2023-12-08, 09:35 PM
HÌNH DÁNG CỦA THƯƠNG YÊU QUÁI ĐẢN
Người Việt ta có truyền thống về “yêu cho roi cho vọt/ghét cho ngọt cho bùi” như là thứ triết lý giáo dục cốt lõi ngàn đời nay.
Người ta đồng nhất yêu thương thì phải đưa ra trừng phạt bằng roi bằng vọt (không phải nghiêm khắc với các nguyên tắc đòi hỏi cao nhất sự tôn trọng và lòng bao dung), và khi ghét bỏ lại trao cho người bị ghét các hành động/cử chỉ hoặc đối đãi ngọt ngào, nồng hậu để người được nhận nhầm tưởng về tình cảm đó.
Nhưng cuối cùng câu tục ngữ đó là một thứ cho thấy tư duy ác độc. Đầu tiên nó khiến cho người ta yêu thương sai cách vì không trung thực và không nhận thức đúng đắn về yêu thương. Sau đó nó khiến con người ta giả trá bởi khi ghét hận thì lại tỏ ra trước bề mặt là tốt đẹp với người bị ghét nhưng với tâm địa muốn họ hư hỏng và huỷ hoại họ; còn người được yêu thương lại không cảm thấy mình được thương yêu mà bị đối xử bất công hoặc ít nhất tạo nên các cảm xúc tiêu cực.
Và chắc hẳn suốt cả ngàn năm qua người ta vẫn luôn nói tới câu này trước cửa miệng mình mỗi khi muốn hợp thức hoá hành động bạo lực hay bạo hành của mình với con cái cũng như người thân trong gia đình/trường học. Người ta không còn nhận ra đâu là yêu thương và được trân trọng, họ còn đâm ra hoài nghi hay dè bỉu khi nhận được sự đối đãi ngọt nồng từ người khác vì nhẽ tâm thức ai ai cũng đã phòng thủ sẵn việc “ghét cho ngọt cho bùi”.
Vậy là chúng ta đề cao thứ văn hoá truyền thống tàn nhẫn và độc ác. Cái độc ác khiến những đối đãi cơ bản của con người biến mất và bị làm cho sai lệch đi. Sai trái với con cái hay người học không biết xin lỗi, và coi việc bạo lực, bạo hành lại đóng vai trò là phương thức văn hoá/truyền thống ngàn đời của dân tộc nên cần chấp nhận phục tùng nó.
Ghét bỏ ai đó sao không thể nói đúng cảm xúc của mình, mà phải đối đãi ngọt bùi với họ, với những tâm hồn non trẻ; trong khi yêu thương ai đó lại tỏ ra khắc nghiệt và hà khốc với người được yêu? Sự giả dối và sự độc ác được hợp thức hoá đến là tàn nhẫn.
Luân Lê
Người Việt ta có truyền thống về “yêu cho roi cho vọt/ghét cho ngọt cho bùi” như là thứ triết lý giáo dục cốt lõi ngàn đời nay.
Người ta đồng nhất yêu thương thì phải đưa ra trừng phạt bằng roi bằng vọt (không phải nghiêm khắc với các nguyên tắc đòi hỏi cao nhất sự tôn trọng và lòng bao dung), và khi ghét bỏ lại trao cho người bị ghét các hành động/cử chỉ hoặc đối đãi ngọt ngào, nồng hậu để người được nhận nhầm tưởng về tình cảm đó.
Nhưng cuối cùng câu tục ngữ đó là một thứ cho thấy tư duy ác độc. Đầu tiên nó khiến cho người ta yêu thương sai cách vì không trung thực và không nhận thức đúng đắn về yêu thương. Sau đó nó khiến con người ta giả trá bởi khi ghét hận thì lại tỏ ra trước bề mặt là tốt đẹp với người bị ghét nhưng với tâm địa muốn họ hư hỏng và huỷ hoại họ; còn người được yêu thương lại không cảm thấy mình được thương yêu mà bị đối xử bất công hoặc ít nhất tạo nên các cảm xúc tiêu cực.
Và chắc hẳn suốt cả ngàn năm qua người ta vẫn luôn nói tới câu này trước cửa miệng mình mỗi khi muốn hợp thức hoá hành động bạo lực hay bạo hành của mình với con cái cũng như người thân trong gia đình/trường học. Người ta không còn nhận ra đâu là yêu thương và được trân trọng, họ còn đâm ra hoài nghi hay dè bỉu khi nhận được sự đối đãi ngọt nồng từ người khác vì nhẽ tâm thức ai ai cũng đã phòng thủ sẵn việc “ghét cho ngọt cho bùi”.
Vậy là chúng ta đề cao thứ văn hoá truyền thống tàn nhẫn và độc ác. Cái độc ác khiến những đối đãi cơ bản của con người biến mất và bị làm cho sai lệch đi. Sai trái với con cái hay người học không biết xin lỗi, và coi việc bạo lực, bạo hành lại đóng vai trò là phương thức văn hoá/truyền thống ngàn đời của dân tộc nên cần chấp nhận phục tùng nó.
Ghét bỏ ai đó sao không thể nói đúng cảm xúc của mình, mà phải đối đãi ngọt bùi với họ, với những tâm hồn non trẻ; trong khi yêu thương ai đó lại tỏ ra khắc nghiệt và hà khốc với người được yêu? Sự giả dối và sự độc ác được hợp thức hoá đến là tàn nhẫn.
Luân Lê
![[Image: IMG-2472.jpg]](https://i.postimg.cc/nrVK7hNK/IMG-2472.jpg)
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.