2024-01-13, 12:07 AM
Cổ nhân dạy: Dùng Nhân để yên lòng người, dùng Nghĩa để quy chính mình.
“Dĩ nhân an nhân, dĩ nghĩa chính ngã”
Khổng Tử nói với Nhiễm Hữu: “Quản lý nhân dân, trước tiên phải làm cho họ giàu có, sau đó tiến hành giáo dục và cảm hóa họ”.
Khổng Tử nói với Phàn Trì rằng: “Rèn luyện bản thân, trước tiên phải làm việc khó, sau đó mới tính đến thu hoạch”.
Những lời dạy này đã nói rõ, rèn luyện bản thân và quản lý nhân dân, thứ tự, độ khó dễ các việc cần làm là khác nhau.
Kinh Thi viết: “Để họ được uống, để họ được ăn, rồi giáo dục họ, rồi hướng dẫn họ”, coi ăn uống của người dân là việc hàng đầu, tiếp sau là giáo dục dạy dỗ, cảm hóa họ.
Kinh Thi cũng viết: “Chặt cây lẫy gỗ, tiếng rìu vang vang, dùng làm bánh xe, đó là quân tử, chẳng ăn ngồi nhàn”.
Kinh “Xuân Thu” châm biếm những lỗi lầm của những người ở ngôi vị cao, thương xót cho nỗi thống khổ của nhân dân. Lỗi của nước khác thì không đề cập đến, lỗi của nước mình thì ghi chép lại rồi phê bình. Tất cả những điều này đều là dùng Nhân đối đãi với người và dùng Nghĩa đối đãi mình, nghiêm khắc khiển trách lỗi lầm của bản thân, nhẹ nhàng nhắc nhở lỗi lầm của người khác.
Ngoài ra trong Luận Ngữ cũng có ghi chép, nhưng người bình thường hay bỏ qua. Trong Luận Ngữ nói: “Người quân tử khiển trách lỗi lầm của bản thân, không khiển trách lỗi lầm của người khác”.
Không trách cứ lỗi lầm của người khác, đó chẳng phải là thi hành việc nhân đức rộng rãi đó sao? Đây chính là điều mà mọi người nói Nhân tạo phúc cho mọi người, Nghĩa thành tựu bản thân, có gì khác nhau đâu?
Do đó nói ra sai lầm của bản thân gọi là chính trực, nói ra sai lầm của người khác gọi là trúng thương. Nghiêm khắc yêu cầu bản thân gọi là trung hậu, nghiêm khắc yêu cầu người khác gọi là hà khắc. Cầu toàn trách bị với bản thân gọi là minh trí, cầu toàn trách bị với người khác gọi là mê hoặc.
Do đó, nghiêm khắc yêu cầu bản thân, nhưng nếu lấy tiêu chuẩn yêu cầu bản thân ra để yêu cầu người khác, nghiêm khắc yêu cầu người khác, đó chính là ở ngôi vị cao mà không đủ khoan dung.
Khoan dung với người khác, phóng túng, dễ dãi với bản thân, đó chính là ở trong lễ mà không đủ cung kính.
Ở trong lễ mà không cung kính, chính là tổn hại phẩm hạnh, mọi người sẽ không tôn trọng.
Ở ngôi vị cao mà không khoan dung, chính là tổn hại nhân hậu, mọi người sẽ không thân cận.
Mọi người không thân cận, thì sẽ không tin tưởng. Mọi người không tôn trọng, thì sẽ không kính nể.
Người ở ngôi vị cao mà điên đảo tiêu chuẩn tu sửa bản thân và tu sửa người, thì sẽ thực thi méo mó, sẽ bị người dân ở dưới phê phán.
Không dùng mắt nhìn, thì không thấy sự vật. Không dùng tâm suy nghĩ, thì không thể có được chân lý. Cho dù có đồ ăn ngon nhất thiên hạ, không nhai thì cũng chẳng biết mùi vị của nó. Cho dù có đạo lý cao minh nhất của bậc Thánh nhân, không suy nghĩ thì cũng chẳng biết ý nghĩa của nó.
Xác định đúng mối quan hệ giữa Nhân và Nghĩa thì mới có thể đối xử chính xác mối quan hệ giữa người khác với bản thân. Từ đó quan hệ giữa người khác và bản thân cũng sẽ hòa hợp, mới có thể đề cao được trong rèn luyện và tu dưỡng Nhân và Nghĩa, đồng thời tạo ích lợi cho người khác, sẽ khiến cho mọi người trong phạm vi càng lớn hơn có được lợi ích.
Nhân chính là đối ngoại, hướng ra ngoài xử lý các mối quan hệ với người khác.
Nhân tức là người khác, là yêu thương người khác.
Nghĩa chính là đối nội, hướng vào nội tâm mình mà quy chính bản thân, rèn luyện bản thân.
Nghĩa tức là mình, là quy chính mình.
Lượm
“Dĩ nhân an nhân, dĩ nghĩa chính ngã”
Khổng Tử nói với Nhiễm Hữu: “Quản lý nhân dân, trước tiên phải làm cho họ giàu có, sau đó tiến hành giáo dục và cảm hóa họ”.
Khổng Tử nói với Phàn Trì rằng: “Rèn luyện bản thân, trước tiên phải làm việc khó, sau đó mới tính đến thu hoạch”.
Những lời dạy này đã nói rõ, rèn luyện bản thân và quản lý nhân dân, thứ tự, độ khó dễ các việc cần làm là khác nhau.
Kinh Thi viết: “Để họ được uống, để họ được ăn, rồi giáo dục họ, rồi hướng dẫn họ”, coi ăn uống của người dân là việc hàng đầu, tiếp sau là giáo dục dạy dỗ, cảm hóa họ.
Kinh Thi cũng viết: “Chặt cây lẫy gỗ, tiếng rìu vang vang, dùng làm bánh xe, đó là quân tử, chẳng ăn ngồi nhàn”.
Kinh “Xuân Thu” châm biếm những lỗi lầm của những người ở ngôi vị cao, thương xót cho nỗi thống khổ của nhân dân. Lỗi của nước khác thì không đề cập đến, lỗi của nước mình thì ghi chép lại rồi phê bình. Tất cả những điều này đều là dùng Nhân đối đãi với người và dùng Nghĩa đối đãi mình, nghiêm khắc khiển trách lỗi lầm của bản thân, nhẹ nhàng nhắc nhở lỗi lầm của người khác.
Ngoài ra trong Luận Ngữ cũng có ghi chép, nhưng người bình thường hay bỏ qua. Trong Luận Ngữ nói: “Người quân tử khiển trách lỗi lầm của bản thân, không khiển trách lỗi lầm của người khác”.
Không trách cứ lỗi lầm của người khác, đó chẳng phải là thi hành việc nhân đức rộng rãi đó sao? Đây chính là điều mà mọi người nói Nhân tạo phúc cho mọi người, Nghĩa thành tựu bản thân, có gì khác nhau đâu?
Do đó nói ra sai lầm của bản thân gọi là chính trực, nói ra sai lầm của người khác gọi là trúng thương. Nghiêm khắc yêu cầu bản thân gọi là trung hậu, nghiêm khắc yêu cầu người khác gọi là hà khắc. Cầu toàn trách bị với bản thân gọi là minh trí, cầu toàn trách bị với người khác gọi là mê hoặc.
Do đó, nghiêm khắc yêu cầu bản thân, nhưng nếu lấy tiêu chuẩn yêu cầu bản thân ra để yêu cầu người khác, nghiêm khắc yêu cầu người khác, đó chính là ở ngôi vị cao mà không đủ khoan dung.
Khoan dung với người khác, phóng túng, dễ dãi với bản thân, đó chính là ở trong lễ mà không đủ cung kính.
Ở trong lễ mà không cung kính, chính là tổn hại phẩm hạnh, mọi người sẽ không tôn trọng.
Ở ngôi vị cao mà không khoan dung, chính là tổn hại nhân hậu, mọi người sẽ không thân cận.
Mọi người không thân cận, thì sẽ không tin tưởng. Mọi người không tôn trọng, thì sẽ không kính nể.
Người ở ngôi vị cao mà điên đảo tiêu chuẩn tu sửa bản thân và tu sửa người, thì sẽ thực thi méo mó, sẽ bị người dân ở dưới phê phán.
Không dùng mắt nhìn, thì không thấy sự vật. Không dùng tâm suy nghĩ, thì không thể có được chân lý. Cho dù có đồ ăn ngon nhất thiên hạ, không nhai thì cũng chẳng biết mùi vị của nó. Cho dù có đạo lý cao minh nhất của bậc Thánh nhân, không suy nghĩ thì cũng chẳng biết ý nghĩa của nó.
Xác định đúng mối quan hệ giữa Nhân và Nghĩa thì mới có thể đối xử chính xác mối quan hệ giữa người khác với bản thân. Từ đó quan hệ giữa người khác và bản thân cũng sẽ hòa hợp, mới có thể đề cao được trong rèn luyện và tu dưỡng Nhân và Nghĩa, đồng thời tạo ích lợi cho người khác, sẽ khiến cho mọi người trong phạm vi càng lớn hơn có được lợi ích.
Nhân chính là đối ngoại, hướng ra ngoài xử lý các mối quan hệ với người khác.
Nhân tức là người khác, là yêu thương người khác.
Nghĩa chính là đối nội, hướng vào nội tâm mình mà quy chính bản thân, rèn luyện bản thân.
Nghĩa tức là mình, là quy chính mình.
Lượm
![[Image: kiem-hiep-kim-dung-ly-do-dong-ta-hoang-d...de-tu1.jpg]](https://i.postimg.cc/9Fw3NR9j/kiem-hiep-kim-dung-ly-do-dong-ta-hoang-duoc-su-danh-gay-hai-gan-chan-cua-tat-ca-cac-de-tu1.jpg)
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.