Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Căn Nhà Trên Cát ... của Quê ...
Quote:Đó là thân phận của một cá nhân con người. Nhưng con người có hai phần, một phần là xác thịt trần tục của một sinh vật, một tạo vật hữu hạn có expiration date.  Còn một phần kia trong con người, đó là phần thiêng liêng, một hạt giống nhỏ bé như một hạt cải được gieo vào bên trong sâu thẳm của con người. Cái phần thiêng liêng đó giống như một hạt kim cương nằm sâu trong lòng đất, cần được đào sới lên, cần được tìm thấy và đánh bóng. 

Khi bạn tìm thấy được hạt kim cương trong lòng bạn và đánh bóng lên, nó sẽ ngời sáng và rất có giá trị. Giống như dụ ngôn rương ngọc ngà châu báu được anh nông dân tìm thấy trong thuở ruộng. 

Sự cứu độ của bạn trong TCG không cần thiền, nhưng do sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và Thần khí. Chúa Thánh Thần bên trong bạn, đó chính là viên ngọc mà bạn tìm thấy. Khả năng và công dụng của viên ngọc này rất nhiều và rộng lớn bao quát. 

Con người là một giống vật sống thành đoàn thể, sống theo bầy. Ngay cả khi người ta giác ngộ hay cứu độ cũng thế, sự giác ngộ đó cũng hoà nhập vào với nhau.  Khi bạn được cứu độ hay giác ngộ, bạn không tự giác ngộ một mình như bạn tưởng, mà là sự phối hợp gữa bạn và chư thánh chư thần chung quanh. Khi bạn muốn khám phá một điều gì mới hay tiến một bước tiên trong tâm linh, Chúa hoặc Phật có thể bless và báo trước cho bạn biết, và tạo điều kiện để bạn có được bước tiến đó.

Khi bạn tiến được một bước thành quả trong tâm linh, đôi khi chư thần thánh, thiên thần, có thể đến để chào hỏi bạn. Trong Công Giáo, điều đó gọi là các thánh Thông Công. Ở bên Phật Giáo thì có chư Phật, và các thánh Tăng, Tam Bảo.

Chào Quexua,

Cái post sau cùng bạn viết về sự cứu độ trong TCG, hoặc bạn quan niệm về sự giác ngộ và cứu độ như nhau, thì anatta tôn trọng quan niệm hiểu biết đó của bạn. Post đó khá dài, có vài điểm như giác ngộ theo Phật pháp nguyên thuỷ chẳng hạn, mà anatta đã có trình bày quan điểm của mình rồi, nên không lập lại. Và anatta chỉ trích lại vài đoạn mà có đôi điều liên hệ đên Phật pháp để đưa ra đôi ý kiến của mình về "viên ngọc" trong tâm mà bạn đề cập.

Nhớ hồi đó anatta cũng hay thích thú tìm đọc các sách đạo lý đặc biệt về lãnh vực huyền bí nói về các thần thông, các khả năng siêu hình, chẳng hạn như về các vị tu sĩ luyện tập thiền, yoga. Rồi vài kinh luận khác cũng đề cập đến "viên ngọc trong hoa sen". Họ thường nhắc đến và xem đó như là chân tâm, là tâm bản nguyên, tâm vô thỉ .v.v... Xin nhắc lại là các khái niệm này xuất phát từ Ấn giáo. Tuy nhiên, những khái niệm huyền bí mầu nhiện trên đã được Phật Thích Ca bác bỏ. Tôi có thể dẫn chứng lời Phật nói nhiều nơi trong các kinh tạng nguyên thuỷ nhưng khá dài dòng trong post này. Tôi chỉ xin trích lại một kệ Pháp Cú lời Phật.

Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

"Người xây dựng nhà này" có nghĩa là Ý hành, cái mà tạo tác, ý muốn làm, ý định.

Hai thành luỹ lớn nhất mà người ta khó vượt khỏi là Ý muốn tạo tác (cetana=Phạn ngữ), và Cái Biết -- tức là citta, là tâm, cái "Biết thuần khiết". Hai nhân tố này tạo cho chúng ta nghĩ rằng có một cái gì đó linh thiêng bất diệt điều khiển ta, là chủ nhân ông của ta, là bản ngã nguyên thuỷ. Nói về viên ngọc trong hoa sen, theo tôi nghe được từ đôi vị thầy nguyên thuỷ hiện thời chứng ngộ nhập dòng thánh, cho biết, khi các cánh hoa sen (tượng trưng cho các tầng của tâm thức) được lột dần ra, thì cuối cùng là trống không, không có gì cả. Muốn lật (từng cánh sen nở ra từ từ) ra các lớp cánh hoa sen thì chánh niệm định lực phải rất vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên có nhiều người tu, khi tu tập đến mức có thể thấy được vài lớp cánh sen trên cùng nở ra thì họ dừng lại vì họ nghĩ là họ đạt được đạo rồi. Ở trình độ này họ cũng có chút khả năng về tâm linh thế nào đó, có được bình an, phúc lạc mức độ nào đó. Đối với Phật pháp nguyên thuỷ, khi khám phá ra rằng cuối cùng dưới các lớp cánh hoa sen chẳng có viên ngọc nào cả, mà chỉ là trống không, thì giác ngộ lẽ thật vô ngã, biết được rằng chẳng có ai điều khiển sai bảo như mình tưởng hồi nào đến giờ, chỉ là sự vậnh hành của nhân quả, nhân duyên, thì chứng đưọc quả Nhập Lưu. Tức là cái Ý muốn, ý hành đó, người xây dựng, người làm, kẻ tạo tác đó chỉ là kết hợp bởi các duyên. Hể có duyên hợp để sinh khởi thì sẽ có lúc hoại diệt, không còn gì. Về Cái Biết (citta) có dịp sẽ bàn luận sau.
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply


Messages In This Thread
RE: Căn Nhà Trên Cát ... của Quê ... - by Nhỏ Lan - 2018-01-10, 01:01 AM
RE: Căn Nhà Trên Cát ... của Quê ... - by Nhỏ Lan - 2018-01-10, 11:57 AM
RE: Căn Nhà Trên Cát ... của Quê ... - by anatta - 2018-08-27, 10:08 PM