sẽ đi sau. Những ngày ở cung An Định, những người lính bảo vệ, nhất là cán bộ chính trị viên của đơn vị canh gác tại cung An Định cũng biết ý định của bà Nam Phương là không sớm thì muộn sẽ rời cung An Định đi một nơi nào đó để lánh nạn. Đã có lần, người chính trị viên ngỏ ý phản đối ý định đưa gia đình đi khỏi cung An Định của bà Nam Phương, nhưng bà đã khéo léo giải thích nên sau đó họ cũng làm ngơ để tùy bà quyết định lấy.

Cung An Định chỉ cách nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế có một quãng ngắn, và cũng cách nhà thờ Thiên Hựu không xa, nơi quân đội Pháp đang chiếm đóng. Khi mới chạy vào nhà dòng Chúa Cứu Thế, mới đầu vị linh mục người Canada là cha Larouste bề trên nhà dòng thấy cả gia đình bà Nam Phương và các con vào đó, linh mục bề trên cũng lo ngại, vì sợ Việt Minh sẽ lấy cớ gia đình cựu hoàng ẩn trốn trong này để đem quân đội tới và làm khó dễ nhà dòng. Không loại trừ khả năng họ sẽ bắt Bảo Long đi để khỏi lọt vào tay người Pháp sau này.

Ngay từ hôm được tạm trú ở nhà dòng, gia đình bà Nam Phương và các con đã biết hòa nhập vào đời sống tản cư, đầy người tứ xứ tới tạm trú. Tại tu viện có nhiều chủng sinh bằng tuổi Bảo Long, và cả những đứa trẻ thường dân cũng cùng gia đình chạy vào tạm trú trong nhà dòng nên Bảo Long tỏ ra rất thích được sống hòa đồng với những bạn bè cùng lứa tuổi nơi đây.

Vốn nhà dòng đã quen biết thân thiết với Hoàng gia từ nhiều năm trước, nhất là sáng nào bà Nam Phương cũng đi lễ tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, nên nhà dòng đã dành riêng một phòng cho gia đình bà. Đời sống tạm trong tu viện rất gian khổ, sáng sáng các con bà phải tự đi tìm nước để rót vào ca đem rửa mặt.

Cuộc chiến giữa Việt và Pháp thực sự nổ ra, quân đội hai bên đang dàn trận chiến đấu rất khốc liệt. Tiếng súng nổ trên nhiều ngả đường, máy bay Pháp quần thảo trên bầu trời Huế suốt ngày đêm để thả dù tiếp tế cho quân đội.

Sau nhiều tuần lễ, tiếng súng chỉ nổ lẻ tẻ, quân đội Việt Minh bao vây những nơi quân đội Pháp trú đóng, còn Pháp thì chưa cử được quân tiếp viện tới để giải vây và tiếp tế súng đạn. Một bữa, Pháp đã cho người tới liên lạc với bà Nam Phương và nói rằng, nếu cuộc tấn công lớn xảy ra nay mai thì quân đội Việt Minh sẽ bắt Bảo Long đi để đề phòng người Pháp lợi dụng Bảo Long làm con bài chính trị. Và họ cũng cho bà biết nếu quân đội Việt Minh mà tấn công chiếm đóng nhà dòng thì quân đội Pháp sẽ tới đánh giải vây ngay.

Nhà dòng thấy tình hình nguy kịch đến nơi nên đã bàn nhau là phải che giấu Bảo Long ngay từ bây giờ, phải cắt tóc ngắn và đặt một cái tên mới cho Bảo Long là Nguyễn Ngọc Bảo để dễ dàng trà trộn với các chủng sinh và trẻ con đang trốn trong nhà dòng. Các linh mục ở nhà dòng còn nghĩ đến cách cải trang cho mấy hoàng nữ ăn mặc theo lối con nông dân và người giúp việc cho nhà dòng, nhưng bà Nam Phương vẫn lo các con mình sẽ bị lộ tung tích.

[Image: tscqyanh20.jpg]
Bà Nam Phương luôn lo lắng cho sự an nguy của con trai là Thái tử Bảo Long.

Lác đác có tiếng súng bắn vào nhà dòng làm các linh mục và những người đang trú ẩn trong đó lo sợ, bà Nam Phương cũng hiểu nếu cứ ở trong nhà dòng thì sẽ gặp nguy hiểm, còn chạy vào trại lính Pháp trú ẩn thì không thể được vì bà cũng đã lên tiếng ủng hộ Việt Minh và từng hô hào nhân dân thế giới hãy ủng hộ Việt Nam để chống thực dân Pháp trở lại Đông Dương, nhất là chống quân đội Pháp đang chiếm đóng đất Nam Bộ, quê hương bà. Vì vậy, bà Nam Phương nghĩ phải tìm cách để đến một nơi nào trung lập, không phải trại lính Pháp.

Sau này, Bảo Long còn kể lại: “Người Pháp cũng khéo chơi, thông qua các tu sĩ Cứu Thế, họ ra sức lung lạc tinh thần mẹ tôi. Cứ xem cách Việt Minh đối xử và che chở cho bà nội tôi, Đức Hoàng Thái hậu Từ Cung lúc này đang đi tản cư, tôi nghĩ rằng họ sẽ đến đón mẹ tôi và các em đi tản cư trong vùng họ kiểm soát. Bởi lẽ khi chúng tôi đứng về phía họ, họ sẽ càng được nhân dân ủng hộ."

Thấy chuyện ở trong nhà dòng không ổn, tới tháng 4/1947, bà Nam Phương quyết định rời nhà dòng, nơi bà và gia đình đang tạm trú dưới sự che chở của các linh mục người Canada.

Nếu lúc bấy giờ, bà chấp nhận sự giúp đỡ của người Pháp, thì có nghĩa là dưới con mắt Việt Minh, và của tất cả mọi người dân Việt Nam kể cả thế giới nữa, Hoàng hậu Nam Phương đã chạy theo gót chân người Pháp rồi. Còn Bảo Long sau này cũng tiết lộ: “Nhưng nếu mẹ tôi ngả theo Việt Minh thì sao? Tôi cho rằng nếu được như vậy thì vị thế của Việt Minh trước người Pháp sẽ được củng cố khá mạnh và có thể máu sẽ đổ ít hơn. Việc mẹ tôi rời khỏi sự che chở của người Canada chắc chắn đã không giúp được gì cho cha tôi mà chỉ khiến ông càng dứt khoát rời khỏi Cụ Hồ.

Về phần mẹ tôi, tôi thấy bà là một phụ nữ hiền thục, có phẩm hạnh đáng quý, vào thời điểm thúc bách đó chỉ một mực lo làm sao cho các con được yên ổn, chứ không có tham vọng gì về chính trị. Cũng có thể lúc này cha tôi đang ở quá xa, bà không có cách nào liên lạc được. Còn trường hợp cha tôi sau này thì khác, ông đã đắn đo rất nhiều trước khi quay về hợp tác với người Pháp.”

Không phải chỉ có bà Nam Phương lo sợ, mà chính các linh mục nhà dòng Chúa Cứu Thế lúc đó cũng lo ngại, nhưng họ không dám nói ra thôi. Sau này, có người hỏi lại diễn tiến trong thời gian đó, thì linh mục bề trên nhà dòng thời đó đã kể lại: “Chính các cha xứ Canada gốc Pháp hồi đó đã giải thích với bà Nam Phương để bà thông cảm cho ý muốn của họ rằng gia đình bà nên rời nhà dòng để tránh phiền phức cho họ sau này.”

Do người Pháp đã liên lạc với bà Nam Phương trước đó nên đến lúc nửa đêm, quân đội Pháp đang cố thủ ở trường Thiên Hựu đã dàn quân ra ngoài đường để mở lối bảo vệ cho bà Nam Phương và gia đình chạy sang phía bên kia đường, nơi có quân đội Pháp đang canh giữ. Theo kế hoạch đã định, đúng nửa đêm, bà Nam Phương và các con cùng người hầu đã đợi sẵn ở trong cổng nhà dòng để chờ tín hiệu báo ra là đào tẩu. Cả gia đình, mỗi người đeo một cái túi vải sau lưng để chứa những vật dụng cần thiết.

Theo lời kể của gia đình bà Nam Phương thì: “Như thường lệ, Bảo Long là người đi đầu tiên. Phải chạy vài chục thước mới đến chỗ lính Pháp đang bố trí che chắn. Tại sao lại chọn Bảo Long đi đầu tiên? Rõ ràng ai cũng biết phải tận dụng yếu tố bất ngờ, người đi đầu sẽ không có nguy cơ bị dính đạn như người thứ hai hoặc thứ ba vì khi đó đối phương đã kịp đề phòng. Người Pháp cũng đã tính toán, phải đảm bảo an toàn cho Bảo Long trước tiên để sau này còn có người giữ ngôi báu.”

Mọi người đã dự kiến nhiều biện pháp đề phòng để tạo thuận lợi cho việc vượt qua các con phố, nhưng họ quên mất việc cải trang cho Bảo Long, mà lúc đó vẫn để Bảo Long mặc chiếc quần soọc lửng màu trắng như mọi hôm, như vậy sẽ tạo ra một vệt sáng trong đêm tối. Nhưng mặc kệ, Bảo Long cứ nhắm một lối đi qua hàng rào thép gai bao quanh trường Thiên Hựu chạy thục mạng và suýt vấp té, nhưng cuối cùng thì cũng sang được phía lính Pháp một cách an toàn.

Sau đó, bà Nam Phương cũng dắt mấy đứa con nhỏ chạy theo. Lúc đó, có thể bộ đội Việt Minh quá bất ngờ nên họ không phát hiện kịp để ngăn chặn, hoặc vì nhân đạo nên họ không nỡ xả súng vào những người vô tội, nhất là mấy đứa trẻ. Khi đã chạy vào trường Thiên Hựu, nơi quân đội Pháp đang trú đóng thì có mấy chiếc xe bọc thép của quân đội Pháp tới để bảo vệ và chờ lệnh để đưa gia đình bà Nam Phương đi.

Người Pháp báo tin cho bà Nam Phương biết là chiến cuộc nay mai sẽ ngày càng ác liệt. Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế khi đó sẽ ở giữa hai làn đạn, rất nguy hiểm nên họ đã tìm được một nơi an toàn và kiên cố trong Ngân hàng Đông Dương để đưa mẹ con bà Nam Phương tới lánh nạn.

Nơi này cũng là chỗ quen biết của bà Nam Phương vì bà từng gửi tiền trong nhà băng này, và vị giám đốc nhà băng cũng đã gặp bà Nam Phương một đôi lần rồi. Tuy nhà băng không phải là trại lính, nhưng nơi này có một hầm kiên cố dưới lòng đất dùng để chứa bạc, vàng, châu báu… của khách hàng gửi trước đây, bây giờ để mẹ con bà Nam Phương ở tạm.

[Image: 0143ffbd.jpg]
Sau nhiều suy tính, cuối cùng bà Nam Phương đã đưa các con sang Pháp sống.

Theo Daniel Grandclément mô tả thì: “Chiếc scout-car bọc thép qua ngã tư đại lộ Jules Ferry, quẹo trái, chạy tiếp một quãng trên đại lộ Clemenceau dọc theo bờ sông Hương, rồi vượt qua cổng vào sân. Xe gắn súng máy đỗ ngoài đường đợi. Bọn lính đi bảo vệ nhìn chăm chăm về phía thành nội bên kia sông, nơi đang tập trung lực lượng Việt Minh, cũng là nơi xuất phát các cuộc tiến công vào các vị trí Pháp ở bên này sông.

Trong sân, chiếc scout-car lăn bánh chầm chậm trên mặt sỏi đến một nền nhà cao, xây kín ba mặt nằm giữa nhà băng và dãy nhà phụ đằng sau, xa đường, bên ngoài không thể nhìn thấy được. Nhưng xe vừa dừng thì người lái thay đổi ý kiến, lui xe và dừng lại trước lối vào chính, chân cầu thang lớn, nơi ông Fafard, giám đốc nhà băng đứng đợi sẵn.

Bà Nam Phương đã biết ông này từ lâu. Hai năm trước, khi ông mới đến nhậm chức, bà đã gặp hôm ông vào bệ kiến nhà vua. Bữa nay bà thấy ông có vẻ khô khan, nghiêm nghị hơn thường lệ trong ánh sáng lờ mờ lọt qua khe cửa bên trên gác lửng chiếu xuống bậc tam cấp. Bà Nam Phương chú ý đưa mắt tìm bà Fafard nhưng chỉ thấy một mình ông đứng đó, còn cả gia đình ông đang ở trên gác nấp sau cánh cửa chớp đóng kín. Các con ông bà Fafard vận quần áo chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng theo đúng tác phong của một gia đình công chức Pháp phải đối phó với tình huống bất hạnh. Mọi người đều sẵn sàng được giới thiệu khi bà Hoàng hậu tới trú ẩn trong nhà băng.

Suốt chiều nay, khi được biết gia đình cựu hoàng đến ẩn náu trong nhà mình, các cô gái đã tập các cử chỉ đón chào sao cho cung kính, lễ phép. Các cô tập nhún chân khi nghiêng mình chào khách, ôn lại cách đi đứng, chào hỏi cho đúng phép tắc. Dù đang lúc chiến sự diễn ra ác liệt, các quả đạn trái phá 75 ly từ Hoàng thành bên kia sông bắn qua đầu sang phía trường Thiên Hựu, các cô gái vẫn hớn hở rối rít chờ đón sự có mặt của gia đình nhà vua trong nhà mình.

Những người trong gia đình ông chủ nhà băng Đông Dương ở Huế vẫn coi việc mẹ con Hoàng hậu đến lánh nạn ở nhà mình là một vinh dự đặc biệt. Đối với họ, coi như không có chuyện nhà vua thoái vị. Ông Fafard thuộc phái ủng hộ chính phủ Vichy thân Đức, ông còn là bạn thân của Toàn quyền Decoux, không thể một sớm một chiều quên ngay hình ảnh về chế độ quân chủ cũ."

Sống tạm trú ở nhà băng Đông Dương được ít lâu, bà Nam Phương thấy thiếu thốn và cũng lo sợ nếu chiến tranh lan rộng không biết phe nào chiếm đóng nhà băng, hoặc bắn phá vào nhà băng thì cũng nguy đến tính mạng của những người đang trú ẩn trong đó. Vì vậy bà Nam Phương lại nghĩ cách cho người liên lạc với người chị của bà đang ở Đà Lạt để tìm đường đưa cả gia đình về Đà Lạt tạm sống qua ngày để tránh bom đạn.

Vì vậy, bà Nam Phương lại tạm rời khỏi nhà băng Đông Dương để trở lại nhà dòng Chúa Cứu Thế tá túc vài ngày rồi tìm đường về Đà Nẵng, từ đó đi máy bay vào Đà Lạt.

Theo tài liệu SDECE – Service de Documentation Exterieure er Contre - Espionnage của Cơ quan tình báo và phản gián Pháp, họ đã đến thăm dò bà Nam Phương xem ý định của bà ra sao. Nhưng khi gặp, bà không hề ca tụng sự chiến thắng của người Pháp mà chỉ nói: “Những hy sinh của tôi không là gì cả so với những khổ cực hiện nay của nhân dân.”

Ở nhà dòng mấy ngày thì có một đoàn xe quân đội Pháp tới để hộ tống một chiếc xe hàng chở gia đình bà Nam Phương, gồm mấy người con và người hầu đi kèm. Với những chiếc xe bọc thép, súng ống đầy đủ để bảo vệ xe chở gia đình bà Nam Phương từ Huế vào Đà Nẵng, quân đội Việt Minh không thể phục kích ngăn chặn được.

Nhưng vì đi bằng xe đò, nên Bảo Long và các em bị nôn ói, chóng mặt và cảm sốt. Tới đỉnh đèo Hải Vân, đoàn xe phải dừng lại để chờ các công chúa và hoàng tử lấy lại sức khỏe và uống thuốc cảm. Khi xe dừng lại, những chiếc xe bọc thép quay súng ra bìa rừng để bảo vệ nếu có du kích trong rừng rậm ra tấn công thì họ sẵn sàng trả đũa để ngăn chặn.

Tới Đà Nẵng, cả gia đình được bình an vô sự. Rồi từ Đà Nẵng, bà Nam Phương xin đi nhờ máy bay của quân đội Pháp vào Đà Lạt. Vào tới Đà Lạt, đáng lẽ gia đình bà tới ở biệt điện của Vua Bảo Đại, nhưng bà Nam Phương đã không ở đấy mà về ở với bà chị ruột là bà Didelot, người cũng có một biệt thự lớn và đầy đủ tiện nghi. Ở Đà Lạt được ít tháng thì đến giữa năm 1947, bà Nam Phương đưa các con sang Pháp sống.
Reply
#2
Nam Phương hoàng hậu đã gặp vua Bảo Đại như thế nào?
Zing 18/01/2018 06:31 GMT+7


Cơ duyên hay sự sắp đặt đã khiến cô gái trẻ Nguyễn Hữu Thị Lan gặp vua Bảo Đại để rồi trở thành Nam Phương hoàng hậu?

Cuốn sách Nam Phương - hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang vừa ra mắt độc giả chứa đựng nhiều tư liệu còn ít được biết đến về con người và cuộc đời Nam Phương hoàng hậu.

Được sự đồng ý của NXB Thế giới và Saigon Books, Zing.vn trích đăng một số phần trong cuốn sách, chia sẻ với độc giả cái nhìn đa chiều về hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Nhiều tài liệu khẳng định, trên chiếc tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime đưa cô Nguyễn Hữu Thị Lan về nước có sự hiện diện của vị vua trẻ Bảo Đại, người cũng vừa kết thúc chương trình du học ở Pháp và quay lại Việt Nam để đảm nhận việc cai trị dưới sự bảo hộ của người Pháp. Tuy nhiên, không ai dám khẳng định chắc chắn rằng liệu hai người có từng gặp nhau trên chuyến tàu này hay không.

Cũng có tài liệu kể rằng, thật ra hai người đã gặp nhau từ trước, khi còn đang du học ở bên Pháp. Chuyện là tại Pháp, gia đình Denis Lê Phát An, cậu của Thị Lan, thường xuyên tổ chức những buổi tiệc sang trọng và mời nhiều quan khách danh giá đến tham dự, trong đó có vợ chồng toàn quyền Pasquier và vợ chồng cựu Khâm sứ Charles, cha mẹ nuôi của Bảo Đại.

Có một vài lần, họ cũng đưa Bảo Đại đi cùng và nhiều khả năng là vị vua này đã gặp hoàng hậu tương lai của mình trong những dịp như vậy. Tuy nhiên, do được cha mẹ nuôi dặn dò phải giữ gìn tác phong của một vị vua, nên Bảo Đại chưa bao giờ dám tự do quá mức mà buông lời tán tỉnh cháu gái của gia chủ.


[Image: 1_50029.jpg]
Cô gái xinh đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan sau này trở thành Nam Phương hoàng hậu.

Đến khi về nước, cơ duyên (hay sự sắp đặt?) đã khiến Bảo Đại có cơ hội được gặp lại cô gái miền Nam mang tên Nguyễn Hữu Thị Lan. Trong những tháng hè, Bảo Đại thường được vợ chồng cựu Khâm sứ Charles đưa lên Đà Lạt chơi, trong khi Thị Lan cũng đang nghỉ mát ở đây, trong những căn biệt thự sang trọng mà gia đình đã mua. Thỉnh thoảng, vợ chồng cựu Khâm sứ lại mời gia đình họ Lê cùng cháu gái đến chơi quần vợt. Nhờ đó mà Bảo Đại có dịp so tài với Thị Lan trên sân quần vợt và chính những lần gặp gỡ này đã làm cho con tim Bảo Đại rung động. Ngoài ra, hai người còn sánh bước bên nhau trong nhiều buổi dạ tiệc.

Trong những buổi tiệc này, có lẽ Bảo Đại đã dùng tiếng Pháp để nói chuyện và làm xiêu lòng cô thiếu nữ miền Nam dễ mến. Vị vua trẻ hầu như không còn để ý đến một bông hoa nào khác mà gia đình trước đó đã sắp đặt sẽ cưới làm vợ. Hơn nữa, chắc chắn trước ngày tới dự buổi dạ tiệc, vợ chồng cựu Khâm sứ Charles với vai trò ông tơ bà nguyệt cũng đã hỏi ý kiến và dặn dò Bảo Đại nhiều điều nữa mà không ai biết được. Vì vậy, khi Bảo Đại và Thị Lan vừa sánh đôi qua bản khiêu vũ, họ đã không rời nhau nửa bước mà chỉ ngồi tâm sự to nhỏ với nhau.

[Image: 2_124320.jpg]
Dù bị triều đình phản đối, Bảo Đại vẫn quyết lấy Nguyễn Hữu Thị Lan làm vợ và phong cho nàng là Nam Phương hoàng hậu.

Khi Bảo Đại về Huế, bà Từ Cung đã ngỏ ý về việc cưới vợ cho Bảo Đại, nói là đã chọn được một thiếu nữ gốc Huế, con một vị quan thượng thư trong triều là cô Bạch Yến. Nhưng Bảo Đại từ chối và xin được quyền tự chọn người làm vợ. Đó là cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, cháu ngoại của ông Huyện Sỹ.

Ai cũng biết, gia đình Huyện Sỹ là gia đình nổi tiếng giàu bậc nhất Việt Nam thời bấy giờ. Thế nhưng, bà Từ Cung và cụ Tôn Thất Hân đều không chấp nhận việc để Bảo Đại tự ý chọn vợ, bắt Bảo Đại phải chấp nhận lấy cô Bạch Yến mà Hoàng tộc cùng triều đình đã định sẵn. Nhưng Bảo Đại nhất quyết không chấp nhận sự xếp đặt này và nói: “Trẫm lấy vợ cho trẫm hay cho triều đình?” Vì Bảo Đại nói như vậy nên sau đó cả triều đình, từ bà Từ Cung đến các quan đại thần, phụ chính cũng đành im lặng để Bảo Đại toàn quyền quyết định chọn vợ.
Reply
#3
Ngậm ngùi thăm mộ Nam Phương hoàng hậu

Thứ Hai, ngày 10/4/2017 - 11:4

[Image: mo_nam_phuong_hoang_hau_WMUV_thumb.jpg]

Ngậm ngùi. Cái ngậm ngùi tôi từng thấy khi thăm mộ vua Bảo Đại ở Trocadero năm rồi. Nhưng khác ở cảm giác. Với vua Bảo Đại đó là... âu cũng một kiếp người. Với hoàng hậu Nam Phương, là cảm xúc về nỗi cô đơn cao cả. Cô đơn và chấp nhận bằng thái độ của một bề trên cao quý. "ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI MỘ" et "ICI REPOSE L’IMPÉRATRICE D’ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN (bia đề chữ Hán Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ và chữ khắc trên mộ: Nơi đây an nghỉ Hoàng hậu An Nam Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan). 

[Image: mo_nam_phuong_hoang_hau-1_ovwv.jpg]
Thung lũng nhìn từ mộ Nam Phương hoàng hậu.

http://plo.vn/kinh-te/du-lich/ngam-ngui-...94254.html

--

[Image: BD2.jpg]
BẢO ĐẠI, VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA NHÀ NGUYỄN

Ông đã yên nghỉ tại nghĩa trang Passy, cách Trocadero một bức tường  và chỉ cần nghẹo cổ một cái là thấy tháp Eifel!
[Image: BD4-300x225.jpg] [Image: BD3-225x300.jpg] [Image: BD2-300x225.jpg] [Image: BD1-225x300.jpg] [Image: BD5-225x300.jpg]
Ông nằm khiêm tốn bên cạnh muôn vàn các cựu cư dân Paris ,trong một ngôi mộ bọc đá cẩm thạch , bong loáng  tinh tươm như hình ảnh vị cựu hoàng đế Bảo Đại, lúc nào cũng chỉnh chu  ca vat, complet…lúc sinh thời.

http://thophanthi.com/?p=607
Reply
#4
[Image: 20131030152909-9.jpg]
Hoàng hậu Nam Phương


[Image: hoang-hau-nam-phuong.jpg]

[Image: anh-de-doi-ve-nhan-sac-nam-phuong-hoang-hau11.jpg]


[Image: The-beauty-of-Queen-Nam-Phuong.jpg]

[Image: tu-cung.jpg?w=551]
Hoàng hậu Nam Phuong, Mẹ chồng, và vua Bảo Đại



[Image: cuoc-tinh-cua-vua-bao-dai-elle-vn-1.jpg]

[Image: 9540555903_d8292627a3_b.jpg]

[Image: screen-shot-2016-12-22-at-7-33-26-pm.png?w=620]

[Image: 126.jpg]

[Image: 20170627-anh-cuc-hiem-ve-dam-cuoi-cua-vua-bao-dai-6.jpg]
Reply
#5
[Image: 9627f7557a9f05ab0875889e7d9e3d85--vi%E1%...am-ems.jpg]


[Image: 4c39bccf7b318da022133b4ad0016d87.jpg]

[/url]


[Image: empress-nam-phuong-with-germain-coty-E0MA5K.jpg]

[Image: bao-dai-king-of-annam-now-central-vietna...EG6PW6.jpg]

[url=https://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwjE5Jbq7OrYAhUDzmMKHeU1BWAQjRwIBw&url=https%3A%2F%2Fnhacuagio.com%2F2015%2F09%2F28%2Fve-mot-mua-he-cua-tinh-yeu%2F&psig=AOvVaw1-AgBo_eLseNHaVNuUwSu2&ust=1516685602549794][Image: nam-phuong-hoang-hau.jpg]


[Image: 26995208_10208597349250362_824146531_n.j...e=5A67B712]

[Image: 44803-bao-dai-(36-1)-5hqlz--nggtdn7mjadyn.jpg]


Reply
#6
Số phận những người con của Nam Phương hoàng hậu

Ngày 24/03/2016 00:02 AM (GMT+7)

Sinh ra đã được định phận sẽ làm vua, nhưng Bảo Long từng chán đời đến mức đăng lính lê dương để tìm cái chết trên chiến trường, và nhiều lần bán báu vật hoàng gia để sống.


Nam Phương hoàng hậu sinh với vua Bảo Đại 5 người con: 2 hoàng tử là Bảo Long, Bảo Thắng, 3 công chúa là Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung. Sang Pháp định cư ngay từ những ngày thơ ấu nên cuộc đời họ hầu như đều diễn ra trên đất khách. Các hoàng tử, công chúa này hoặc có số phận đáng buồn, hoặc có cuộc sống hết sức bình thường.

Bảo Long – thái tử bất đắc chí

7 phát súng thần công đã được bắn khi Bảo Long chào đời vào năm 1936, cả hoàng tộc mừng rỡ đón người sẽ kế vị ngai vàng. 9 năm sau đó, vua cha thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ, nhưng với hy vọng khôi phục vương triều, Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu vẫn chú tâm đào tạo Bảo Long như một ông vua tương lai. Thế nhưng, cuộc đời của vị hoàng tử này lại là một chuỗi tháng năm bất đắc chí.


[Image: thai-tu-bao-long-3.jpg]
Hoàng Thái tử Bảo Long

Khi sang Pháp sống, Bảo Long 11 tuổi. Thái tử được gửi vào trường College des Roches tại Maslacq, thành phố Paul – một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất ở Pháp. Mang dòng máu hưởng thụ của cha, lại thêm gia đình có điều kiện, vị hoàng tử trẻ sớm thể hiện sở thích ăn chơi. Cậu học sinh này có thể đòi mẹ mua cho một chiếc xe hơi thể thao đời mới rất đắt tiền hiệu Jaguar XK 120 như đòi mua một cái áo. Có điều, chuyện đi lại sau đó của hoàng tử không được như ý khi cậu trở thành mục tiêu của một cuộc bắt cóc. Bảo Long thoát nạn do nhà chức trách ra tay kịp thời, nhưng sau đó hoàng tử 14 tuổi luôn phải ra đường với cả đoàn xe hộ tống của an ninh Pháp.

[Image: thai-tu1-3-1501492589277.jpg]

Tốt nghiệp trường Roches, thái tử được đưa vào chính ngôi trường đã dạy Bảo Đại “nghề làm vua”, trường Lycee Condoreet, nhưng chưa tốt nhiệp thì vào quân đội Pháp. Vào năm 1953, Bảo Đại phong cho con trai trưởng là Hoàng Thái tử để chuẩn bị cho tương lai, rồi cử con sang London dự lễ đăng quang của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.

18 tuổi, Bảo Long tuân lệnh cha, vào trường võ Saint Cyr ở Coetquidan (Pháp). Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy, vì thích cưỡi ngựa, chàng thanh niên đăng ký học thêm ngành thiết kỵ của trường Saumur, và rồi xảy ra biến cố: ở quê nhà, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lật đổ, phải lưu vong, và con trai cả của ông nghiễm nhiên cũng thành kẻ lưu vong, với thứ giấy tờ có giá trị duy nhất là hộ chiếu ngoại giao của công dân Liên hiệp Pháp. Lại thêm, vì trước đó đăng ký học quân sự ở Pháp với tư cách người của quân đội Việt (để không bị gửi ra mặt trận chiến đấu) nên giờ đây, Bảo Long không được công nhận là sỹ quan của quân đội Pháp.

Những chuyện này dập tắt hy vọng về sự nghiệp của hoàng thái tử. Bảo Long trở nên chán đời, u uất, thu hẹp giao tiếp. Khi tốt nghiệp, chàng trai nộp đơn tình nguyện vào binh đoàn lê dương của Pháp sang chiến trường Algerie, cho dù vì chuyện này mà bị người Việt và các thành viên hoàng tộc phê phán. Trong thời gian ở châu Phi, hoàng tử chỉ huy một đội trinh sát và xông pha với một thái độ không tiếc thân, nhờ thế mà được thưởng 2 huy chương, được phong Trung tá danh dự của Trung đoàn Ngự lâm quân và Đại tá danh dự của Vệ binh Hoàng gia. Cả đến khi bị thương nên được cho giải ngũ sau gần chục năm chinh chiến, Bảo Long vẫn tỏ ý muốn ở lại để ra trận, có chết cũng chẳng hối tiếc.

Từ giã binh nghiệp, Bảo Long làm việc cho một ngân hàng. Không chỉ bất đắc chí trong sự nghiệp, đường tình ái và hôn nhân của Bảo Long cũng tẻ nhạt, trái ngược với ông bố lừng lẫy tình trường. Thái tử cuối cùng của nhà Nguyễn lấy một quả phụ người Pháp có hai con riêng, làm nghề trang trí nội thất ở Paris. Họ không có đứa con chung nào.

Có lẽ vì tuyệt vọng nên càng về sau, Bảo Long càng ăn chơi, tiêu tán dần số tài sản lớn mà người mẹ giàu có để lại. Thậm chí ông còn nhiều lần bán đấu giá những báu vật hoàng gia được thừa kế từ hoàng hậu Nam Phương, trong đó có thẻ bài, vương miện, kim khánh, kiếm báu, các bức ảnh hiếm, các cổ vật… Và đến cuối đời thì món gì còn lại ông cũng đem bán hết để lấy tiền tiêu xài.

Cũng vì chuyện báu vật triều Nguyễn mà Bảo Long có mâu thuẫn với cha mình. Năm 1980, Bảo Đại xuất bản cuốn hồi ký “Con rồng An Nam”, hỏi mượn Bảo Long quốc ấn để đóng vào bìa sách (món này vốn do hoàng hậu Nam Phương cất giữ, khi hoàng hậu qua đời thì thái tử được thừa kế). Bảo Long kiên quyết không đồng ý. Từ hồi cựu hoàng lấy bà đầm Baudot, quan hệ giữa ông và con cái đã xấu đi vì các hoàng tử, công chúa sợ những vật báu gia truyền về tay người nước ngoài. Đến chuyện Bảo Đại mượn quốc ấn không được này, cha và con trai coi như chấm dứt quan hệ, Bảo Long từ đó rất hiếm khi gọi điện thăm hỏi cha.

Bảo Long qua đời lặng lẽ ở Pháp năm 2007, ở tuổi 71, sau cái chết của cha mình chẵn 10 năm.
Reply
#7
Những người con khác của Nam Phương

Sau cái chết của Bảo Long, hoàng tử Bảo Thắng, con út của hoàng hậu Nam Phương, trở thành người thừa kế danh vị vốn đã không còn giá trị thực tế và những vật còn lại của hoàng tộc. Vị hoàng tử có vóc dáng mập mạp này sinh năm 1943, sang Pháp khi mới hơn 3 tuổi, từng học trường Couvent des Oiseaux ở Pháp (ngôi trường mà hoàng hậu Nam Phương từng học thời con gái). 

[Image: 272px-Baothang.jpg]
 hoàng tử Bảo Thắng

Hoàng tử Bảo Thắng sống ở Paris, thích vẽ tranh, chơi nhạc và không lập gia đình và cũng như ông anh cả Bảo Long, hoàng tử út không con cái. Vậy là cả hai người con trai chính thức của Bảo Đại đều không sinh được kẻ nối dõi. Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, suýt nữa đã tuyệt tự, bởi hai hoàng nam mà “thứ phi” Mộng Điệp sinh ra cho ông đều chết sớm. May còn người con trai do “thứ phi” Phi Ánh sinh ra vào năm 1951 là Bảo Ân (hiện sống ở Mỹ) lại có con trai và cháu đích tôn.

[Image: hues-hoang-tu-bao-an-me-buu-an-con-trai-...ao-dai.jpg][Image: bao-an-1.jpg]
Hoàng Tử Bảo Ân


Trong ba con gái của hoàng hậu Nam Phương, công chúa cả Phương Mai sinh năm 1937 là người liên tục gặp bất hạnh trong hôn nhân, lấy mấy đời chồng vẫn không hạnh phúc. Phương Mai từng cưới một người Pháp gốc Do Thái và sinh được một con trai là  Benjamin Phương. Người chồng này sớm bỏ rơi bà, mà nguyên nhân được cho là ông ta thất vọng khi nhận ra vợ mình tuy con vua cháu chúa nhưng chẳng có của nả gì cho ông ta đào mỏ, ngay cả ông bố vợ hoàng đế cũng thường xuyên trong tình trạng không xu dính túi.

[Image: 16048716295_8728d37c2f_b.jpg]
Vua Bảo Đại và Công Chúa Phuong Mai 

[Image: 44803-bao-dai-(55-3)-zrvovngdb5agak7oyomh.jpg]
Công Chúa Phuong Mai 

[Image: 44803-bao-dai-(55-4)-mmtjwrrtd7rvlti9xjeu.jpg]
Công Chúa Phuong Mai 


Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì công chúa Phương Mai từng kết hôn với một phi công, sau đó anh ta để lại một giọt máu rơi cho bà nuôi. Người chồng tiếp theo có gốc gác hoàng tộc Italy, cũng chết sớm và để lại cho bà mấy đứa con.

Tốt số nhất là công chúa Phương Liên, sinh năm 1938. Bà cưới một người đàn ông Pháp làm trong ngành ngân hàng tên là Bernard Soulain, hai vợ chồng làm việc ở Hong Kong. Do xa xôi, công chúa ít có dịp về Pháp thăm cha mẹ, nhưng vì thu nhập khá nên thỉnh thoảng Phương Liên có gửi ít tiền cho Bảo Đại tiêu xài.

Còn công chúa út Phương Dung, sinh năm 1942, sinh sống khá chật vật với đồng lương của một cô giữ trẻ ở Paris. Chuyện chồng con của nàng công chúa kém may mắn này đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Reply
#8
Cựu Hoàng Bảo Ðại có gồm cả vợ và tình nhân là 8 người với 13 người con 
(tài liệu đã được ông Bảo Ân hiệu đính): 


Vợ: 
1. Nam Phương Hoàng Hậu. Có hôn thú, 5 con. 
2. Bùi Mộng Ðiệp. Không hôn thú, 3 con. 
3. Lý Lệ Hà. Không hôn thú, không con. 
4. Hoàng Tiểu Lan. Không hôn thú, 1 con gái. 
5. Lê Thị Phi Ánh. Không hôn thú, 2 con. 
6. Vicky (Pháp). Không hôn thú, 1 con gái. 
7. Clément. Không hôn thú. 
8. Monique Marie Eugene Baudot. Có hôn thú, không con.

Con: 
* Với Nam Phương Hoàng Hậu: 
1. Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long (4-1-1936/28-7-2007) 
2. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Mai (1-8-1937). 
3. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Liên (3-11-1938). 
4. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Dung (5-2-1942). 
5. Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bảo Thăng (9-12-1943). 
(Bốn người con còn lại của Bà Nam Phương hiện sống ở Pháp.)

*Với Thứ Phi Mộng Ðiệp, hai người con đầu hiện ở Pháp: 
1. Nguyễn Phúc Phương Thảo (1946). 
2. Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955). 
3. Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957-1987), tử nạn tại Nhật.

*Với Hoàng Tiểu Lan: 
1. Nguyễn Phúc Phương Anh, hiện sống ở Hawaii.

* Với Lê Thị Phi Ánh: 
1. Nguyễn Phúc Phương Minh (1950-2012). 
2. Nguyễn Phúc Bảo Ân (1951).

* Với bà Vicky 
1. Nguyễn Phúc Phương Từ (Pháp).

-------


[Image: 1200px-Ph%C6%B0%C6%A1ng_Minh.jpg]
Nguyễn Phúc Phương Minh ( con của bà Phi Ánh)


[Image: phi-anh.jpg][Image: cuoc-doi-va-tinh-su-vua-bao-dai-14.jpg]
Bà Phi Ánh thời xuân sắc

[Image: Nguyen_Phuc_Phuong_Thao.jpg]
Nguyễn Phúc Phương Thảo ( con của Thứ Phi Mộng Ðiệp)


[Image: cuoc-doi-va-tinh-su-vua-bao-dai-18.jpg]
Cựu Hoàng Bảo Đại và Hoàng Phi Monique Vĩnh Thụy.

[Image: images681032_H3.jpg]
Monique Baudot khi còn trẻ và về già .

[Image: 17.-Th%E1%BB%A9-phi-M%E1%BB%99ng-%C4%90i%E1%BB%87p.jpg][Image: cuoc-doi-va-tinh-su-vua-bao-dai-12.jpg]
Thứ Phi Bùi Mộng Điệp
[Image: thu-phi-mong-diep-2-1495786566780.jpg]
[b]Thứ phi Mộng Điệp

Vua Bảo Đại ngoài người vợ cả có nhan sắc khuynh thành là hoàng hậu Nam Phương thì vẫn còn một thứ phi sở hữu nét đẹp tiêu biểu của xứ Kinh Bắc. Đó chính là thứ phi Mộng Điệp – người vợ thứ hai của Bảo Đại sau khi ông thoái vị.
[/b]
Sinh ra trong một gia đình bình thường ở tỉnh Bắc Ninh vào năm 1924, thứ phi Mộng Điệp đã trải qua một đời chồng trước khi gặp gỡ vua Bảo Đại. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này lại không đem đến cho bà hạnh phúc vì chồng bà là một vị bác sĩ theo đạo Thiên chúa giáo. Khác biệt về tôn giáo đã khiến cuộc hôn nhân của họ rạn nứt dù đã có với nhau một mặt con, bà chia tay chồng để rồi có một tình yêu định mệnh với cựu hoàng đế Bảo Đại vào năm 1945.

[Image: image02-22.jpg]

Thứ phi Mộng Điệp khi còn là vợ của bác sĩ theo đạo Thiên Chúa giáo

Nhờ nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, Mộng Điệp không khó để có được tình yêu của vị hoàng đế chỉ sau cuộc gặp được sắp đặt tại sân tennis. Bảo Đại nhanh chóng kết hôn với bà. Sau cuộc hôn nhân thứ hai, Mộng Điệp sinh cho Bảo Đại ba người con nhưng hai người con đầu không may mắn lại chết yểu. Từ sau cái chết của người con thứ hai, thứ phi xinh đẹp ngày càng sống khép kín và u uất.
Reply
#9
Cựu hoàng rơi vào bi kịch sống với gái điếm, cưới cô bồi phòng
Thứ Ba, 1/10/2013 07:10 GMT+7


Ngoài lâu đài Thorenc, Bảo Đại còn sở hữu nhiều dinh thự, nhà phố trang trại sang trọng, có nhiều người tình đủ mọi quốc tịch, trong đó có ba bà vợ người Pháp. Tất cả những người tình này đều để lại cho Bảo Đại những kỷ niệm đắng cay. Cay nghiệt nhất là theo luật lệ của Pháp, người vợ chính thức của vua Bảo Đại chỉ là một cô bồi phòng.



[Image: Bao-Dai-va-Monique-Baudot.jpg]
Bảo Ðại và bà vợ Monique Baudot

Bê bối sống chung với gái điếm, gái bán ma túy

Nhưng sau khi bị Ngô Đình Diệm truất phế, “đế chế” Bảo Đại sụp đổ tan tành. Hình ảnh về đôi giai nhân tài tử lúc nào cũng cặp kè bên nhau trong những chuyến du ngoạn, những cuộc tiếp tân long trọng biến mất. Bà Nam Phương sống riêng ở một toàn lâu đài khác cho đến khi qua đời. Bảo Đại tiếp tục cuộc sống mờ nhạt ở Cannes. Do bài bạc hoang phí lâu đài Thorenc cũng bị bán đi.

Bảo Đại mua một trang trại ở Alsace. Ông không bỏ được thú đi săn bắn. Đối với ông đó là một nhu cầu thiết yếu, như thú đánh bạc. Nhu cầu đàn bà cũng vậy. Trong những cuộc chung chạ đó ông sống với cô vợ “hờ” người Pháp tên là Vicky mấy năm và sinh hạ được một con gái đặt tên là Phương Từ thì hai người chia tay. Bảo Đại phải rời khỏi Alsace bỏ lại nhà cửa đồ đạc cho Vicky.

Theo lời kể của thứ phi Mộng Ðiệp, sau khi bị truất phế, ông đã có một thời gian bị trầm uất, mất ngủ và phải dùng thuốc an thần. Bảo Đại hút thuốc lá liên miên, và thường bỏ nhà đi “bụi đời”, không biết đi đâu, chỉ những lúc đau ốm hay cạn tiền mới trở về với bà Mộng Ðiệp.

Có lần ông lên cơn sốt rét nằm trên băng ghế, dưới hầm metro, cảnh sát đem ông về đồn và gọi điện thoại cho Hoàng tử Bảo Long đến bảo lãnh ông về, rồi khi hết bệnh ông lại đi nữa. Có một lần ông bị cảnh sát tạm giữ khi đang ở nhà một gái điếm tên là Clément làm ở nhà hàng Le Moulin Rouge (Cối xay đỏ) trong khu ăn chơi ở Paris dính dáng đến buôn lậu. Nhờ Mộng Điệp can thiệp, ông được thả trong tình trạng ốm yếu, mệt mỏi vì uống nhiều thuốc ngủ.

Tài sản của ông, các tài sản đồ sộ, đã nằm lại trên các bàn đỏ đen, trong các câu lạc bộ, các sòng bạc. Một phần tài sản nằm trong tay những người đàn bà đã đẩy ông vào cảnh nghèo khổ.

Cô đơn xứ người

Theo Hoàng tử Bảo Ân (con Bảo Đại với bà Phi Ánh), năm 1967, Công chúa Phương Minh sang Pháp theo sự sắp xếp hôn nhân của gia đình nhưng không thành, thấy hoàn cảnh của vua cha cô đơn và tội nghiệp, nên cô tình nguyện ở lại để săn sóc cha.

Lúc này cựu Hoàng đã dùng thuốc ngủ rất nặng, có lần uống thuốc xong, nằm vắt tay lên trán, vừa suy nghĩ vừa hút thuốc. Khi thuốc ngấm, ông ngủ hồi nào không biết, điếu thuốc trên tay rơi xuống áo cháy phỏng cả ngực, nên lần sau mỗi lần ông dùng thuốc ngủ, cô Phương Minh đứng đó canh chừng đến khi ông ngủ rồi mới dám đi làm công việc.

Tuy ở Paris, Phương Minh cũng chỉ gặp Hoàng tử Bảo Long (con Bảo Đại với bà Nam Phương) một lần và chưa hề giáp mặt Bảo Thăng và các công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Bảo Ðại có nhiều vợ và nhiều dòng con, khi Nam Phương Hoàng Hậu qua đời, ông cũng không hay biết, điều đó đã tạo thêm sứt mẻ trong gia đình.

Ðời sống ở Paris cũng khó khăn, vất vả, cô Phương Minh phải đi làm tiếp viên trong một nhà hàng Trung Hoa để có phương tiện để sống gần cha và chính cô, cũng phải nhận sự trợ giúp từ mẹ ở Sài Gòn. Theo lời cô Phương Minh kể lại, khi có tiền thì hai cha con rủ nhau đi nhà hàng, khi hết tiền thì nhiều ngày chỉ có một bữa ăn. Nhiều khi cạn tiền, túng thế, cựu Hoàng phải bảo Phương Minh chạy đi “vay mượn” những người quen biết. Cho mãi đến năm 1971, Phương Minh hay tin mẹ đau nặng, cô trở về Sài Gòn.

Cũng năm này, Bảo Ðại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946.) Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean - Robert. Về tiểu sử của Monique có nhiều nguồn. Báo chí Pháp viết cô từng làm tuỳ viên báo chí trong một tòa đại sứ. Các chính khách từng làm việc với Bảo Đại và sau năm 1975 có nhiều dịp gặp ông (như tướng ngụy Trần Văn Đôn) thì bảo Monique chỉ là một cô bồi phòng ở cao ốc 29 Fresnel.

Người "chiếm độc quyền" Bảo Đại

Từ khi hai người ăn ở với nhau, Monique chạy xin cho cựu Hoàng được một trợ cấp cho người già, mỗi tháng lãnh khoảng trên dưới 7.000 franc. Sau này ông J. Chirac lên làm thị trưởng Paris, tăng phụ cấp cho cựu hoàng lên 12.000franc nhưng vẫn không giải quyết hết khó khăn. Sống trong hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, cựu Hoàng không hề than vãn.

Hằng ngày bà Monique ôm quần áo bẩn đi giặt ở các máy giặt công cộng. Buổi sáng Bảo Đại ăn pain sec (bánh mì không). Bà Monique Baudot tìm mọi cách để có thu nhập thêm. Bà đòi tiền những người muốn đến gặp và phỏng vấn. Bà mời tướng Fond viết giúp hồi ký cho cựu Hoàng và bán cho Nhà xuất bản Plon. Để có đủ tư cách pháp lý “chiếm độc quyền” Bảo Đại, nhiều lần Monique yêu cầu Bảo Đại làm giấy kết hôn với bà. Nhưng chuyện ấy không thực hiện được ngay vì bà Từ Cung - đang còn sống ở Huế không đồng ý.

Bà Monique Baudot với Bảo Long xung khắc như nước với lửa, đã choảng nhau, kiện tụng vì cái ấn kiếm.  Cặp Ấn kiếm – Mệnh danh là Nguyễn Triều Chi Bảo do vua Bảo Đại truyền chỉ cho thứ phi Mộng Điệp đã đem từ Việt Nam cùng hơn 600 món bảo vật đến tận tay bà Nam Phương Hoàng Hậu bảo quản. Khi bà còn sanh tiền đã nhắc nhở Thái tử Bảo Long rằng: Đừng bao giờ mở tủ kiếng mà tách hai bảo vật này ra hai nơi.

Đến khi Bảo Đại viết xong cuốn hồi ký, muốn mượn con dấu để đóng lên quyển sách cho thêm phần giá trị thì Bảo Long nhất quyết không cho, viện dẫn lý do là mẹ đã dặn. Vì thế mà có cuộc tranh chấp kiện tụng ra tòa. Tòa xử: “Bảo Đại giữ Quốc Ấn, còn Bảo Long được giữ Quốc Kiếm”. Đến nay không biết hai báu vật – hai linh vật này đang ở đâu?.

Năm 1982, Bảo Đại nhận lời mời đi Mỹ thăm con, bà Monique nghe vậy liền bắt chẹt: Nếu Bảo Đại không làm giấy kết hôn với bà và không cho bà đi Mỹ thì bà sẽ không cho Bảo Đại ra khỏi nhà. Lúc này bà Từ Cung đã qua đời, không còn trở ngại nào nữa, Bảo Đại và Monique Baudot ra Tòa Đốc lý quận 16, Paris đăng ký kết hôn.

Hai ông bà được cấp giấy kết hôn với nội dung: “Hôm nay là ngày 19/1/1982 đã diễn ra việc thành hôn của Hoàng thân Vĩnh Thụy cũng gọi là Hoàng thân Bảo Đại, sinh ở Huế (Việt Nam) vào ngày 23/10/1913, con trai của Khải Định và Từ Cung (đều đã mất); và cô Monique Marie Eugène Baudot, sinh tại Saint Amand Montrond vào ngày 30/4/1946, con gái của ông Lucien Henri Baudot và Hélène Marie Madeleine Legeai. Giấy đăng ký kết hôn gửi từ ngày 14/1/1982”.

Monique đã trở thành vợ chính thức của cựu hoàng Bảo Đại. Hoàng hậu Nam Phương được triều đình nhà Nguyễn đứng ra cưới cho Bảo Đại vào năm 1934 nhưng không làm giấy kết hôn. Các bà “thứ phi” có con với cựu hoàng nhưng không ai có giấy kết hôn cả. Theo luật pháp nước Pháp, chỉ những người có giấy kết hôn mới được công nhận là vợ chính thức. Do đó, người Pháp chỉ công nhận Monique Baudot là vợ của Hoàng thân Vĩnh Thụy mà thôi.

Ở nhà là vợ, ra ngoài là thư ký

Trong chuyến đi Mỹ, Bảo Đại vào thăm cửa hàng Thanh Lan của người Việt. Vợ chồng chủ cửa hàng tặng cho cựu hoàng một món quà sáng giá và không để ý gì đến Monique Baudot. Vừa ra khỏi cửa hàng, Monique Baudot nói với Bảo Đại: “Dân của ông không ra gì''. Những người trong ban tổ chức đón tiếp cựu hoàng nghe thế không ai hiểu vì sao lại có sự thể như thế.
[Image: bao-dai.jpg]
Từ trái sang phải: Bà Ưng Thi, cựu Hoàng Bảo Ðại, bà Monique Baudot, ông Ưng Thi (Paris 1995). (Hình: Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)


Tiếp đến cựu hoàng dự một buổi tiệc do ông bà Robert Kane khoản đãi tại nhà riêng Tiburon vùng San Francisco. Trong số thực khách có cả ông bà Brochand, Tổng Lãnh sự Pháp, và một số người Mỹ biết nói tiếng Pháp. Bà Kane chủ tọa một bàn tiếp Bảo Đại và một số thực khách, bàn thứ hai do ông Kane chủ tọa tiếp Monique và một số thực khách khác.

Không ngờ, khi ngồi vào bàn Monique tỏ ra bực bội, vặn vẹo hỏi mọi người tại sao không sắp xếp cho bà ngồi gần Bảo Đại: ''Dù sao tôi cũng là vợ của ông Bảo Đại kia mà!''. Một người có trách nhiệm đưa Bảo Đại đi thăm viếng các nơi trả lời: ''Đây là cái phòng tiệc chứ không phải phòng ngủ. Chủ nhà người ta sắp xếp như vậy là phải”.

Monique tức giận, nắm cái chéo khăn trải bàn ăn kéo một cái xoạt, thức ăn dọn trên bàn ngả nghiêng, đổ tung tóe ra bàn. Cả phòng tiệc vô cùng ngạc nhiên. Riêng Bảo Đại thì ngồi thản nhiên xem như không có chuyện gì xảy ra. May mắn ông Kane tế nhị xin lỗi mọi người và nhận lỗi vô ý đã trải cái khăn bàn không đúng cách nên mới có chuyện không hay này. Buổi tiệc mất vui. Hôm sau, ban tổ chức đón tiếp chất vấn Bảo Đại:

- Hôm qua bà Monique nói bà ấy là vợ của ngài. Vậy có đúng không?

Bảo Đại thản nhiên đáp:

- Đúng. Trước khi qua Mỹ một ngày, bà ấy và tôi đã có giấy kết hôn!

- Vậy, tại sao ngài không nói cho chúng tôi biết trước để chúng tôi sắp đặt nghi lễ, nếu bà ấy là vợ ngài thì chúng tôi đã sắp đặt đúng phép sẽ không xảy ra những chuyện vừa qua.
Bảo Đại trả lời :

- Phần nghi lễ, tùy theo trường hợp, lúc là thư ký, lúc là vợ.

Đến lúc đó người ta mới hiểu đối với Bảo Đại, lúc ở nhà Monique Baudot là vợ, khi đi ra ngoài, trong các cuộc tiếp tân, bà ấy chỉ là một cô thư ký. Đó là cách đối xử tồn tại hàng chục năm qua của Bảo Đại dành cho Monique Baudot.

Nhưng từ sau khi Monique Baudot nắm được cái giấy kết hôn trong tay rồi thì bà không cho phép Bảo Đại đối xử với bà như thế nữa. Chính vì thái độ không dứt khoát của Bảo Đại về bà vợ Monique Baudot mà chuyến sang Mỹ của Bảo Đại đã phải chấm dứt sớm.
Reply
#10
Nam Phương hoàng hậu và những ngày cuối đời trên đất Pháp
  • 06:30 22/01/2018
Khi hay tin vợ qua đời, vua Bảo Đại đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để an táng người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức.

Cuốn sách Nam Phương - hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang vừa ra mắt độc giả chứa đựng nhiều tư liệu còn ít được biết đến về con người và cuộc đời Nam Phương hoàng hậu. 

Quote: 
Lý Nhân - Phan Thứ Lang
Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng Triều Nguyễn

đoc online :http://vnthuquan.org/truyen/truyen.aspx?...q3m3237n1n


Được sự đồng ý của NXB Thế giới và Saigon Books, Zing.vn trích đăng một số phần trong cuốn sách, chia sẻ với độc giả cái nhìn đa chiều về hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1949, Bảo Đại trở về Việt Nam ngồi ghế Quốc trưởng, nhưng bà Nam Phương vẫn ở bên Pháp. Những ngày nghỉ lễ, bà Nam Phương thường đi dạo phố cùng các con để mua đồ chơi hoặc đi coi phim với Hoàng tử Bảo Thắng, Công chúa Phương Dung – hai người con nhỏ nhất. Tại Pháp, ban đầu bà Nam Phương ở lâu đài Thorenc tại Cannes. Ở đây, bà cho các con gái nhập học trường Couvent des Oiseaux, ngôi trường trước đó bà đã theo học tới khi về lấy chồng.

Cũng có những lúc Bảo Đại về Pháp, bà Nam Phương cùng đi với Bảo Đại tới sòng bài để xem ông chơi baccarat hoặc roulette cho vui. Những lần có bà cùng đi, nếu được bạc thì Bảo Đại tặng hết cho bà để sắm sửa quần áo. Hoàng hậu rất ưa thời trang của hãng Christian Dior và Balmin. Bà là một người sành điệu trong cách ăn mặc và màu tím nhạt là màu bà ưa thích nhất. Có lẽ vì cuộc đời của bà buồn nhiều hơn vui nên bà đã chọn màu tím chăng?



Hằng ngày, hoạt động của bà là chăm lo cho các con, đọc sách báo hoặc ra vườn trồng hoa, tỉa lá. Buổi tối bà thích chơi dương cầm cho các con nghe. Bà cũng là người ưa mỹ thuật. Trong phòng bà, người ta thấy treo những bức họa của Renoir, Buffet. Bà không thích tranh lập thể của Picasso vì tâm hồn bà không hợp với trường phái hội họa này cũng như trường phái siêu thực.

Bà rất thích nuôi chó. Trong nhà bà có cả một đàn chó, trong đó có một con thuộc giống Saint Berard, loại chó to như con cọp, chuyên dùng vào việc tìm người mất tích trong rừng khi đi trượt tuyết. Về thể thao bà có thể chơi bóng bàn, quần vợt và golf nhưng không giỏi lắm.

[Image: 103323_11.jpg]
Bà Nam Phương 

Sau năm 1955, Bảo Đại trở thành phế đế nên ông buồn bỏ nhà đi “giang hồ” và để bà Nam Phương ở nhà một mình với mấy người con. Khi đó các con bà đã lớn, mỗi người đi làm một nơi.

Những năm sau này, bà Nam Phương rời lâu đài Thorenc để về sống ở lâu đài Domain de la Perche ở Chabrignac thuộc vùng Trung Tây nước Pháp, cách Paris chừng 400-500 cây số. Nơi này có một trang trại lớn của riêng bà Nam Phương mà trước đây gia đình bà (ông bà Nguyễn Hữu Hào) đã mua cho. Nhà của bà ở cách biệt với những nhà dân ở vùng này, vì là làng quê nên mọi người ít có dịp giao thiệp với nhau.

Về đời sống vật chất thì bà Nam Phương không lúc nào thiếu thốn khi sống ở xứ người. Tài sản riêng do gia đình Nguyễn Hữu Hào mua cho bà gồm một chung cư lớn tại Neuilly và một chung cư ở đại lộ Opera. Ngoài ra bà còn nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo… Tất cả những bất động sản này bà đã chia cho các con mỗi người một phần riêng và chỉ giữ lại trang trại ở Chabrignac, gồm 160 mẫu đất với một đàn bò gần trăm con và một vườn hồng lúc nào cũng nở hoa rất đẹp.

Những người dân ở gần nhà bà Nam Phương cho biết rất ít khi thấy Bảo Đại trở về đây thăm vợ con. Họa hoằn lắm một năm mới có 1-2 lần ông ghé về rồi lại đi ngay. Chỉ duy nhất trong dịp đám cưới Công chúa Phương Liên, ông có về để cùng bà Nam Phương đứng chủ hôn cho con gái rồi mấy ngày sau lại biến mất.

Thấy Bảo Đại đã có tuổi mà vẫn còn mải miết ăn chơi nên bà Nam Phương đã chọn một nơi yên tĩnh để sống những ngày cuối đời được thanh thản. Đã có lần bà ngỏ ý được trở về Việt Nam, để khi qua đời được an táng bên cạnh mộ thân sinh và thân mẫu ở Đà Lạt. Nhưng Bảo Đại và các con của bà phản đối không cho bà về.
Những năm cuối đời, bà Nam Phương ít đi ra ngoài và gặp gỡ mọi người. Cũng có đôi khi bà Nam Phương đi Paris để thăm các con đang học và làm ăn ở đó. Ngược lại, những dịp hè thì các con bà cũng về đây thăm mẹ và ở lại chơi ít ngày cho bà khỏi buồn. Thời gian này bà bị bệnh tim nặng, thường xuyên bị khó thở.

Vào khoảng 5 giờ chiều ngày 15/9/1963, bà Nam Phương cảm thấy mệt bèn cho người nhà đi mời bác sĩ đến thăm mạch. Sau khi chẩn khám, bác sĩ cho biết bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài hôm là khỏi. Nhưng không ngờ là bác sĩ vừa rời khỏi nhà chừng vài tiếng đồng hồ thì bà cảm thấy khó thở. Người hầu bà bèn nhờ một người Pháp hàng xóm đi mời một bác sĩ khác, nhưng người bác sĩ thứ hai chưa đến kịp thì bà Nam Phương đã qua đời ngay trong đêm đó khi vừa tròn 49 tuổi.

Lúc bà lâm chung, ngoài hai người giúp việc thì không có người ruột thịt nào bên cạnh. Các con bà lúc đó đang đi học hoặc làm việc tại Paris, còn Bảo Đại thì đang sống tại miền Nam nước Pháp.

Khi được tin bà Nam Phương tạ thế, Bảo Đại trở về ngay và đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để an táng người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức mà cho tới tận cuối đời cũng không hề bị ai chê trách hay than phiền. Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại, bà Nam Phương không có bất kỳ nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển với một người đàn ông khác cũng không. Có lẽ bà Nam Phương được sinh ra trong một gia đình nề nếp nên bà giữ đạo rất nghiêm khắc, ngay cả với các con.

Đám tang của bà Nam Phương được cử hành theo nghi thức đạo Công giáo và diễn ra rất đơn giản. Những người dự đám tang vỏn vẹn chỉ có Bảo Đại, các hoàng tử, công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình. Tại địa phương có vị Tỉnh trưởng và dân biểu nơi bà Nam Phương cư ngụ tới chia buồn và dự tang lễ. Đặc biệt, trong tang lễ còn có có sự tham dự của Công chúa Như Lý, con gái của vua Hàm Nghi. Công chúa Như Lý cũng ở gần nơi bà Nam Phương cư ngụ, nhưng tiếc là hai người chưa từng gặp nhau lần nào cho đến khi bà Nam Phương qua đời.

[Image: hhnamphuong02.jpg]
Mộ Nam Phương hoàng hậu tại nghĩa trang Công giáo ở Chabrignac (Pháp).

Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ: Ici Repose l’Imperatrice Nam Phuong Nee Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao 14.11.1913 – 15.9.1963.

Và mặt sau bia mộ có viết dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi lăng.”

Nghe nói, trước đây mấy năm, mộ của bà Nam Phương đã bị kẻ lạ mặt lợi dụng đêm tối vào đào nhiều lỗ để tìm của cải vàng bạc châu báu xem bà có mang theo không. Và chúng có lấy được gì thì không ai biết rõ, chỉ có gia đình con, cháu bà mới biết mà thôi.

Thật buồn cho số phận bà Nam Phương, lúc trẻ thật hạnh phúc và sung sướng về vật chất cũng như danh vọng. Vậy mà cuối đời bà đã mất trong sự cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người ở cái tuổi còn khá trẻ. Bà Nam Phương Hoàng hậu sinh năm 1913 và mất năm 1963, khi vừa được 49 tuổi, cái tuổi theo người Việt gọi là tuổi xui, như dân gian thường nói: “Bốn chín chưa qua năm ba đã tới.”

Tuy nhiên, với vẻ đẹp phúc hậu và tấm lòng nhân từ của mình, dù bà Nam Phương Hoàng hậu mất đã lâu nhưng những câu chuyện về cuộc đời của bà sẽ vẫn còn được người đời nhắc tới.
Reply
#11
Thứ sáu, 5/1/2018 | 05:00 GMT+7

Sách về Hoàng hậu Nam Phương: chuyện mẹ chồng - nàng dâu (1)


[Image: Tucung1-e5b81.jpg][/url]
Bà Từ Cung (giữa) cùng các người thân trong hoàng tộc


Hoàng hậu và Hoàng tử Bảo Long thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, khiến Thái hậu Từ Cung không hiểu con dâu và cháu nội nói gì.


Quyển Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang vừa ra mắt bạn đọc. Sách in lần đầu vào năm 2005, có tên là Những câu chuyện về cuộc đời Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng triều Nguyễn, được tái bản năm 2006 và 2016. Dựa trên đóng góp của bạn đọc, tác giả tiếp tục hoàn thiện bản thảo để ra ấn bản mới. Dịp này, VnExpress trích đăng hai kỳ trong sách.

1. Hoàng hậu Nam Phương hạ sinh thái tử Bảo Long

Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long (1936-2007) là Hoàng Thái tử cuối cùng của Việt Nam. Ông là con trai của Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Ông có một em trai là Hoàng tử Bảo Thắng, ba cô em gái là Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Liên và Công chúa Phương Dung.

Bảo Long sinh vào đêm 4/1/1936 tại điện Kiến Trung trong Đại nội Huế. Ngày 7/3/1939, Bảo Long được phong làm Thái tử khi mới ba tuổi và bắt đầu học với nhà văn Ưng Quả, vị hoàng thân uyên bác thuộc phủ Tuy Lý vương.

Theo tư liệu của một giáo sư sử học Công giáo, thì “Bảo Long đã được chịu phép rửa tội (âm thầm) và được đặt tên theo bổn mạng (tên Thánh) là Philippe”. Một trong ba thầy dạy Bảo Long từ bốn tuổi cho tới khi khôn lớn tại trường D’Adran Đà Lạt đã khẳng định sự việc nói trên là đúng.

Vì việc Bảo Long rửa tội được giữ kín nên bà Nam Phương bề ngoài vẫn để Bảo Long được giáo dục theo tinh thần Phật giáo, nhưng đã khéo léo hạn chế Bảo Long tham dự các lễ nghi cổ truyền trong triều theo Phật giáo và Khổng giáo. Hoàng hậu Nam Phương còn phản đối kịch liệt việc Thái hậu Từ Cung bắt Bảo Long đeo bùa ở cổ tay.

[Image: 8546616375_b907ce4613_b.jpg]

Theo một vị cận thần của Vua Bảo Đại là Nguyễn Đệ và con gái của cụ Đệ là nữ tu Nguyễn Thị Nghĩa thuộc dòng kinh sĩ Thánh Augustino, Hoàng hậu Nam Phương vốn là cựu học sinh Couvent des Oiseaux nên rất mộ đạo. Mỗi tối, bà bắt Hoàng tử Bảo Long phải vào phòng cùng đọc kinh cầu nguyện. Hàng tuần, còn có linh mục tới làm lễ riêng cho Hoàng hậu Nam Phương và Bảo Long. Vì vậy, ngay từ nhỏ Bảo Long đã thuộc kinh bổn đạo Chúa rất thành thạo và siêng đọc kinh cầu nguyện với mẹ. Những lúc nói chuyện bằng tiếng Pháp, bà Nam Phương thường dạy con về luật giữ đạo, về tín điều của đạo Công giáo.

Bảo Long là người trầm tính nên cũng ít nói chuyện với mọi người, chỉ khi có ai hỏi thì mới trả lời. Nếu các quan trong triều muốn nói chuyện với bà Nam Phương và Bảo Long thì cũng phải dùng tiếng Pháp vì bà Nam Phương rất ít dùng tiếng Việt. Bảo Long cũng quen nói chuyện với quan Tây hơn là quan Việt.

Sau ngày vua cha Bảo Đại thoái vị, đánh dấu sự kết thúc của nhà Nguyễn, ông cùng các em theo Hoàng hậu Nam Phương về cung An Định sống và học tại trường Đồng Khánh. Vốn quen nếp sinh hoạt trong gia đình với cha mẹ chỉ nói tiếng Pháp nên sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945, Bảo Long phải cố gắng lắm mới học được tiếng Việt.

Thỉnh thoảng, Bảo Long bị các cô giáo ở trường Đồng Khánh phạt quỳ quay mặt vào tường. Bảo Long ngoan ngoãn chấp hành. Nhiều hôm đi đón con, Hoàng hậu Nam Phương thấy con bị phạt đau lòng lắm nhưng cũng phải quay mặt đi để cho con thi hành xong giờ phạt. Ngoài giờ học, Bảo Long cùng chơi với học trò thường dân, hát Tiến quân ca, tập đánh trận. Nhiều lần Bảo Long đánh nhau với bạn học là trẻ con Tây.

Đến năm 1947, Chiến tranh Pháp - Việt nổ ra, Nam Phương đem Bảo Long và các con sang Pháp sống tại lâu đài Thorenc, Cannes, thuộc miền

2. Chuyện mẹ chồng nàng dâu

Tuy là một phụ nữ nết na và rất biết cách ăn ở, trong thời gian sống ở Hoàng thành Huế, bà hoàng hậu cuối cùng của nước Việt cũng gặp phải những vấn đề mẹ chồng nàng dâu như bất kỳ phụ nữ nào khác.
Hoàng hậu Nam Phương được đánh giá cao về trí thông minh và phẩm hạnh, là người kết hợp hài hòa nét đẹp truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây. Tuy không phải là nàng dâu mà Hoàng tộc muốn lựa chọn nhưng khi vào sống trong kinh thành Huế, bà đã khéo léo giữ phận dâu con. Bà hoàng Tây học đầu tiên và duy nhất này ngoài việc dạy dỗ con cái còn cùng với Bộ Lễ lo về lễ tiết, cúng kỵ, thăm hỏi mẹ chồng và các bà nội chồng… Thật sự người ta không tìm ra được điểm nào trong cách hành xử của bà để chê bai, ấy vậy mà xung đột mẹ chồng nàng dâu vẫn ngấm ngầm nảy nở.


[Image: nam-phuong-hoang-hau-cuoi-c-7499-1515122443.png]
Chịu ảnh hưởng nền học vấn Tây học, Hoàng hậu Nam Phương luôn giữ vẹn công, dung ngôn, hạnh của phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Những mâu thuẫn xung quanh "hoàng tử bé"

Những năm đầu tiên trong cuộc hôn nhân với Bảo Đại, Nam Phương cực kỳ hạnh phúc, vợ chồng đi đâu cũng có nhau. Nhà vua thường tự mình lái xe chở vợ đi chơi mỗi tuần, hết Nha Trang lại Đà Lạt, thậm chí lên cả Tây Nguyên săn bắn. Ái ân đằm thắm nên những đứa con cũng nối nhau ra đời, đầu tiên là hoàng tử Bảo Long, sinh vào đêm 4/1/1936.

Đêm ấy, nghe bảy phát súng thần công, người dân Huế biết hoàng hậu đã hạ sinh hoàng tử, người sẽ kế vị ngai vàng. Với Thái hậu Từ Cung mà nói, đây là một sự kiện không thể vui hơn. Nước Việt thời ấy, ngay cả trong gia đình thường dân, đứa cháu trai cũng còn thuộc quyền của ông bà nội huống gì là gia đình vua chúa. Thế nhưng, gia đình Bảo Đại lại khác, để cưới được Nam Phương, nhà vua đã cam kết cho bà giữ đạo Thiên Chúa. Và để Hoàng hậu không bị Vatican rút phép thông công vì lấy chồng ngoại đạo, ông cũng chấp nhận điều kiện của Tòa thánh: các con sinh ra sẽ rửa tội theo đạo của mẹ.

Chính vì vậy, Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Long đã chịu phép rửa tội và đặt tên thánh là Philippe, dĩ nhiên cái lễ “nhạy cảm” này được Hoàng hậu tổ chức lặng lẽ và kín đáo. Với sự “bồi dưỡng” của mẹ, từ khi còn ít tuổi, Hoàng tử Bảo Long đã rất chăm cầu nguyện và thuộc nhiều kinh.

Là cháu đích tôn của Hoàng tộc, dĩ nhiên Bảo Long vẫn được giáo dục theo tinh thần Phật giáo, thế nhưng Nam Phương đã cố gắng tránh cho con trai mình tham dự quá nhiều lễ nghi cổ truyền mang màu sắc đạo Phật. Điều này, bà Từ Cung hẳn cũng cảm nhận được tuy không có cớ bắt bẻ con dâu.

Tuy nhiên, Thái hậu khó mà giữ được bình tĩnh khi bà bắt cháu đeo những đạo bùa cầu an, trừ tà ở cổ tay mà mẹ nó nhất quyết phản đối.

Một điều khiến Thái hậu Từ Cung khó chịu nữa là Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Long thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, khiến bà không thể hiểu con dâu và cháu nội nói gì. Bà Từ Cung vốn xuất thân không cao sang, học vấn lại khá khiêm tốn, nên hẳn không thoải mái, dễ chịu gì trước việc nàng dâu hiểu nhiều biết rộng, tiếng Pháp “nói như gió”, có thể qua mặt bà trong việc dạy dỗ đứa cháu đích tôn. Bà cũng biết rằng Bảo Long không thích dự các nghi lễ Phật giáo mà bà sùng mộ, chỉ thích các lễ nghi Tây phương và Thiên Chúa giáo. Cậu thích nói tiếng Pháp nên giao tiếp nhiều với các quan Tây, các quan trong triều muốn nói chuyện với Hoàng tử và Hoàng hậu thì buộc phải dùng tiếng Pháp.

Là một mẹ chồng, một thái hậu, có toàn quyền trong hậu cung nhưng bà Từ Cung lại bất lực nhìn kẻ nối ngôi được giáo dục theo một đường hướng mà bà không mong muốn. Vì thế, tuy không công khai đả kích Nam Phương nhưng tình cảm mẹ chồng nàng dâu không thể nói là tốt đẹp, mâu thuẫn cứ ngấm ngầm phát triển.

Không thích hoàng hậu, thái hậu mở lòng với “thứ phi”

Thực ra, mối bất hòa giữa thái hậu và hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn cũng khó mà tránh được, cho dù hai bên có giỏi kiềm chế tới đâu chăng nữa. Trước hết, hai con người này quá khác nhau. Bà Từ Cung xuất thân trong một gia đình nghèo khó, đến mức phải bán con làm hầu gái của một bà chúa, rồi sau đó được lấy sang hầu hạ bên dinh ông hoàng Bửu Đảo (sau là Vua Khải Định), rồi vì may mắn có thai với ông chủ mà trở thành mẹ vua. Trong khi đó Hoàng hậu Nam Phương sinh ra trong nhung lụa, được học hành đến nơi đến chốn, ngay ngày cưới đã được tấn phong hoàng hậu. Nếu người ta nói bà Từ Cung có chút mặc cảm với con dâu thì cũng chưa hẳn là đoán bừa.

Nam Phương là nàng dâu mà bà Từ Cung bị ép phải chấp nhận. Đã thế, cô dâu bất đắc dĩ này không phải cúi đầu vào cung, mà còn đưa ra cả mớ điều kiện “ngông cuồng” mới chịu lấy hoàng đế: phải được tấn phong hoàng hậu, nhà vua phải giải tán tam cung lục viện, thực hiện chế độ một vợ một chồng, con trai nàng sinh ra phải được phong thái tử. Thử hỏi từ trước đến nay, có người phụ nữ nào dám ra điều kiện với hoàng đế, mà lại là những điều kiện “trời long đất lở” chưa từng có như vậy không? Vậy mà con trai bà lại răm rắp chấp nhận. Nghĩ đến mình ngày trước phải chịu bao tủi nhục, ngay cả lúc mang thai còn bị hai bà mẹ chồng (bà Thánh Cung và Tiên Cung, vợ vua Đồng Khánh, mẹ đích và mẹ đẻ của Khải Định) bắt nằm úp bụng xuống một cái hố để đánh đòn, nhằm tra khảo xem cái bào thai ấy có đúng của Khải Định hay không... Thái hậu chắc sẽ còn chút chua chát và sinh ra ác cảm với con dâu.

Đã thế, Hoàng hậu Nam Phương vào cung còn mang theo số của hồi môn lớn, riêng tiền mặt mà cậu ruột mừng cưới đã là một triệu đồng, trong khi giá một tạ thóc hồi đó chỉ năm đồng. Nếu tính cả tiền bạc, nữ trang và bất động sản mà bố mẹ đẻ cho thì không biết bao nhiêu mà kể. Hoàng hậu lại chiếm trọn trái tim nhà vua nhờ nhan sắc và vẻ quyến rũ, cộng thêm sự ủng hộ của người Pháp, nên quyền lực của Nam Phương trong Hoàng cung không phải nhỏ. Hoàng hậu lại có tư tưởng tự do của Tây phương, nên không thể nói một câu, làm một việc nhỏ cũng phải đoán ý mẹ chồng. Tất cả những yếu tố đó khiến cho Thái hậu Từ Cung đối với con dâu có thể bằng mặt nhưng khó mà bằng lòng.

Có lẽ vì vậy mà bà Từ Cung rất dễ dàng chấp nhận bà Mộng Điệp, tình nhân của Bảo Đại, coi Mộng Điệp như thứ phi, cho dù chế độ phi tần đã bị chính con trai bà bãi bỏ từ lâu. Ngoài việc Mộng Điệp trên thực tế là người luôn kề cận chăm sóc Bảo Đại, được ông sủng ái, sinh con cho nhà vua, có một điểm nữa khiến thái hậu hài lòng là “thứ phi” này theo đạo Phật. Cho dù đây là người vợ không cưới xin, không hôn thú, nhưng bà vẫn nghiễm nhiên coi Mộng Điệp là dâu, và tin tưởng giao cho việc thờ cúng tổ tiên nhà chồng. Bà Mộng Điệp cũng tâm niệm mình suốt đời là vợ của Bảo Đại nên đã làm việc đó một cách thành tâm, chu đáo nhất. Tình cảm giữa bà Từ Cung và Mộng Điệp rất tốt đẹp. Thái hậu thậm chí còn ban mũ áo cho “thứ phi” để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc cúng tế, mà bà hoàng hậu theo Thiên Chúa giáo không muốn dính vào.

Tình vợ chồng giữa Bảo Đại và Nam Phương chỉ thắm thiết những năm đầu, sau đó Bảo Đại trở nên ham chơi và trăng hoa mải miết đuổi theo những bóng hồng khác. Nam Phương lại quá nề nếp và kiêu hãnh nên không cố gắng quyến rũ, giành giật chồng bằng những chiêu thức mà bà cho là không xứng với địa vị của mình. Vì thế, vợ chồng mỗi ngày một xa cách. Hoàng đế ít khi về với hoàng hậu. Trong cảnh sống cô đơn ở hoàng cung, sự lạnh lẽo trong quan hệ với mẹ chồng càng khiến cho trái tim Nam Phương thêm tủi buồn, đúng như lời ông thầy bói từng phán về bà thời con gái: bà sẽ bước lên địa vị tôn quý nhất, nhưng cuộc đời lại không có mấy niềm vui.


(Trích sách Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng, Lý Nhân Phan Thứ Lang, Saigonbooks và Nhà xuất bản Thế giới)
Bạn có thể quan tâm
Reply
#12
Cám ơn PhongVien007, thích đọc các bài của PhongVien007 .
______________________
Cám ơn hoa đã vì ta nở,
Thế giơi vui từng nổi lẻ loi,
(Thơ Tô Thuỳ Yên)
Reply
#13
(2018-01-22, 12:17 PM)Chàng Hiu Wrote: Cám ơn PhongVien007, thích đọc các bài của PhongVien007 .

Cám ơn bác đã ũng hộ, PV sẽ cố gắng để mọi người không thất vọng .  Clinking-beer-mugs4
Reply