2021-10-07, 07:18 PM
Nghĩ về nỗi buồn
Châu ĐìnhAn
Khi đã làm kiếp người, sống nơi trần gian này được bao năm thì vui muốn vẫn vui. Chẳng ai muốn buồn bao giờ. Nhưng đã là kiếp người sinh, lão, bệnh, tử, như lời Phật dạy thì chắc chắn phải vướng vào khổ, mà khổ thì làm sao vui được phải không bạn?
“Buồn nằm nghe tôi khóc, mái hiên mưa về…. buồn mềm chăn gối nhớ em yêu vội, hồn tôi sám hối tháng năm sầu lo…” (Sầu Khúc CDA)
Nỗi buồn quanh quẩn trong cuộc đời người, từ chuyện buồn lứa đôi ta gọi là thất tình, qua đến chuyện buồn vợ chồng ta gọi là buồn… bực. Đến chuyện buồn xã hội làm ta chán chẳng muốn giao du, rồi đến chuyện buồn lớn hơn là chuyện buồn của đời ta. Ta đau bệnh, ta bất an, ta khổ sở, ta cảm thấy cuộc đời ta sao chẳng có một ngày thong thả.
Vì vậy mà ông Mai Thảo lúc sinh thời, là nhà văn suy tưởng, sống nội tâm đã phải quên nỗi buồn bằng cách ngồi thong thả, nhưng nào thoát được nỗi buồn, đó là:
“Lạ thay những lúc ngồi thong thả, là chút tình riêng với nước non”.
Đấy là nỗi buồn với đất nước, nơi quê hương mà ta đã sinh ra và lớn lên với trường lớp thầy cô. Cái quê hương buồn đấy, dù khổ sở nghèo nàn, dù bom đạn chiến tranh tàn phá tơi bời, và bây giờ được hoà bình… nhưng sao nó vẫn theo ta trong từng giấc ngủ, trong từng miếng ăn. Mỗi khi ăn ngon tôi đều chạnh lòng nghĩ đến những tháng ngày ăn, mỗi lần có một trái chuối phải cắt thành khoanh nhỏ chia đủ cho mỗi người trong nhà hưởng cái hương vị… chuối!
Quê hương là nơi mảnh đất thiêng liêng, khó tả được cái cảm giác trong ta vừa thương, vừa ghét, vừa gần, vừa xa. Nó thể hiện cái tình cảm như sớm nắng chiều mưa, nhưng cuối cùng nó vẫn bất diệt ngàn đời trong trái tim ta. Nhất là một khi đứng tuổi, ta cảm thấy gần lại với quê hương yêu quý mà ta đã bỏ ra đi trong những năm 1954 vào Nam và 1975 chạy ra nước ngoài, và những đêm xuống thuyền vượt biển từ khoảng 1975 đến 1985.
Biết bao người bỏ thây nơi biển cả trên đường vượt thoát, cũng có người phúc phận may mắn đến bến bờ tự do trong cay đắng nghẹn ngào. Có người sống được nhưng sống trong cái chết, và “xin chàotự do với nỗi niềm cay đắng!”… đó là mất vợ, mất con, mất chồng, mất những gì thân yêu nhất của đời mình trên một chuyến ghe bị bão táp đánh tan nát. Có người nỗi buồn dai dẳng như vết thương lành rồi cứ mãi rướm máu…
Thế rồi toàn cầu lao đao vì Covid 19 đại dịch quái ác cho đến khi viết những dòng này vẫn tăng cao không giảm kéo theo kinh tế suy thoái. Và kéo theo gánh nặng của nỗi buồn. Nhưng con người chúng ta vẫn có thể sống lạc quan với nỗi buồn bằng cách sống tự tin vào chính những gì mà chúng ta đang có được, kể cả đau khổ, kể cả các gánh nặng và nỗi đau khổ hiện hữu. Nói như thế là theo cách nhìn của tôn giáo và ta chủ quan hoặc lạc quan “tếu” không?
Mai Thảo, một nhà văn tên tuổi của văn học Việt Nam lúc sinh thời, từng viết những vần thơ mà theo tôi, ông ta không những nhà văn mà còn là thi sĩ với những suy tưởng ngoại hạng. Bạn hãy đọc 4 câu thơ của Mai Thảo:
“Ta thấy nơi ta trục đất ngừng
Và cùng một lúc, trục trời ngưng
Sao không “hạt bụi” trong lòng trục
Cũng đủ vòng quay phải đứng dừng…”
Vâng! Chỉ là hạt bụi thôi của thân phận con người, và “Chỉ Là Hạt Bụi Thôi” cũng có thể làm trục đất dừng. Cũng như con vi khuẩn Covid-19 quá là bé nhỏ cũng khiến cho trục đất dừng trong suốt bao ngày tháng qua! Như thế hạt bụi thôi. Dù quá bé nhỏ tầm thường cũng khiến cho những vấn đề trọng đại phải đứng lại.
Hạt bụi thôi… mà đường viền quanh tròn con mắt của chúng ta, từ ngàn xưa cho đến ngày nay… đã thành một giòng sông dài đau khổ không hề chấm dứt!
Có còn buồn không?
Châu Đình An
Châu ĐìnhAn
Khi đã làm kiếp người, sống nơi trần gian này được bao năm thì vui muốn vẫn vui. Chẳng ai muốn buồn bao giờ. Nhưng đã là kiếp người sinh, lão, bệnh, tử, như lời Phật dạy thì chắc chắn phải vướng vào khổ, mà khổ thì làm sao vui được phải không bạn?
“Buồn nằm nghe tôi khóc, mái hiên mưa về…. buồn mềm chăn gối nhớ em yêu vội, hồn tôi sám hối tháng năm sầu lo…” (Sầu Khúc CDA)
Nỗi buồn quanh quẩn trong cuộc đời người, từ chuyện buồn lứa đôi ta gọi là thất tình, qua đến chuyện buồn vợ chồng ta gọi là buồn… bực. Đến chuyện buồn xã hội làm ta chán chẳng muốn giao du, rồi đến chuyện buồn lớn hơn là chuyện buồn của đời ta. Ta đau bệnh, ta bất an, ta khổ sở, ta cảm thấy cuộc đời ta sao chẳng có một ngày thong thả.
Vì vậy mà ông Mai Thảo lúc sinh thời, là nhà văn suy tưởng, sống nội tâm đã phải quên nỗi buồn bằng cách ngồi thong thả, nhưng nào thoát được nỗi buồn, đó là:
“Lạ thay những lúc ngồi thong thả, là chút tình riêng với nước non”.
Đấy là nỗi buồn với đất nước, nơi quê hương mà ta đã sinh ra và lớn lên với trường lớp thầy cô. Cái quê hương buồn đấy, dù khổ sở nghèo nàn, dù bom đạn chiến tranh tàn phá tơi bời, và bây giờ được hoà bình… nhưng sao nó vẫn theo ta trong từng giấc ngủ, trong từng miếng ăn. Mỗi khi ăn ngon tôi đều chạnh lòng nghĩ đến những tháng ngày ăn, mỗi lần có một trái chuối phải cắt thành khoanh nhỏ chia đủ cho mỗi người trong nhà hưởng cái hương vị… chuối!
Quê hương là nơi mảnh đất thiêng liêng, khó tả được cái cảm giác trong ta vừa thương, vừa ghét, vừa gần, vừa xa. Nó thể hiện cái tình cảm như sớm nắng chiều mưa, nhưng cuối cùng nó vẫn bất diệt ngàn đời trong trái tim ta. Nhất là một khi đứng tuổi, ta cảm thấy gần lại với quê hương yêu quý mà ta đã bỏ ra đi trong những năm 1954 vào Nam và 1975 chạy ra nước ngoài, và những đêm xuống thuyền vượt biển từ khoảng 1975 đến 1985.
Biết bao người bỏ thây nơi biển cả trên đường vượt thoát, cũng có người phúc phận may mắn đến bến bờ tự do trong cay đắng nghẹn ngào. Có người sống được nhưng sống trong cái chết, và “xin chàotự do với nỗi niềm cay đắng!”… đó là mất vợ, mất con, mất chồng, mất những gì thân yêu nhất của đời mình trên một chuyến ghe bị bão táp đánh tan nát. Có người nỗi buồn dai dẳng như vết thương lành rồi cứ mãi rướm máu…
Thế rồi toàn cầu lao đao vì Covid 19 đại dịch quái ác cho đến khi viết những dòng này vẫn tăng cao không giảm kéo theo kinh tế suy thoái. Và kéo theo gánh nặng của nỗi buồn. Nhưng con người chúng ta vẫn có thể sống lạc quan với nỗi buồn bằng cách sống tự tin vào chính những gì mà chúng ta đang có được, kể cả đau khổ, kể cả các gánh nặng và nỗi đau khổ hiện hữu. Nói như thế là theo cách nhìn của tôn giáo và ta chủ quan hoặc lạc quan “tếu” không?
Mai Thảo, một nhà văn tên tuổi của văn học Việt Nam lúc sinh thời, từng viết những vần thơ mà theo tôi, ông ta không những nhà văn mà còn là thi sĩ với những suy tưởng ngoại hạng. Bạn hãy đọc 4 câu thơ của Mai Thảo:
“Ta thấy nơi ta trục đất ngừng
Và cùng một lúc, trục trời ngưng
Sao không “hạt bụi” trong lòng trục
Cũng đủ vòng quay phải đứng dừng…”
Vâng! Chỉ là hạt bụi thôi của thân phận con người, và “Chỉ Là Hạt Bụi Thôi” cũng có thể làm trục đất dừng. Cũng như con vi khuẩn Covid-19 quá là bé nhỏ cũng khiến cho trục đất dừng trong suốt bao ngày tháng qua! Như thế hạt bụi thôi. Dù quá bé nhỏ tầm thường cũng khiến cho những vấn đề trọng đại phải đứng lại.
Hạt bụi thôi… mà đường viền quanh tròn con mắt của chúng ta, từ ngàn xưa cho đến ngày nay… đã thành một giòng sông dài đau khổ không hề chấm dứt!
Có còn buồn không?
Châu Đình An
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.