2018-08-25, 07:11 PM
(2018-08-25, 02:02 AM)quexua Wrote: Có lẻ QX nói hơi vắn tắt về cái 2/3 để tài còn lại nên bạn Anatta chưa hiểu rõ điều QX muốn nói, mà công nhận QX nói không rõ thật, vì assume là mọi người đã thấy như QX thấy nên không nói dài thêm ...
Sở dĩ QX không muốn nói về cái 2/3 của đề tài còn lại là vì thấy mình đã nói nhiều posts quá rồi, sợ làm mệt mắt người đọc và hành hạ cái não của chúng sinh nên tui xin xì tóp, không định giải thích thêm. :slightly-smiling-face4: Ý là như thế.
Điều 2/3: Khi Đức Phật mò mẫm đi học đạo, Ngài đã học qua nhiều thầy khác nhau như pháp Khổ Hạnh, và nhiều pháp khác ở những tầng thiền thấp hơn. Tất nhiên là Phật không dùng pháp Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo lúc đang tìm đạo, vì đâu có ai dạy pháp đó đâu. Thê cho nên QX nói cái phương pháp mà Phật tu tập để đắc đạo là một pháp khác, không phải là Tứ Diệu Đế. Nhưng QX nói là thường những ông thầy khác, khi họ đắc pháp nào thì họ dạy lại pháp đó. Còn Phật thì không dùng cái pháp mà ngài đã xài trong lúc tìm tòi để đắc đạo nhưng lại dạy pháp Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạọ là một pháp mới do Phật đề ra. Tất nhiên là phải có lý do tại sao Phật không dạy pháp trước đó Ngài đã dùng mà lại dạy Tứ Diệu Đế.
Và điều thứ 2 QX muốn nói tới sự Giác Ngộ bên cạnh cái hiệu ứng của việc tiêu trừ nghiệp quả là cái mechanical process, cái quá trình máy móc của nghiệp quả, nó còn cái tâm thức khi Phật Giác Ngộ đã nghĩ gì và thấy gì đêm đó. "sau 49 ngày tham thiền dưới gốc cây Bồ Đề bên dòng sông Ni liên thiền, khi sao mai vừa mọc thì thái tử Tất Đạt Đa hốt nhiên đại ngộ" Đó là cái tâm thức tỉnh thức .. (Phật có nghĩa là người tỉnh thức)
Cái tâm thức của người tỉnh thức và giác ngộ đó nó là sự khác biệt trong tâm linh giữa Phật và người thường ... Đó là điều 2/3 mà QX không đề cập đến.
Điều 3/3 là những nhận xét vè ưu khuyết điểm, và tầm ảnh hưởng xã hội. Tất nhiên, tôn giáo nào, hay pháp nào cũng có ưu khuyêt điểm cả. Vì thực tế là có người làm được có người không làm được. Cả bên Công Giáo cũng có những ưu khuyết điểm và có người theo được có người không. Và tầm ảnh hưởng thí dụ như Chúa muốn dạy cho nhân loại điều gì? Lấy thí dụ như Chúa xuống thế gian, bên cạnh việc dạy con ngượi sống tốt lành để được lên nước Thiên Đàng, Ngài còn muốn dạy con người thời đó và cả thời bây giờ một điều mà con người không tự làm được, đó là cái tinh thần khiêm nhu phục vụ, yêu thương, thay vì bắt người khác phục vụ mình, và cái tính ich kỷ, control, và xem trọng quyền hành power trong xã hội loài người mà ngay bây giờ vẫn còn là một tệ trạng xã hội ở khắp nơi, Đó là cái message của Chúa. Phật cũng có một message gì đó khi xuống dạy đạo ở thế gian, nhưng như QX đã nói, mình sẽ không đề cập đến vì nó không nằm trong phạm vi câu chuyện
Tất nhiên là nếu muốn nói cho đầy đủ về Phật Giáo thì phải kiêm thêm Đại Thừa và Thiền Tông, nhưng như đã nói trên kia, Tui chỉ mention thôi chứ không nói rộng thêm.
Hy vọng tui đã giải thích được rõ hơn ...
Viết cái post hôm qua xong, anatta cũng có chút ái ngại là có làm cho bạn Quexua không vui lòng bởi cách diễn đạt của mình. Hy vọng rằng không. Vì Quexua đề cập đến PGNT và DT nên anatta nói lên quan niệm của mình.
Trước khi Phật Thích Ca đạt ngộ, thì có học với 2 vị thầy. Vị thầy thứ hai dạy cho Phật đến tầng thiền thứ tứ cao tột của Vô Sắc giới, đó là Phi tưởng, phi phi tưởng xứ. Như cái tên gọi của tầng thiền tự nó cũng nói lên cái trạng thái vô cùng thanh tịnh của tâm mà khó diễn đạt bằng ngôn ngữ (nói chi đến trạng thái Niết Bàn), phải không? Với những ai đã đạt tầng thiền này thì hầu như có đủ ngũ thông. Tuy nhiên, Phật suy xét vẫn còn chút ô nhiễm vi tế của tâm. Sau đó ngài rời khỏi vị thầy và tự tu dưỡi cội bồ đề. Ngài đắc quả và thọ hưởng qủa vị giác ngộ đem lại. (Không có chư thiên thần thánh nào mách bảo là ngài sẽ giác ngộ). Chân lý nòng cốt của sự giác ngộ cũng là Tứ Diệu Đế. Bạn cũng biết, những người giác ngộ thì có thể biết quá khứ rất xa xôi. Và chính Phật tuyên bố là, các vị Phật, các bậc chánh đẳng chánh giác thời quá khứ đều ngộ được pháp Tứ Diệu Đế! (Nếu bạn có đọc king nguyên thuỷ bổn sanh, thì sẽ biết rằng Phật kể lại chuyện vị Phật chánh đẳng chánh giác thời quá khứ cũng quán chiếu xem xét lý duyên khởi theo tuần tự 12 nhân duyên xuôi và nghịch của nó. Thì Phật Thích Ca cũng đã làm như thế khi ngồi dưới cội Bồ Đề). Trích ra đây một đoạn ngắn trong kinh nguyên thuỷ, Tương Ưng Bô kinh, để làm rõ điều anatta vừa nói:
4.IV. A-La-Hán (S.v,433)
1) Tại Sàvatthi...
2) -- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy đã như thật chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
3) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy sẽ chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
4) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?
5) Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt.
6) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ như thật đã chánh đẳng chánh giác... sẽ như thật chánh đẳng chánh giác, hiện như thật chánh đẳng chánh giác; tất cả những vị ấy... hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongu...u5-56a.htm
Bạn Quexua có đề cập đến tâm thái sau giác ngộ Phật như thế nào, hay làm gì 49 ngày, thì tuỳ nơi bạn. Tôi không ép. Bạn nói cũng được, không nói cũng được. Cá nhân anatta hiện thời quay trở về để tâm mà sống thực tế, gắng sống thật với con người của mình, thành thật với chính mình hơn. Đối mặt với tham dục, sân hận, u mê của bản thân. Không còn mơ mộng nhiều như cách nay khoảng 6-7 năm trở về trước đây nữa. Thời gian dệt mộng tâm linh siêu việt huyền ảo đã qua.

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore